Hoằng pháp thời công nghệ số đặt ra nhiều thách thức

Đã đọc: 789           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vào các ngày 28, 29, 30-9, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Hoằng pháp T.Ư phối hợp với Ban Trị sự và Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo Hoằng pháp cấp khu vực 15 tỉnh thành miền Trung - Tây Nguyên năm 2018.

“Hoằng pháp trong thời đại mới” là chủ đề của hội thảo. Đây là một trong những Phật sự đầu nhiệm kỳ 2017-2022 của ngành hoằng pháp với các nội dung: Hội thảo, thuyết giảng, triển lãm thành tựu hoạt động... Trao đổi với PV Giác Ngộ trước thềm Hội thảo, HT.Thích Bảo Nghiêm (ảnh), Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư cho biết:

- Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích thảo luận và trao đổi kinh nghiệm của chư tôn đức đang đảm nhiệm công tác chuyên ngành trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tìm ra các giải pháp về công tác hoằng pháp phù hợp với thời đại công nghệ số đang phát triển và mang lại những thành tựu lớn, ứng dụng các tiện ích của công nghệ vào sự nghiệp truyền bá Phật pháp, đáp ứng nhu cầu học hỏi và tu tập của đại đa số quần chúng, giải quyết các vấn nạn mà xã hội đang quan tâm, góp phần vào sự nghiệp ổn định và phát triển đất nước, phát huy truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, đưa Phật giáo vào đời sống xã hội, lấy giáo lý Phật đà giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong đời sống hiện đại, góp phần mang lại một xã hội an lành, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Toàn ngành hoằng pháp xác định hội thảo này là một trong những hoạt động Phật sự khởi đầu nhiệm kỳ của Ban Hoằng pháp T.Ư nhằm tạo đà cho hướng đi mới phù hợp với đòi hỏi của xã hội nói chung và của chư Tăng Ni, Phật tử nói riêng. Do vậy kết quả của hội thảo sẽ đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển chung của Giáo hội, đồng thời cũng là cơ hội tạo nên những bài học kinh nghiệm cho việc điều hành các hoạt động Phật sự kế tiếp của ngành được thành công tốt đẹp hơn.

* Trong nhiệm kỳ trước, Ban Hoằng pháp T.Ư đã từng tổ chức hội thảo khu vực tại tỉnh Đắk Lắk, vậy kỳ hội thảo này có đánh giá lại những gì đã thảo luận và quyết nghị trưc đó?

- Đúng là trong nhiệm kỳ 2012-2017, ngành hoằng pháp đã từng tổ chức nhiều hội thảo khu vực, tỉnh Đắk Lắk đã đăng cai cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Nội dung được đề cập nhiều nhất là tìm phương thức chuyển tải lời dạy của Đức Phật vào các khu vực người đồng bào thiểu số cũng như định hướng công tác tổ chức tu học và sinh hoạt cho họ.

Ngay sau hội thảo, đã có nhiều tỉnh thành thể hiện quyết tâm và thực hiện nhiều Phật sự hoằng pháp hướng đến người đồng bào. Điển hình như tại Kon Tum, Đắk Lắk, chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử đã đưa ra nhiều mô hình kết hợp giữa từ thiện và hoằng pháp để đưa người đồng bào tiếp cận và thực hành nếp sống Phật giáo. Tôi có nhiều lần đến công tác Phật sự và trực tiếp được chư tôn đức giới thiệu cũng như hướng dẫn tham quan những việc làm cụ thể và rất ấn tượng về điều đó.

Kỳ hội thảo này không chỉ nhìn lại những gì đã làm được hoặc chưa được mà còn là dịp để chư tôn đức thảo luận và tìm ra hướng đi mới của ngành hoằng pháp tại khu vực trong điều kiện, tình hình mới. Đó là thời đại công nghệ số với những tác động mạnh mẽ từ cách mạng công nghiệp 4.0 và các đổi thay của xã hội. Thực tiễn này đặt ra cho công tác hoằng pháp rất nhiều thách thức to lớn khi không thể tiến hành mô-típ cũ mà phải mang tính khế lý khế cơ.

Ví dụ việc thuyết giảng ngày nay không còn nhiều những động tác kỹ thuật quay hình, chép ra đĩa rồi phân phát cho Phật tử vì việc xem bài thuyết giảng qua băng đĩa đã bắt đầu lạc hậu và bất tiện. Thay vào đó, phần lớn người dân đều dùng smartphone kết nối internet nên ngày nay hoạt động thuyết giảng thường gắn với việc ghi hình và phát trực tiếp trên các trang mạng xã hội để thính chúng ở bất cứ nơi nào cũng dễ dàng tiếp cận.

Chính vì yêu cầu trên mà phương pháp tổ chức hội thảo lần này sẽ dành thời gian cho đại biểu trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, vướng mắc và đề ra những giải pháp hữu hiệu thực tiễn nhất áp dụng vào công tác hoằng pháp trong thời đại mới. Mỗi đề tài tham luận chỉ đọc tóm lược ngắn gọn và trình bày theo phương thức thuyết trình, chứ không đọc toàn văn bản tham luận. Nếu thời gian thích hợp sẽ thảo luận theo nhóm chủ đề. Hội thảo không tập trung nhiều vào các hoạt động văn nghệ, hội chợ, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật... mà tập trung vào thảo luận nội dung các đề tài được đưa ra.

Đã sẵn sàng cho hội thảo - Ảnh: Trí Bửu

* Qua sự quan sát của vị đng đầu ngành hoằng pháp của Giáo hội, theo Hòa thượng, công tác hoằng pháp khu vực này còn những tồn tại gì cần đưc điều chỉnh?

- Dù có nhiều nỗ lực và mang lại những thành tựu nhất định nhưng chắc chắn hoạt động của ngành hoằng pháp tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn nhiều điều phải được trao đổi để hoàn thiện.

Trong đó điều cần nhất là những nhân sự hoằng pháp sử dụng ngôn ngữ các dân tộc bản xứ. Thời gian qua, chúng ta cũng từng thảo luận và chia sẻ về phương diện này nhưng kết quả mang lại chưa cao. Điều đó thể hiện ở việc chúng ta chưa có nhiều chư tôn đức Tăng Ni, hoằng pháp viên sử dụng được các ngôn ngữ của đồng bào tại địa phương hoặc cũng thiếu nhân sự hiện diện trong hàng ngũ người xuất gia là người đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Cũng nên biết rằng, dù có thuyết pháp giỏi đến mấy mà ngôn ngữ không được thuần thục thì lượng nội dung được chuyển tải bị giảm đi rất nhiều.

Ngoài ra, khu vực miền Trung - Tây Nguyên là vùng đất đa văn hóa, đa phong tục bản địa nên việc tìm hiểu và đưa ra những chỉ dẫn văn hóa, phong tục địa phương cần tiếp tục thực hiện để người làm công tác hoằng pháp căn cứ vào đó mà có những chia sẻ, trao đổi và áp dụng phù hợp, tăng cường hiệu quả của sứ mệnh truyền bá Chánh pháp.

***

TT. Thích Thông Huệ, UVTT Ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa:

TT Thong Hue.jpg

Với tư cách là đơn vị đăng cai, Thường trực Ban Trị sự  GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản trình các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh chấp thuận và tạo mọi điều kiện hỗ trợ  cho Hội thảo được diễn ra thành công tốt đẹp. Lễ khai mạc được diễn ra  tại chùa Long Sơn, văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; Hội thảo chính thức diễn ra tại Khách sạn Đoàn An Điều Dưỡng 20 (TP.Nha Trang).

Hiện tại, Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đang kết hợp với các ban ngành liên quan thành lập Ban điều hành và các tiểu  ban phục vụ cho Hội thảo. BTC đã bố trí 3 điểm lưu trú (Đoàn An Điều Dưỡng 20, Khách sạn Trần Viễn Đông và Khách sạn 36 Trần Phú) để  có thể đón tiếp 400 đại biểu về tham dự, cũng như chu toàn việc ẩm thực trong ba ngày diễn ra Hội thảo và các hoạt động ngoại vi như triển  lãm, giao lưu...

Mọi công tác tổ chức đã được BTC cố gắng hết sức để thực hiện, với mong muốn đem lại thành tựu cho sự kiện quan trọng này.

_Bảo Thiên_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập