TP. HCM: Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới PGVN họp về dịch Tam tạng Thánh điển PG

Đã đọc: 804           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

ĐPNN - Chiều ngày 21/09/2020, tại chùa Thanh Tâm, đại diện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN) đã có cuộc họp với Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới PGVN về vấn đề dịch thuật Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (TTTĐPGVN). Trước đó, ngày 10/9, VNCPHVN đã họp Ban Biên tập và Ấn hành TTTĐPGVN, xoay quanh vấn đề của các phần Kinh chưa được dịch và trao đổi về các khó khăn trong quá trình phiên dịch, biên tập.

Cuộc họp chiều nay được chủ trì bởi TT. Thích Minh Thành, TT. Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng đồng Tổng Biên tập, TT. Thích Giác Hoàng – Tổng Thư ký và Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới PGVN: NS. TN. Như Nguyệt (HL), NS. TN. Như Nguyệt (PV), NS. TN. Tuệ Liên, NS. TN. Hạnh Tâm, NS. TN. Như Ngọc,…

Trong phiên họp, TT. Thích Nhật Từ triển khai công tác phiên dịch trên 7 khía cạnh. Đầu tiên, về mặt nhân sự, Thượng tọa khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia dịch thuật. Không chỉ gói gọn trong Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới PGVN, chỉ cần có mong muốn dịch TTTĐPGVN và có tính cam kết thì trung tâm luôn hoan hỷ đón nhận. Thứ hai, về chức năng và sự đóng góp, các thành viên trong trung tâm có quyền tự do dịch thuật ở nhiều khía cạnh, với những ngôn ngữ khác nhau, tùy theo sự hiểu biết của mình. Đồng thời, trên mỗi dịch phẩm hoàn tất, sự đóng góp của các cá nhân sẽ được ghi nhận. Thứ ba, về quy cách phiên dịch và biên tập, HĐQT của Viện đã họp nhiều lần để đưa ra bộ quy tắc áp dụng cho việc dịch lẫn biên tập ở những bản dịch mới. Ngoài ra, các quy tắc còn được áp dụng cho việc biên tập những bản dịch cũ của các bậc tôn túc ngày trước. Điều này hướng đến sự thống nhất trong một ấn phẩm, tạo nên bản sắc, tính rõ ràng, hệ thống cho Tam tạng Kinh. Thứ tư, TT. Nhật Từ đề cập đến phần tài liệu tham khảo. Tài liệu phục vụ cho việc dịch TTTĐPGVN có rất nhiều, trong các bộ từ điển Phật học nhưng chủ yếu là sách English - Chinese. Thứ năm, để công việc diễn ra nhanh chóng và khoa học, các công đoạn cần có phần mềm hỗ trợ. Các phần mềm giúp ích cho việc nối kết và tương tác giữa các dịch giả lẫn các bản dịch một cách ăn khớp; đây cũng là khía cạnh thứ sáu mà Thầy Nhật Từ nói đến trong cuộc họp. Cuối cùng, Thượng tọa nhấn mạnh vào việc tập trung hoàn thành các tập Kinh nhỏ lẻ để hoàn thành những bộ Kinh lớn.

Sau khi nghe qua những công tác được giao cũng như các triển khai mới trong quá trình dịch thuật, chư Ni trao đổi với Ban Biên tập VNCPHVN về các vấn đề, những khó khăn gặp phải khi chuyển ngữ. Đương lúc báo cáo về tình hình hiện tại của nhóm dịch, NS. TN. Tuệ Liên đề cập đến tình hình nhân sự, công việc đã làm và đang làm : “Nhóm gồm 26 thành viên, thuộc 6 nhóm nhỏ. Công việc đã làm là đánh số trang cho TTTĐPGVN; còn các công việc sắp tới sẽ thuận theo sự phân công của VNCPHVN”. Qua đó, Ni sư cũng hứa khả sẽ bổ sung thêm người phiên dịch nhằm đẩy nhanh tiến độ dịch thuật.

Cũng tại phiên họp, TT. Thích Giác Hoàng điểm lại những bộ Kinh Đại thừa vẫn còn thiếu sót nhiều bản dịch như Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích,... Theo chủ trương của Viện, Kinh điển Đại thừa sẽ được chú trọng hoàn tất trước khi bắt tay vào Luật. Theo đó, TT. Thích Hạnh Bình cùng với Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang sẽ phụ trách bộ Bát Nhã.

Tại buổi họp, chư Ni đóng góp rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề mắc phải trong lúc phiên dịch. NS. TN. Như Nguyệt (HL) cho rằng nên phân bố công các đầu công việc cụ thể để người dịch hoàn thành nhanh chóng từng phần nhỏ lẻ của bộ Kinh. Đồng thời, Ni sư cũng phát tâm hỗ trợ dịch thuật hoàn tất tác phẩm trước khi chuyển về Viện.

Đối với NS. TN. Như Nguyệt (PV), Ni sư phát tâm bảo trợ việc đọc lại và hiệu chỉnh dịch phẩm của Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới PGVN trước khi gửi về VNCPHVN. Hơn hết, Ni sư đề xuất mở rộng phạm vi dịch thuật và xây dựng Trung tâm thành nơi quy tụ chư Ni và các nữ cư sĩ chuyên hỗ trợ phiên dịch, không chỉ tiếng Hán mà còn có tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Tây Tạng. Tiếp đó là những lời đóng góp từ NS. TN. Hạnh Tâm, NS. TN. Như Ngọc, với các vấn đề như đánh máy, bộ quy cách,... Vốn dĩ, bộ quy cách đã được Ban Biên tập xây dựng từ trước, bao gồm: viết hoa, quy ước số, nhân danh, địa danh, cước chú,... Để bộ quy cách được phổ biến và đạt được tính thống nhất trong trung tâm Nghiên cứu Nữ giới PGVN, Ban Biên tập và Ấn hành TTTĐPGVN sẽ có cuộc họp với trung tâm, dự kiến vào tuần sau.

Cuối buổi họp, TT. Thích Minh Thành ban đạo từ: “Tuân theo ý chỉ của HĐTS GHPGVN, chúng ta sẽ cho ra đời vài chục tác phẩm dịch thuật vào cuối nhiệm kỳ 2017 - 2022. Chỉ cần chúng ta quyết tâm, tập trung và cống hiến thì chắc chắn sẽ dựng xây được nền pháp bảo vững chắc. Điều này không chỉ là bộ mặt của VNCPHVN mà còn thể hiện sự phát triển, trình độ học thuật, nghiên cứu của Viện. Nói rộng ra là thể diện của dân tộc Việt Nam. Để sự nghiệp này được thành công thì phải cần đến bàn tay của những vị dịch giả. Vì thế, Ban Biên tập và Ấn hành TTTĐPGVN quyết định đề tên dịch giả trên bản dịch đã phụ trách. Ngoài ra, Viện cũng sẽ hỗ trợ cho các vị có những dịch phẩm đạt yêu cầu và toàn tâm toàn ý dành hết thời gian cho công tác dịch thuật này”.

Tin: Bảo Tiên
Ảnh: Ngộ Trí Thuận

















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập