Nhìn lại đôi chút về ngày sinh và năm mất của Đức Phật

Đã đọc: 3458           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

  1, Ngày sinh

Trong Phật điển có nhiều bản ghi về Đức Phật sinh (đản sinh, khánh đản, hạ sinh, giáng hạ, hạ phàm)  vào nữa đêm mồng 8 tháng 4 âm lịch, như kinh Đoan ứng Bản Ký, kinh Dục Phật, hay Phật Sở Hành Tán của Bồ-tát Mã Minh. Đặc biệt trong Phật Sở Hành Tán, với ngòi bút tinh diệu và vận dụng sắc bén ngôn ngữ biểu tượng cảnh vật cũng như xuyên qua thể thơ kệ gồm 5 chữ, Mã Minh ca ngợi cao tột trình tự về cuộc đời Phật từ lúc sinh đến lúc chết. Như lúc Phật sinh bởi vì tâm “Đại bi cứu thế gian”; mặc dù Ngài sống cảnh vinh hoa phú quý nhưng “Tâm tịnh như hoa sen”, như “Giếng thanh lương nước trong”, “Như trăng rọi hư không”, “Chẳng sinh tâm huyễn ngụy”, muốn “Chuyên tâm cầu giải thoát”; lúc Ngài tu hành trong rừng sâu thì “Thanh tịnh trong Tuyết sơn”, “Hình thể rất đoan nghiêm”, “Như sáng soi đêm ngày”, “Tâm định an bất động”; lúc Ngài thành đạo thì “Thân vững như núi cao”, “Như mầm sinh xuyên lá”, được “Mưa hoa để cúng dường”; lúc Ngài thị tịch thì như “Đốt cháy lửa trí tuệ”, “Một giọt nước đổ mưa”.

Có nhiều kinh sách Phật viết phong phú tình tiết đản sinh, như phu nhân Ma-da nằm mộng thấy voi trắng chui vào bụng rồi mang thai, Thái tử Tất-đạt-đa sinh sinh bên hông phải, dưới cây Vô-ưu, đi 7 bước trên hoa sen, một tay chỉ lên trời một tay chỉ dưới đất mà nói “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc tôn”, có thiên nữ rải hoa cúng dường, có chín rồng phun nước.  

Nhưng hiện nay vẫn tồn đọng nhiều tranh luận về đản sinh. Quyển Mâu Tử Lý Hoặc Luận (sách viết vào cuối thời Đông Hán, giới nghiên cứu cho rằng đây là tác phẩm Phật học đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc)  ghi “Phật sinh ngày 8 tháng 4”, Đại Tống Tăng Sử Lược- Phật Giáng Sinh Niên Đại[1] ghi Phật sinh ngày 8 tháng 4, Phật giáo Hán Truyền nhận định Phật sinh ngày 8 tháng 2,[2] bộ sách Đường Hội Yếu, quyển 15 ghi Đường Cao tông Lý Trị tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8 tháng 4, quyển Bát Nguyệt Ngũ Nhật Ca của Cố Huống (727~815) ghi: “Ngày mồng 8 tháng 4 lúc mặt trời mọc, phu nhân Ma-da hạ sinh Đức Phật...”. Đặc biệt Phật giáo huyện Đôn Hoàng thời Đường lại tổ chức Phật đản ngày 8 tháng 2. Di thư Đôn Hoàng ghi Phật sinh ngày 8 tháng 2 hoặc ngày 8 tháng 4. Phật giáo Đôn Hoàng tổ chức long trọng lễ Phật đản ngày 8 tháng 2,[3]mọi người mỗi năm thành kính cử hành lễ “Rước Phật” (Hành tượng), người con Phật và các chùa ở Đôn Hoàng vào ngày mồng 6 tháng 2 là đã chuẩn bị đèn đuốc nhang trầm, phan phướng rình rang, hoa thơm trái ngọt để thờ cúng Phật.

Quyển Khảo Luận Sử Địa Phật Giáo,[4] phần 5 “Kỷ niệm Phật đản thuyết Phật đản” của Hòa thượng Ấn Thuận nêu lên 3 quan điểm: 1, truyền thống cổ Phật giáo Trung Quốc tổ chức Phật đản ngày 8 tháng 4 âm lịch; 2, một số Phật tử Đài Loan theo truyền thống cổ Nhật Bản mà cử hành Phật đản ngày 8 tháng 4 dương lịch, hiện nay tín đồ Phật giáo Nhật Bản tổ chức ngày 8 tháng 4 dương lịch; 3, Phật giáo Thượng tọa bộ hiện nay tổ chức Phật đản ngày 15 tháng 4 - tức là ngày 15 tháng 5 dương lịch. Đại Đường Tây Vực Ký của Đại sư Huyền Trang nêu nhiều thuyết như ngày 8 tháng 3, ngày 15 tháng 3. Học giả Nhật Bản và phương Tây cận hiện đại lại ít nghiên cứu về đản sinh, vỏn vẹn chỉ thấy vài sách, như cuốn Bổn Sinh Kinh Loại Chi Tư Tưởng Sử Đích Chi Nghiên Cứu[5] của Học giả Nhật Bản Ryūshō Hikata viết. Nhưng hiện nay vẫn thường thức phổ biến lễ đản sinh ngày 8 tháng 4 âm lịch.

Trong Nhị Giáo Luận của Pháp sư Đạo An đã đối chiếu năm Phật sinh ở Ấn Độ tương đương với thời kỳ Xuân Thu ở Trung Quốc, do Chu Linh vương (? ~545 tTl) trị vị. Ấn Độ lúc đó chia thành 5 nước (Ngũ Ấn Độ), không có chính quyền trung ương và công chủ, bành trước thế lực nhưng khá yên bình mà chỉ là bang quốc phân chia lĩnh thổ; còn Trung Quốc thì các nước nhỏ xâm lấn cát cứ tranh hùng xưng bá, là thời kì chiến tranh khóc liệt. Hai quốc gia lớn lúc đó phát triển nhảy vọt tư tưởng mới, phát sinh nhiều học thuyết học phái, là thời kì “trăm họ tranh tiếng”, Engels nhận định “Trong học thuyết của Đức Phật có một số nhân tố biện chứng pháp”.[6]

Nhiều phân tích về động cơ Đức Phật xuất gia duy nhất đó sống trong cảnh vinh hoa phú quý nhưng Ngài chán chê cảnh giả tạm và vì “từ bi quán” (lòng từ bi) mà xuất gia để cứu vớt chúng sinh, sau khi thành đạo, Ngài hoằng truyền giáo pháp, rồi trở thành một trong ba tôn giáo vĩ đại trên thế giới. Tuy Đức Phật là nhân vật lịch sử, nhân vật chứng thực mà cả thế giới phải công nhận, nhưng thông qua học giả duy vật biện chứng hiện đại, họ vẫn chưa mấy bằng lòng về nguyên nhân này, đặt nghi vấn không rõ vì sao Phật xuất gia? Căn cứ lịch sử nguyên tắc chủ nghĩa duy vật, cần phải tìm nguồn gốc xa xưa. Engels[7] nói “Tôn giáo là xây dựng từ thân cảm vời yêu cầu tôn giáo và thấu hiểu nhu cầu tôn giáo của quần chúng”, Engels còn nói “Tôn giáo là kết quả sáng tác của con người, tuy nhiên nó có đậm tình lân mẫn đặc hữu, đang lúc sáng tạo, vẫn không liên quan lừa dối và không bóp méo sự thực lịch sử”.

Danh xưng Thích-ca Mâu-ni nghĩa là “Thánh nhân của tộc Thích-ca”, tiếng Phạn là kyamuni.  Thích-ca còn gọi là Kiều-đạt-ma, Cồ-đàm, tiếng Phạn là Gautama, tiếng Bali là Gotama;[8] Thích-ca là chỉ cho một bộ tộc; trong Đại Anh Bách Khoa Toàn Thư (Encyclopædia Britannica) cũng có ghi vậy. Nhưng di mẫu Cù-đàm-di (Gautamī) thuộc hôn nhân không thuộc dòng chính trong vương thất, tức là sau khi phu nhân Ma-da qua đời thì Cù-đàm-di mới thay Ma-da để chăm lo Ngài. Mà Cù-đàm-di thuộc dòng Bà-la-môn, còn ngài thuộc dòng Sát-đế-lợi.  “Danh tự Cù-đàm được y chiếu một tập tục quý tộc Ấn độ lúc đó, từ vay mượn trong gia tộc tiên nhân tác giả của tán ca Lê-câu Phệ-đà”.[9] Gautama cũng làV.madeva. Vì vậy Tất-đạt-đa mới là đúng tên Ngài. Tất-đạt-đa tiếng Phạn là Siddh.rtha, tiếng Bali là Siddhattha, nghĩa là Cát tài, Nhất thiết nghĩa thành.[10]

2, Năm mất

Trước nay có nhiều học giả trên thế giới viết về năm Đức Phật mất (nhập diệt, thị tịch, tịch diệt, diệt độ, nhập niết-bàn). Thống kê sơ qua, có đến 60 luận điểm khác nhau.

Lúc bàn về năm Phật mất, đa phần học giả phương Đông đều lấy cổ bản Chúng Thánh Điểm Ký làm cơ sở mà dẫn giải. Như nghiên cứu của Giáo sư danh dự Đại học Nhật Bản Tōkyō là Hirakawa Akira[11]dựa theo bộ sử truyện Lịch Đại Tam Bảo Ký của Phí Trường Phòng thời Tùy, rồi nhận định năm Vĩnh Minh thứ 7 (489) Nam triều Tề Võ đế đã chấm được 975 điểm, tức là Phật mất 485 tTl. Nhưng W. Pachow[12]hoài nghi việc ghi trong Chúng Thánh Điểm Ký, bởi vì sử thư Pāḷi và Thiện Kiến Luật Tì-ba-sa đều nói đến truyền thừa Luật tạng nhưng chưa có lời ý nào nói đến quan điểm điểm ký (chấm một chấm) sau mỗi năm an cư mùa hạ. Và nếu có chấm để làm biểu tượng ấn chứng thì đúng là bắt đầu từ tôn giả trì giới đệ nhất Ưu-ba-li, sau đó nhất định trở thành thánh vật lưu truyền thiên cổ ở cây Đại giác ngộ Ấn độ và các nước Phật giáo phương Nam như Tích Lan. Còn học giả phương Tây nghiên cứu về Phật giáo Nam truyền thì dự trên 3 bộ cổ sử đó là: Đảo Sử của ngài Tăng-già-la viết vào khoảng từ thế kỷ thứ IV-VI sTl,  Đại Sử của ngài Giác Âm,  Luật tạng Pāḷi Nhất Thiết Thiện Kiến Luật để nói đến năm Phật mất.

Quyển Ấn Độ Phật Học Nguyên Lưu Lược Giảng[13] của Lữ Trừng, tham khảo qua 14 thuyết ở Trung Quốc và khu vực Tây Tạng, ông còn lấy Chúng Thánh Điểm Ký làm cứ liệu và cho rằng Phật mất năm 480 tTl. Năm 1980, nhà Phạn văn nổi tiếng nước Đức H.Bechert công bố một nghiên cứu mới với nhan đề “Trùng tân thảo luận nghị luận năm sinh-mất Phật-đà”.

H.Bechert nêu 3 quan điểm năm Phật mất: 1. Các nước Phật giáo Nam truyền chủ trương Phật mất năm 544 hay 543 sTl; 2. Phái Mũ vàng Phật giáo Tây Tạng và Mông Cổ chủ trương Phật mất năm 961 sTl; 3. Người con Phật Trung Quốc căn cứ bản Chúng Thánh Điểm Ký, cho rằng Phật mất năm 485 tTl, tức là mất sớm hơn Khổng Tử khoảng 6 năm; 4. học giả Nhật Bản cho Phật mất năm 386 hay 384 tTl; rồi đúc kết bản thân mính cho Phật mất năm 370 tTl. Bản văn “Lược sơ vấn đề niên hệ Phật-đà” (A Glimpse into the Problem of the Date of the Buddha, Symp IV, 1, pp.296-299)của học giả Nhật Bản Hajime Nakamura. Hajime Nakamura chủ trương phải lấy  bản Dị Bộ Tôn Luân Luận (Samayabhedoparacanacakra) của ngài Thế Hữu (Vasumitra)  làm điểm xuất phát trong nghiên cứu, rồi nói Phật mất trước vua A-dục khoảng 116 năm, tức là Phật mất năm 383 tTl.

Tuy mỗi nơi bất đồng về ngày sinh, năm mất Đức Phật và hình thức tổ chức, nhưng mỗi năm đến mùa Phật đản thì lòng người luôn hân hoan chào đón, cờ xí treo khoe khắp nơi, quảng bá rình rang lễ rước Phật, lễ tắm Phật, nhang đèn xông ướp chín tầng mây, người người nô nức đổ xô ra đường kính mừng Phật đản khiến cho ách tắc giáo thông, dâng lên những bài hát ca ngợi công hạnh tối cao Phật sinh, đều nhằm biểu hiện tấc lòng mừng đón Như Lai ứng thế. Hoạt dụng lễ Phật đản có “Công năng làm trung tâm triển khai mà trở thành hiện tượng văn hóa trong xã hội”,[14] cũng là cơ hội giao lưu văn hóa Phật giáo, kiến trúc nghệ thuật tự viện, hội thông tư tưởng giữa các tông phái Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa tại các nước trên thế giới. Đó là một hiện tượng đặc thù tôn giáo Phật giáo

 

 

 

 



[1] ĐCT, q.54, tr.236

[2] Trịnh A Tài, bản văn “Khảo về văn thư tự viện Đôn Hoàng và văn hóa Phật giáo thời Đường - Lấy Đức Phật đản sinh ngày 8 tháng 4 làm điển hình”, Hội thảo nghiên cứu học thuật quốc tế văn hóa thời Đường, nghiên cứu và hóa và giáo học, tr.1-17, 19-20-5/2007

[3] Sđd

[4] Nxb. Thư cục Trung Hoa, 2011, thâu trong bộ Hệ Thống Trước Tác Phật Học Pháp Sư Ấn Thuận

[5] Kyoto: Sơn hỷ phòng Phật thư lâm, 1987

[6] Lý Tiển Lâm, 15 Luận Đề Phật Học, đề 2 “Bàn về Thích-ca Mâu-ni”, “Giáo nghĩa Phật giáo nguyên thủy”, Nxb. Thư cục Trung Hoa, 2007

[7] Nhà triết học, nhà khoa học người Đức Engels (1820~1895) chỉnh lý và công bố quyển Tư Bản Luận (gọi đủ là Tư Bản Luận: Phê Phán Kinh Tế Học Chính Trị) của Karl Marx viết. Engels viết quyển Tự Nhiên Biện Chứng Pháp. Karl Marx và Engels cùng viết “Tuyên ngôn chủ nghĩa Cộng sản”, đến ngày 24 tháng 2 năm 1984 mới chính thức công bố bản tuyên ngôn này.

[8] Theo Lý Tiển Lâm, 15 Luận Đề Phật Học

[9] sđd

[10] sđd

[11] Hirakawa Akira, bản văn “Khảo về cuộc đời Phật Thích-ca Mâu-ni”

[12]  (1918~?) Giáo sư Đại học Emory nước Mỹ, những trước tác của ông đăng trên “Mỹ quốc Đông phương học hội học báo”, được thâu tập trong Đại Anh Bách Khoa Toàn Thư, Tích Lan Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư

[13] Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 2005

[14] Trịnh A Tài, bản văn “Khảo về văn thư tự viện Đôn Hoàng và văn hóa Phật giáo thời Đường - Lấy Đức Phật đản sinh ngày 8 tháng 4 làm điển hình”

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập