Bản chất của khổ đau và an lạc trong nhà Phật

Đã đọc: 438           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 14/08/2022, trong Khóa tu Ngày An Lạc, tại Chùa Giác Ngộ, GS.TS. Nguyễn Hữu Liêm đã có buổi chia sẻ đầy ý nghĩa với các hành giả thông qua chủ đề: "Suy niệm về khổ và an lạc trong đạo Phật".

GS.TS. Nguyễn Hữu Liêm là một nhà trí thức Phật giáo, hiện đang giảng dạy tại Đại học San Jose, California, Hoa Kỳ, là tác giả của 5 đầu sách nổi tiếng về triết học, luật học. Nhân dịp về Việt Nam công tác và thăm viếng người thân, Giáo sư đã nhận lời mời của TT. Thích Nhật Từ, Trụ trì Chùa Giác Ngộ để đến chia sẻ Phật học với đại chúng.

Giáo sư cho biết an lạc gồm có ba phương diện là an lạc về thân thể (khoái lạc), an lạc về tâm: an lạc trí thức và an lạc tinh thần. An lạc không chỉ là cảm giác thoải mái, dễ chịu, mà nó là niềm hoan lạc của hiện hữu, của sự sống. Hai phương diện kể sau của an lạc mới thực sự quan trọng và cần được chúng ta đầu tư, phát triển. Và trong Phật giáo, đỉnh cao của sự an lạc chính là cực lạc, Niết bàn, tịch diệt, điều mà những người tu học Phật, nhất là người xuất gia luôn luôn hướng đến để giải thoát và diệt trừ mọi khổ đau.

Khổ là một thường tính trong cuộc đời, đối lập với thường tính an lạc. Khổ đau là khi ý thức của con người rời xa sự an lạc; nó là sự phủ định của an lạc. Và khi càng nâng cao đời sống tinh thần theo chiều hướng thiện, hướng thượng thì chúng ta càng có được nhiều sự an lạc, song song đó là càng xa lìa những điều đau khổ.

Muốn được an lạc, chúng ta cần chú ý đến sự an lạc của thân trước, rồi mới nghĩ đến việc làm cho tâm mình lạc an. Một thân thể yếu ớt, bệnh tật, đớn đau thì khó mà cảm nhận được sự an lạc. Không phải quá chăm bẵm cho thân thể này, nhưng chúng ta cũng cần giữ gìn sức khỏe vật chất, sức khỏe thân thể thì mới mong có được sự hạnh phúc, yên bình. Đồng thời, chúng ta phải nghiêm túc đầu tư nguồn năng lượng tích cực cho đời sống tinh thần trong mỗi cá nhân để cả thân lẫn tâm đều được trải nghiệm và cảm nhận trọn vẹn niềm an lạc đích thực. Ngoài ra, muốn tạo dựng một tập thể, một cộng đồng hay một xã hội an lạc, thì việc nâng cao ý thức, văn hóa, sự văn minh của các cá nhân là điều vô cùng quan trọng, không nên bỏ qua.

Giáo sư còn cho biết việc phạm phải những sai lầm, lạc lối, tội lỗi và mang đến những khổ đau, não phiền của con người cũng là một điều nên trân trọng. Không phải chúng ta cổ súy cho việc sai trái, nhưng nhờ những khổ đau từ nó mà chúng ta càng quý trọng cảm giác an lạc, yên bình, hạnh phúc hơn khi nỗ lực chuyển hóa chúng. Và mình càng phải mạnh mẽ, mạnh dạn thay đổi bản thân hơn để có thể từ bỏ, chấm dứt khổ đau một cách triệt để và nhanh chóng.

Tuy nhiên, do bản tính tham, sân, si có sẵn, ngày càng được tích tụ, lấp đầy bởi tham dục, ái nhiễm; cho nên phần lớn con người, dù biết khổ mà vẫn "đâm đầu" vào nó. Mà minh chứng hùng hồn nhất cho việc "kết bạn" với khổ đau đó là sự đề cao, vuốt ve, o bế bản ngã, cái tôi giả hợp của bản thân mỗi người. Khi quá chú trọng vào cái tôi của mình, chúng ta dễ dàng giẫn nộ, "phùng mang trợn má" với bất cứ ai; hay vì lợi ích, sự ích kỷ cho bản thân mình mà ta sẵn sàng công kích, đấu tranh, gây tổn thương cho người khác;... Tất cả những suy nghĩ, lời nói, hành động mang tính tiêu cực ấy đều gây nên sự đau khổ không những cho chính mình mà còn ảnh hưởng xấu đến đối phương. Do đó, người Phật tử cần có sự nhìn nhận đúng đắn về khổ đau và an lạc, để từ đó có phương pháp tu học đúng đắn nhằm mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho bản thân và tha nhân.

Tin: Minh Lượng

Ảnh: Thanh Phong

Bản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà PhậtBản chất của khổ đau và an lạc trong nhà Phật

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập