Trung Hoa giúp Nepal phát triển thánh tích Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni

Đã đọc: 3201           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kathmandu, Nepal- Trung Hoa và chính quyền Nepal đang có kế hoạch biến đổi Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật đản sinh ở miền nam Nepal thành một thánh tích Phật giáo như Mecca của Hồi Giáo hay Vatican của Thiên Chúa Giáo. Quỹ hợp tác kế hoạc Châu Á Thái Bình Dương dự định vận động khoảng 3 tỷ USD trong và ngoài nước để xây dựng chùa, sân bay, đường xa lộ, khách sạn, trung tâm hội thảo và một trường đại học Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni cách 171km (107 mile) về phía đông nam của thủ đô Kathmandu của Nepal.

Kế hoạch này được chính phủ Trung Hoa ký kết với chính phủ Nepal vào tháng trước nhằm mở rộng thánh tích Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh cách đây 2600 năm. Dự án này sẽ đưa đến những phương tiện công nghệ thông liên lạc, nước và điện đến Lâm Tỳ Ni.
Phật giáo gần như bị xóa khỏi Trung Hoa trong thời kỳ biến động cách mạng văn hóa khi chùa bị đóng cửa, tượng Phật bị đập phá, đốt cháy, các nhà sư bị ép phải trở về với đời sống thế tục. Trong những năm gần đây, Trung Hoa đã khoang dung nhiều hơn với đạo Phật, tôn giáo được xem như là “văn hóa truyền thống” bên cạnh Lão Giáo và Khổng Giáo.

“Lâm Tỳ Ni sẽ chuyển đổi cả tôn giáo, tư tưởng và dân tộc. Chúng tôi hy vọng sẽ trẻ hóa tinh thần của Phật giáo.” Xiao Wunan, một Phật Tử thuần hành và cũng là phó giám đốc của hội Phật giáo cho biết. Sự phát triển Lâm Tỳ Ni sẽ giúp tăng nguồn thu nhập cho chính phủ, tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng trong những góc hẻm nghèo khó của Nepal. Nơi đây thu hút gần 500,000 khách du lịch mỗi năm.

Ông Xiao hy vọng Lâm Tỳ Ni có thể mang tất cả ba trường phái của Phật giáo là Mahayna “Đại Thừa,” chủ yếu phát triển ở Trung Hoa, Hồng Kông, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan; Tạng Thừa, và Tiểu Thừa, phát triển chủ yếu ở Campuchia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan.

Trung Quốc mở rộng hợp tác với các nước Nam Á làm dấy lên mối quan tâm với những lo ngại đối với nước láng giềng Ấn Độ. Tuy nhiên, ông  Xiao cho biết không có động lực chính trị thúc đẩy việc phát triển Lâm Tỳ Ni. Ông cho biết hội hy vọng sẽ nói chuyện với chính phủ New Delhi về khả năng phát triển Bồ Đề Đạo Tràng ở đông Ấn Độ nơi Đức Phật thành đạo và Câu Thi Na nơi Ngài nhập Niết Bàn.

Trong những năm gần đây, chính quyền vô thần Trung Hoa đang tìm cách kiểm soát nhưng không kiềm chế tôn giáo bằng cách sử dụng niềm tin để  giúp kiềm chế những bất ổn xã hội và lấp đầy vào lỗ chân không ý thức hệ sau thời Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, chính phủ rất ít khoang dung với những nhóm nào thử thách sự kiểm soát này. Vào đầu năm nay, lực lượng an ninh đã bắt giữ các thành viên của nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Bắc Kinh  nhằm tìm kiếm một nơi thờ phượng.
Trung Hoa nói chung là ít lo ngại cho Phật Giáo, tôn giáo có nguồn gốc của quốc gia. Số lượng các tín đồ theo Phật giáo ở Trung Hoa đang tăng lên đáng kể với khoảng 500 triệu tín đồ.
 
Hàng Châu, thủ phủ miền biển đông của tỉnh Triết Giang, nơi tổ chức hộ thảo Phật Giáo đầu tiên vào năm 2006, nhờ phó chủ tịch Xi Jinpinuong, chủ tịch đảng bộ đương nhiệm đã cố gắng tháo dỡ tất cả những chướng ngại để cho hội thảo diễn ra. Hội thảo lần thứ hai được tổ chức ở tại Vô Tích ở tỉnh Giang Tô vào năm 2009. Trung Hoa dự định sẽ tổ chức hội thảo lần thứ ba ở Tây An, ngôi nhà của những chiến binh đất nung vào năm tới.

Năm ngoái,chính quyền vô thần cộng sản Trung Hoa đã cho phép hội Từ Tế, hội Phật giáo của Đài Loan mở cơ sở ở Trung Hoa, một tín hiệu phát triển nhưng vẫn còn hạn chế và là một chiến lược nhằm dành lấy tình cảm của người Đài Loan. Hội Từ Tế đã mở rộng cơ sở của họ ở Trung Hoa dưới dạng nhà sách kiêm phòng trà ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, một sự lựa chọn đầu tư cho các công ty của Đài Loan đã bơm ra hàng tỷ đô la vào nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Vào năm 2008, nhà sư đứng đầu của Đài Loan là Hòa Thượng Tinh Vân đã viếng thăm Trung Hoa lần đầu tiên kể từ khi bị cấm vào Trung Hoa sau khi một ngôi chùa của Thầy ở Los Angeles đã cho phép Xu Jiantun, đại sứ của Anh    Hồng Kông đến sau vụ đảo chính dẫn đến việc sinh viên Trung Hoa bị đàn áp đẫm máu vào năm 1989. Ở Bắc Kinh, thây đã thúc đẩy chính quyền Trung Hoa kết nối quan hệ từ ‘thù sang bạn” với nhà lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng là Đức Dalai Latma.

Kiểu bình luận có thể kích thích những phản ứng mãnh liệt, nhưng Trung Hoa tỏ ra cố gắng giành lấy trái tim và tấm lòng của người Đài Loan. Sách của Hòa Thượng Tinh Vân hiện bán rất chạy ở Trung Hoa và Ngài đã gặp cựu chủ tịch Giang Trạch Dân hai lần. Hòa Thượng Tinh Vân cũng được cho phép xây chùa ở tỉnh Giang Tô cũng như tổ chức một cuộc triển lãm thư pháp.

Trong số các dấu hiệu của sự khoang dung, các viện bảo tàng ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã tổ chức triển lãm vào năm ngoái nhằm kỷ niệm 400 năm ngày chết của Matteo Ricci, một mục sư Thiên Chúa đưa Thiên Chúa Giáo đến Trung Hoa.

Tuy nhiên, Trung Hoa vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ ở Tây Tạng, nơi các nhà sư bị bắt giam vì ủng hộ nền độc lập hay là nhà lãnh đạo tâm linh của mình, Đức Dalai Latma, người nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989.

Ngọc Hằng dịch

 

Theo Reuters

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập