D. Phần phụ lục - Phụ lục 2: Các ngày lễ trong hai truyền thống Phật giáo

Đã đọc: 3067           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phụ Lục 2

CÁC NGÀY LỄ TRONG

HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO

(Tính theo ngày Âm lịch)

 ***

Tháng giêng

Ngày mùng 1:

Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh; ngày tu tập và làm phước của toàn thể Phật tử, theo Bắc tông.

Ngày rằm:

- Theo Nam tông, đây là ngày Pháp Bảo (Māghapūjā), kỷ niệm Đức Phật nói Kinh Giải Thoát Giáo (Ovādapāṭimokkha) và là ngày đức Phật tuyên bố sẽ viên tịch.

- Theo Bắc tông, ngày rằm thượng ngươn này là ngày lễ hội lớn, tu tạo các công đức.

Ngày 22:

Tổ Thập Tháp (tức tổ Phước Huệ), Chứng Minh Đạo Sư, Hội Phật giáo Trung Phần, viên tịch.

Ngày 30:

Tổ Khánh Anh, Pháp Chủ Tăng-già Việt Nam, nhiệm kỳ 2, viên tịch.

 

Tháng hai

Ngày mùng 8:

- Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất gia, theo Bắc tông.

- Vía tôn giả A-nan-đa , theo Bắc tông.

Ngày rằm:

Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt, theo Bắc tông.

Ngày 19:

Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông.

Ngày 21:

Vía Đức Bồ-tát Phổ Hiền, theo Bắc tông.

 

Tháng ba

Ngày 16:

Vía Đức Bồ-tát Chuẩn-đề, theo Bắc tông.

 

Tháng tư

Ngày mùng 4:

Vía Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi.

Ngày mùng 8:

Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đản sanh và ngày lễ tắm Phật, theo Bắc tông.

Ngày rằm:

Theo Nam tông, đây là ngày Ðại Lễ Tam Hợp hay còn gọi ngày Phật Bảo (Visākhapūjā), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sinh, thành đạo và viên tịch. Từ năm 1956, Phật giáo thế giới chọn ngày này làm ngày tưởng niệm đức Phật giáng sanh.

Ngày 16:

Ngày an cư kiết hạ của Tăng Ni, truyền thống Bắc tông.

Ngày 20:

Ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 11-6-1963).

 

Tháng sáu

Ngày rằm:

- Theo Nam tông, đây là ngày Đức Phật chuyển Pháp Luân tại Lộc Uyển, và là ngày an cư kiết hạ của chư Tăng, Nam tông.

- Ngày Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 4-8-1963)

Ngày 19:

- Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông.

- Vía tổ Khánh Hoà, tổ thứ nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam.

Ngày 24:

Ngày Đại đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 13-8-1963)

Ngày 26:

Ngày Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 15-8-1963)

Ngày 27:

Ngày Đại đức Thích Tiêu Diêu vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 16-8-1963)

 

Tháng bảy

Ngày 13:

Vía Đức Bồ-tát Đại Thế Chí.

Ngày rằm:

Ngày Tự tứ và Mãn hạ của Tăng Ni, cũng là ngày dâng cúng y công đức, và ngày đại lễ Vu-lan-bồn hay còn gọi là ngày báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, theo Bắc tông.

Ngày 30:

Vía Đức Bồ-tát Địa Tạng Vương.

 

Tháng chín

Ngày mùng 2:

Ngày Đại đức Thích Quảng Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 5-10-1963).

Ngày 11:

Ngày Đại Đức Thích Thiện Mỹ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 27-10-1963).

Ngày rằm:

Ngày Mãn hạ và dâng y công Đức (Kathina) hay còn gọi là ngày Tăng Bảo, theo Nam tông.

Ngày 19:

Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông.

Ngày 30:

Vía Đức Phật Dược Sư.

 

Tháng mười một

Ngày mùng 1:

Tổ Huệ Quang, Pháp Chủ GHPGVN, nhiệm kỳ I, viên tịch.

Ngày 17:

Vía Đức Phật A-di-đà, theo Bắc tông.

 

Tháng chạp

Ngày mùng 8:

- Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo, dưới cội Bồ-đề, theo Bắc tông.

- Tổ Vĩnh Nghiêm, Pháp Chủ Tăng già Bắc Việt, viên tịch.

Ngày rằm:

Ngày Hiệp kỵ, tức ngày tưởng niệm các bậc tiền bối đã dày công xây dựng và phát huy đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam.

Ngày 20:

- Hòa thượng Thích Thiện Hoa, viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, viên tịch.

 


Phụ lục 3

CÁC NGÀY ĂN CHAY

(Tính theo ngày Âm lịch)

***

 

Hai ngày:     1 và 15.

Bốn ngày:    1, 14, 15 và 30.

Sáu ngày:   8, 14, 15, 23, 29 và 30.

Tám ngày:   1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30.

Mười ngày:  1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30.

Một tháng:   Tháng giêng / tháng 4 / tháng 7 hay tháng 10.

Ba tháng:      Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10.

Bốn tháng:   Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.

Trường trai: Quanh năm suốt tháng.

Ăn chay là pháp tu nuôi dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật, là phương pháp giữ gìn sức khỏe và sống thọ. Để việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích, người ăn chay phải giữ tâm trong sạch, tránh điều tội ác, làm việc nhân từ, thương người mến vật và tu tập các công đức. Được như vậy thì ánh sáng từ bi và trí tuệ của đạo Phật sẽ tỏa sáng khắp nhân loại và chúng sanh. 

***

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập