Giải pháp Phật giáo trong giai đoạn Toàn cầu hóa hay lời kêu gọi tha thiết của HT. Thích Hiển Pháp

Đã đọc: 850           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Năm hết, Tết đến, cũng là lúc chúng ta nhìn lại Phật giáo trong sự phát triển toàn cầu. Xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu tâm huyết và còn nguyên thời sự của HT. Thích Hiển Pháp lúc còn sanh thời, tại Hội thảo Phật giáo trong thời đại mới và thách thức.

Trước nhất, tôi tán thán Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức Hội thảo: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội thách thức” trong bối cảnh toàn cầu hóa, rất có ý nghĩa xã hội đối với Việt Nam trước ngưỡng cửa của WTO và đang trên đường hội nhập với quốc tế. Như tên gọi của nó, hội thảo quốc tế lần này đã  cho thấy Phật giáo cần nhận thức hay đại lộ quan yếu, một là nắm lấy cơ duyên tốt để phục vụ dân sinh và hai là để làm được việc đó một cách mỹ mãn, Phật giáo phải sẳn sàng và tinh tấn vượt qua các thử thách và thánh đố lớn trong thời đại đa nguyên, đối thoại và tương tác của xu hướng toàn cầu hóa.

Trưởng lão Hòa Thượng Thích Hiển Pháp và Tăng chúng

Tôi nghĩ rằng không phải vô cớ mà chủ đề của Hội thảo lần này đã tập trung vào bốn lĩnh vực lớn:

A) Phật giáo và những vấn đề toàn cầu.

B)Tìm kiếm những giải pháp.

C) Phật giáo và dân tộc.

D) Phật giáo và Kinh tế Chính trị . . .

Các chủ đề chính của Hội thảo lần này, một cách nào đó, sẽ chỉ ra được các cơ hội lớn của Phật giáo trong toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam với thế giới. Bản thân giáo pháp của Phật tạo ra cơ hội được người trí thức chấp nhận các giá trị đóng góp của nó cho cuộc đời. Các lời dạy liên hệ đến khoa học đạo đức và phục vụ nhân sinh của Phật giáo đã tạo ra một cơ hội đặc thù biệt lệ. Đó là sự du nhập của Phật giáo và các châu lục, đặc biệt là phương Tây với nhiều nền văn hóa bản địa khác nhau mà không hề gắn liền với Chủ nghĩa Thực dân thôn tính kinh tế và Chủ nghĩa Phát-xít diệt chủng văn hóa như các tôn giáo phương Tây du nhập vào châu Á và châu Phi trong quá khứ.

Giáo pháp của Phật tạo ra cơ hội được người trí thức chấp nhận các giá trị đóng góp của nó cho cuộc đời

Đối với đất nước Việt nam cơ hội lớn nhất của Phật giáo Việt Nam là trong lịch sử dựng nước, bảo vệ và phát triển đất nước, Phật giáo chỉ đồng hành mà còn là “ông Thần Hộ quốc An dân” của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đồng hành sẽ tạo ra giá trị tham khảo cho các lãnh đạo hiện tại, trong các đối  tác năng động và đa chiều với Phật giáo trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục. . . để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và tự do. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam thời hậu WTO lời dạy của Đức Phật về các vấn đề kinh tế và tiêu thụ sẽ giúp cho Việt Nam loại trừ văn hóa vật dụng phương Tây trong chủ nghĩa toàn cầu hóa châu Á như hiện nay. Phát triển các giá trị vật chất mà làm mất đi các giá trị văn hóa và tinh thần là một sự thiệt hại, mà các nhà lãnh đạo quốc gia không thể không quan tâm. . .

Tôi tha thiết kêu gọi các giới lãnh đạo Phật giáo, bất kỳ tông phái, giáo hội nào, trong và ngoài nước,

cần nghĩ đến đại cuộc của Phật giáo...

Để Phật giáo mãi mãi là sự lựa chọn của đại đa số nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba, tôi tha thiết kêu gọi các giới lãnh đạo Phật giáo, bất kỳ tông phái, giáo hội nào, trong và ngoài nước, cần nghĩ đến đại cuộc của Phật giáo với những cơ hội và thách thức, sớm có những giải pháp cho đường hướng chấn hưng và canh tân phương pháp tu đạo, hành đạo cũng như cơ cấu tổ chức giáo hội, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề và hy vọng với chất xám tập thể của các nhà nghiên cứu Phật học người ngoại quốc và Việt Nam, trong và ngoài nước, sẽ tìm ra giải pháp  sau hai ngày làm việc trong hòa hợp và tinh tấn:

a) Cần thiết lập một Liên Hiệp Quốc Phật giáo để nối vòng tay lớn giữa các giáo hội và tông môn, pháp phái Phật giáo trên toàn thế giới, trong sứ mệnh phục vụ nhân sinh, thiết lập hòa bình.

b) Hiến kế hoằng pháp và hành đạo ở phương Tây, nhằm tăng dân số Phật tử, song song với việc phát triển Phật giáo ở châu Á trước hiện tượng toàn cầu hóa về kinh tế và văn hóa.

c) Phác thảo kế hoạch toàn diện nhằm chấn hưng Phật giáo, trên nền tảng văn hóa dân tộc.

d) Vạch ra đường hướng Phật giáo đồng hành vì dân tộc, một cách thiết thực và khả thi.

e) Tu chỉnh Hiến chương Phật giáo phù hợp với hiện tình Phật giáo trước bối cảnh chính cần, luật pháp, kinh tế, văn hóa, để làm cho Đạo Phật phát triển đồng hành với các dân tộc hiệu quả hơn.

f) Nên thống nhất nghi thức tụng niệm Phật giáo trên thế giới. Nghi thức này phải phản ảnh được các lời dạy căn bản của Đức Phật trong hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Ngôn ngữ của nghi thức phải là Quốc ngữ của Quốc gia và ngôn ngữ của địa phương đối với các dân tộc thiểu số.

Tôi kỳ vọng chất xám và giá trị đóng góp của chư vị tôn đức và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đã bỏ qua tất cả dị biệt ý thức hệ và và truyền thống, đã về Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế này, trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết,  sẽ có thể tìm kiếm được các giải pháp cho các vấn nạn toàn cầu và vấn nạn Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng kết quả của Hội thảo này sẽ là điểm xuất phát, tạo tiền đề cho những nỗ lực mở ra phương trời cao rộng hơn trong tương lai cho các chính sách chấn hưng và cách tân Phật giáo, nhằm góp phần khẳng định vai trò tâm linh, đạo đức, văn hóa và giáo dục của Phật giáo trong tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp

(Tham luận Hội Thảo Phật GiáoTrong Thời Đại Mới Cơ Hội Và Thách Thức- Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập