Tiếng Việt thời LM de Rhodes: các từ chỉ màu sắc như ‘mùi xanh, sắc xanh, sắc biếc’ (phần 18)

Đã đọc: 1309           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

 

Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanhbiếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân. Tên gọi Thúy 翠 nghĩa là màu xanh lục, một tên thường đặt cho phái nữ. Từ ‘xanh’ hiện nay lại mang thêm một nghĩa thời thượng và đặc biệt liên hệ đến môi trường sạch (không ô nhiễm, không bị đen[2]), khác xa với nét nghĩa nguyên thủy và cơ bản của xanh từ thời cổ đại. Đảng Xanh (Green party/A) cũng xuất hiện ở các nước tân tiến với đại học xanh, kỹ nghệ xanh, môn hóa học xanh (Green chemistry) và phong trào "ngày chủ nhật xanh" vào năm nay (2019) ở VN. Bài này giới hạn vào các nét nghĩa của xanh/thanh, đặc biệt là cách dùng mắt xanh trong tiếng Việt. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false . Các chữ viết tắt khác là SSS (Sách Sổ Sang Chép Các Việc), NCT (Nguyễn Cung Thông), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), PG (Phật Giáo), CG (Công Giáo), VN (Việt Nam), TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), BK (Bắc Kinh). Trang hay cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Dấu hoa thị * là dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound). Không nên lầm số phụ chú và số chỉ thanh điệu đứng sau một âm tiết.

Theo lịch sử con người thì mắt thường có màu nâu, sau đó mới bắt đầu có mắt xanh[3] (blue eye/A) và di truyền cho đến ngày nay. Thế giới có khoảng 8% dân số có mắt xanh, nhưng ở vài địa phương bên Âu châu thì phần trăm này có thể lên đến 80%.

Trong tiếng Việt, mắt xanh có phải chỉ con mắt màu xanh (hay "mắt xanh mũi lõ") như người phương Tây đã bàn đến ở trên? Ngôn ngữ và thi ca Việt Nam có những câu dùng mắt xanh một cách lãng mạn và tích cực, thí dụ như câu 2181/2182 trong truyện Kiều

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập