Phương pháp nghiên cứu

Đã đọc: 1197           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong quá trình nghiên cứu, cần xuyên qua những hệ thống triết học khác rồi so sánh những khái niệm quan trọng và phương thức tư duy của ngài Pháp Tạng, mà hiển bày ra.

 Theo trên, thấy được chủ đích nghiên cứu này là giải thích khái niệm thành lập lý luận pháp giới duyên khởi, đặc biệt là chỗ tính không độc lập khái niệm tổng hợp tiên nghiệm. Liên hệ điểm này, sẽ xuyên qua việc đối chiếu lý luận phạm trù triết học Kant để biểu bày rõ. Kant luận về hiện tượng, cho rằng biểu tượng được y chiếu từ tác dụng phạm trù tổng hợp rồi được nghĩ là thời gian đối tượng, tức là hiện tượng. Vì vậy hiện tượng có tính khách quan và tương ứng tồn tại hiện thực. Thành lập tính khách quan này quyết định khái niệm và phạm trù tổng hợp tiên nghiệm. Phạm trù có thể quyết định này, do từ tự thân nó có tính độc lập, bày rõ tướng phổ biến tồn tại khách quan như tướng nhân quả, tướng thường trụ. Người ta đối với điều này, sẽ đặc biệt chú ý đến lục tướng Pháp Tạng và tương đương khái niệm tổng hợp tiên nghiệm, tức là: tổng biệt, đồng dị, thành hoại, và bất đồng với phạm trù Kant, rồi bày rõ tính không độc lập trước đây. Là khái niệm phi độc lập, nên không thể thành tựu thế giới hiện tượng khách quan. Đương nhiên khác nhau rất lớn giữa lập trường Kant và Pháp Tạng. Kant cần xây dựng thế giới hiện tượng, thành tựu tri thức kinh nghiệm (經驗知識), Pháp Tạng thì cần bày rõ thực tướng (實相), thành tựu quán chiếu (觀照). Theo lời Pháp Tạng, cần đả phá tính độc lập khái niệm, mới có thể đạt tới thực tướng.

Và theo lời Pháp Tạng, tính độc lập (獨立性) khái niệm chỉ cho liên quan thực tướng, trước là nghĩa thực nhiên, sau là nghĩa giá trị. Từ ý nghĩa nào đó để so sánh, thật tợ như so sánh giữa tính đối bế (對閉性) và tính khai phóng (開放性) trong xã hội mà Henri Bergson nói. Henri Bergson cho rằng, tính đối bế trong xã hội căn bản ở  khuynh hướng muốn riêng tư, tập đoàn và đạo đức bị cưỡng chế, liên quan đến tôn giáo. Tính khai phóng trong xã hội căn bản ở đạo đức công tâm và tự giác. Xã hội được đối bế là hiện tượng con người, xã hội được khai phóng là mục tiêu nỗ lực của con người, là sở tại giá trị. Người ta cho rằng, tham chiếu hai loại tính cách này trong xã hội sẽ giải thích rõ tính độc lập và tính phi độc lập khái niệm, thật có tính phát khởi. Vì thế cần xem thêm những bài viết khác để soi xét.

Còn liên hệ thực tướng duyên khởi, sẽ thông qua soi xét quan điểm Long Thọ và bày rõ quan điểm đặc biệt Pháp Tạng. Long Thọ và Pháp Tạng đều thông qua khái niệm tổng hợp tiên nghiệm rồi nói đến duyên khởi. Nhưng khái  niệm tổng hợp tiên nghiệm Long Thọ như: nhất dị, sinh diệt, thường đoạn, lai khứ, đều là khái niệm độc lập, đều từ thuyết độc lập tự tính, nên Long Thọ đều phủ định nó, rồi thành ‘bát bất’ mà thành tựu cái không “sinh khởi tự tính”. Lục tướng Pháp Tạng là khái niệm tổng hợp tiên nghiệm phi độc lập, chẳng từ trong thuyết tự tính nên Pháp Tạng có thể từ mặt chính mà nói lục tướng rồi thành tựu việc sinh khởi ‘vô tự tính’. Long Thọ lấy phương thức phủ định, Pháp Tạng lấy phương thức khẳng định, hai cách này đúng là thông qua đường tắt nhưng khác nhau, đều căn bản ở không nghĩa để nói về duyên khởi, quy về ở thực tướng vô tướng.

Duyên khởi có thể không phải từ sau cảnh giới Phật mà từ tồn tại hiện thực sau đó, rồi thành tựu thực tướng duyên khởi trong tồn tại hiện thực. Liên hệ điểm này, cần tham chiếu liên hệ hiện tượng luận (現象論) và tự thể vật (物自體) Kant để giảng giải. Kant cho rằng, hiện tượng và vật tự thể đều nói đến biểu hiện đối tượng đồng nhất, phân biệt hai cái này là chủ quan mà phi khách quan, nên không thể rời hiện tượng mà lập vật tự thể. Ở một góc độ nào đó, thấy phân biệt hiện tượng và vật tự thể tương đương với tồn tại hiện thực và thực tướng duyên khởi, cho nên không thể rời tồn tại hiện thực mà lập thực tướng duyên khởi. Phân biệt hai cái này phải là chủ quan mà phi khách quan. Tức là, phân biệt này chỉ ở trong công phu quán chiếu của mọi người mà thôi. Không quán chiếu tức sở đối là tồn tại hiện tượng, có quán chiếu tức sở đối là thực tướng duyên khởi

 

Trích từ quyển Nghiên cứu Phật học và phương pháp luận (gồm 2 quyển, sắp xb), phần “Lý luận duyên khởi pháp giới trong tông Hoa Nghiêm – Cương yếu một thiên luận án Tiến sĩ”.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập