5 sự thật giúp bạn an yên trong đời

Đã đọc: 2111           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Lo lắng chỉ diễn ra ở trong tâm và thực sự không giúp ích gì cho cuộc sống. Bạn nghĩ sao? Có thể lo lắng thực sự thay đổi được những việc sắp xảy ra?

 

5 sự thật dưới đây sẽ giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn mỗi ngày.

  1. Lo lắng là vô ích.

 Lo lắng chỉ diễn ra ở trong tâm và thực sự không giúp ích gì cho cuộc sống. Bạn nghĩ sao? Có thể lo lắng thực sự thay đổi được những việc sắp xảy ra?  Không. nó chỉ làm lãng phí thời gian. Ngay cả khi bạn lo lắng hơn gấp năm mươi lần, nó cũng sẽ không thay đổi được tình hình mà còn làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Cho dù có xảy ra điều không như ý, chúng ta vẫn có thể chấp nhận và ý thức là ta đang cố gắng hết sức để tiếp tục làm điều đó tốt hơn. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu chúng ta không biết cách thở, mỉm cười và sống sâu sắc trong từng phút giây hiện tại thì ta không thể giúp cho ai bớt khổ. Ngay bây giờ tôi đang hạnh phúc. Tôi không đòi hỏi bất cứ điều gì nữa. Tôi không mong đợi thêm hạnh phúc hay điều kiện để mang lại nhiều hạnh phúc hơn trong tương lai, và quan trọng nhất là không chủ tâm, không chạy theo, không  bám chấp vào bất cứ thứ gì.

2. Nhìn thực tại như nó đang là.

 Phật dạy, nếu muốn chân hạnh phúc, chúng ta phải nhìn thấy được thực tại như  những gì đang diễn ra. Thay vì thắc mắc, chúng ta cần phải cởi mở và chấp nhận sự thật. Thông thường, trước một vấn đề, chúng ta có hai  khuynh hướng; một là đưa ra quan điểm, hai là chấp nhận thực tế sự việc. Ở đây, học Phật là để tu sửa những quan điểm và niềm tin sai lầm. Đó mới là điều hữu ích.

3. Chấp nhận thay đổi một cách tích cực.

 Cuộc sống là sự thay đổi. Bạn được sinh ra và cuối cùng bạn sẽ chết vào một ngày nào đó. Thời tiết thay đổi mỗi ngày. Nhiều người trong chúng ta cố giữ mọi thứ  bất di bất dịch. Điều này đi ngược lại với năng lực tự nhiên của vũ trụ.  Theo Phật giáo, vạn pháp là vô thường. Vấn đề lớn là ta để nó cuốn đi và chấp nhận vô thường  một cách thụ động , hay chủ động tạo ra những thay đổi tích cực dựa trên ý tưởng của chính mình. Nên nhớ, chủ nghĩa bảo thủ có thể ví như mùa đông, đêm đen và cái chết, trong khi tinh thần tiên phong và lý tưởng sẽ thấy hình ảnh của mùa xuân, buổi sáng và sự khởi sinh.

4. Không chạy theo cảm xúc. 

Phật dạy: cội nguồn của đau khổ không phải là cảm giác đau đớn, buồn bã mà là theo đuổi những cảm xúc phù du một cách vô tận.  Điều này khiến chúng ta luôn trong trạng thái căng thẳng, bồn chồn và bất mãn. Do sự theo đuổi này mà tâm trí không bao giờ được nhẹ nhàng thanh thản.  Nhiều người trong chúng ta đã quẳn đi hạnh phúc vì mãi lo truy đuổi, tìm cầu chúng. Hạnh phúc bao gồm sự phấn khích, niềm vui, thỏa mãn cảm xúc…., nhưng đây chỉ là những phiên bản tạm thời của hạnh phúc. Việc theo đuổi liên tục những cảm giác này chỉ khiến bạn đau khổ, vì chúng sẽ không bao giờ kết thúc. Thay vào đó, hạnh phúc thực sự đến từ bình an nội tâm. Hạnh phúc được tìm thấy ở  nơi  chính bạn là ai và những gì bạn có.

5.Thiền là con đường làm vơi đi khổ đau.  

Thiền cho chúng ta thấy rằng mọi thứ đều thoáng qua, đặc biệt là cảm xúc.  Thời điểm hiện tại là tất cả những gì tồn tại. Và khi chúng ta hoàn toàn hiểu được sự thật này, chúng ta sẽ trở nên hài lòng với chính mình.

Đây là mục đích chính của việc tu theo thiền Phật giáo. Trong khi hành thiền, bạn phải buông thư  toàn thân và mở rộng tâm mình, chứng kiến những ý niệm sanh khởi không ngừng ở trong tâm và nhận ra việc theo đuổi cảm xúc  là vô nghĩa như thế nào. Khi cuộc truy đuổi dừng lại, tâm bạn trở nên  thư thái, trong sáng và an yên.  Những  niềm vui, giận dữ, buồn chán, ham muốn … cứ khởi sinh và trôi qua. Bạn tập sống sâu sắc trong thời điểm hiện, không tìm về quá khứ hay mơ mộng ở tương lai, bạn sẽ có hạnh phúc. Ai dành cả cuộc đời của mình cho việc theo đuổi điên cuồng những cảm giác được cho là dễ chịu, thì thật khó có thể tưởng tượng là họ khổ đau biết dường nào .

Nguồn: https://projectyourself.com/blogs/news/once-you-embrace-these-5-harsh-truths-about-life-youll-be-a-much-better-person-according-to-buddhism

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập