Giới trí thức Phật giáo phê phán lý luận “nghiệp lực” trong Pháp luân công

Đã đọc: 985           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Pháp luân công là đạo lý không chính xác, là tà thuyết làm mê hoặc mọi người lương thiện. Trong cái gọi “Pháp luân đại pháp” do Lý Hồng Chí sáng lập, có tương đương một bộ phận nội dung mờ ám lợi dụng học thuyết của Phật giáo. Bản thân Lý Hồng Chí bày tỏ “Chúng tôi (Pháp luân đại pháp) cũng là nhà Phật, nên lời này không có vấn đề”. Nhưng Phật giáo truyền thống rõ ràng phản đối Pháp luân công, xem Pháp luân công là “ngoại đạo dựa Phật” (附佛外道), vì vậy trong giới Phật giáo mấy năm trước đây sớm đã bắt đầu tiến hành kích bác hoạt động ảnh hưởng của Pháp luân công, rồi viết không ít bản văn và chuyên đề phê phán gay gắt việc hoạt động tà thuyết này, cho rằng Pháp luân công đã tạo thành tư tưởng nguy hại cho mọi người nên phải dẹp bỏ, mà duy trì truyền thống lợi ích của tôn giáo. Chúng ta cần một lần làm rõ toàn diện những danh từ, thuật ngữ của Phật giáo mà bị Lý Hồng Chí vay mượn, đồng thời còn nhìn thấy Lý Hồng Chí cải biên như thế nào về lý luận của nhà Phật, thấy chân diện mục Phật giáo.

 Chữ ‘tiêu nghiệp’ (消业) được dùng phổ biến lạ lùng trong người tu theo Pháp luân công. Người có tu Pháp luân công, nghe tin tà thuyết vu vơ của Lý Hồng Chí là mắc bệnh không uống thuốc, sợ uống thuốc thì sau đó bị ảnh hưởng đến ‘tiêu nghiệp’, từ đó dẫn đến giao phó thân mạng, lo sợ trầm trọng và ảnh hưởng ‘công hiệu’ (功效) luyện công. ‘Nghiệp’ trong ‘tiêu nghiệp’ này, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng và lý luận của Phật giáo.

Chữ ‘nghiệp’ (业) này, không phải là phát minh của người Trung Quốc, mà nó là sản phẩm nhập khẩu. Việc giỏi hoạt động tư duy của dân tộc Ấn Độ là từ rất sớm đã sử dụng khái nghiệm căn bản chữ ‘nghiệp’ này và được các triết học, các tôn giáo Ấn Độ tiếp thu. Phật giáo sau khi sáng lập ở Ấn Độ, cũng tiếp thu khái niệm này, tiếp chiếu lý luận của mình để giảng giải. Phật giáo Ấn Độ sử dụng tiếng Phạn, chữ ‘nghiệp’ được viết thành karman, nhưng trong Phật giáo thuộc ngữ hệ Pāḷi của Phật giáo Đông Nam Á cổ đại thì chữ nghiệp được viết thành kamma. Sau khi Phật giáo truyền nhập Trung Quốc, người con Phật ở Trung Quốc đã làm việc phiên dịch và giới thiệu về lý luận Phật giáo Ấn Độ, tiếp chiếu phát âm từ tiếng Phạn, cổ nhân đem chữ ‘nghiệp’ phiên âm thành ‘yết-ma’ (羯磨), đồng thời cũng là dịch ý.  

Phật giáo có các tông phái khác nhau, xuất phát từ giáo nghĩa căn bản mà mỗi một tông phải đều có một số giải thích khác biệt về nghiệp. Nghiệp trong Phật giáo chủ yếu là chỉ cho ý nghĩa tạo tác. Nếu nói tương đối cụ thể, cũng chỉ cho từ những hoạt động những hành vi sở tác, ý chí, hành động, tác dụng được cấu thành hai bộ phận thân, tâm trong con người. Phật giáo cho rằng hoạt động căn bản của con người do tổ thành ba bộ phận là: thân (hoạt động thân thể), miệng (ngữ ngôn), ý (ý chí tư tưởng); từ đó hoạt động ba bộ phận này cũng gọi là ba nghiệp. Trong ba nghiệp, hoạt động được tổ thành từ thân thể và ngữ ngôn thuộc từ phạm trù vật chất, nó biểu hiện ra bên ngoài mà người khác biết, nên gọi là ‘biểu nghiệp’ (表业). Hoạt động được tổ thành từ tư tưởng và ý chí thuộc từ phạm trù tinh thần, nên không có cách gì biểu hiện cho người khác biết, nên gọi là vô biểu nghiệp (无表业). Nhưng trong ba nghiệp khởi lên, chủ yếu do ý nghiệp tác dụng quyết định. Còn đứng từ thuộc tính hoạt động, thì nghiệp chia ra hai loại nghiệp thiện và ác. Hoạt động được dẫn phát từ tâm thiện là thiện nghiệp, ngược lại là ác nghiệp. Cổ nhân khéo mượn hình tượng để biểu đạt khái niệm, nên dùng hai màu sắc: trắng, đen để phân biệt biểu hiện thiện nghiệp và ác nghiệp, thiện nghiệp thì gọi là bạch nghiệp (白业), ác nghiệp thì gọi là hắc nghiệp (黑业). Từ đó Phật giáo cho rằng tất cả khổ vui đều do từ năng lực và tác dụng của nghiệp mang tới, do từ sinh khởi năng lực và tác dụng kết quả hai loại: khổ, vui nên gọi là nghiệp lực (业力).

Lý Hồng Chí hư cấu một thứ tư tưởng về chu vi nhân thể trong cái gọi là ‘đức’ (德), cho rằng “Đức là một thứ vật chất màu trắng”, “Đồng thời vật chất của một thứ màu đen được tồn tại, chúng ta trong đó gọi là nghiệp lực, trong Phật giáo thì gọi đó là ác nghiệp”. Người hoặc đắc ‘đức’ là bởi vì họ ăn khổ, làm việc lành, nếu làm việc không lành sẽ dẫn đến vật chất màu đen, tức là ‘nghiệp lực’. Đức “trực tiếp đồng hóa đặc tánh: chân, thiện, nhẫn trong vũ trụ”, tu Pháp luân công cũng là phải từ “vật chất màu đen chuyển hóa thành vật chất màu trắng”. “Cái gọi ‘chuyển hóa’ (转化) cũng là thông qua hình thức tiêu nghiệp, cũng như một người đau chân, là bởi vì nghiệp lực sớm đánh trên chân của họ, chân hết đau, thì nghiệp lực bị tiêu mất, chuyển hóa thành đức. “Con người thì làm sao có bệnh? Nghiệp lực là nguyên nhân tạo thành họ có bệnh và sẳn có bất hạnh, nên lây lan nghiệp lực vật chất màu đen đó”. Ngoài những điều này ra, còn có “Một thứ linh thể nhỏ ấy của rất nhỏ rất nhỏ mật tập độ rất lớn”, “Những thứ của loại nghiệp lực đoàn” và “Một thứ như một loại liên vận đường ống”. Con người sở dĩ phát sinh mắc các thứ bệnh như khối u dầy, khạc đàm, nhức xương đều là bởi vì “Không gian ở bên ngoài cũng là một linh thể nằm gần ở nơi đó, trong một không gian rất sâu có một linh thể”. Do từ nghiệp lực trường (业力场) mà phát ra linh thể này, dẫn đến khiến cho các loại bệnh tật bám trên người. Cho nên chỉ cần “Đem trường ấy phá ra mất sau đó” thì bệnh con người cũng sẽ tiêu trừ. Đó cũng là học thuyết lý luận ‘tiêu nghiệp’ của Lý Hồng Chí.    

Rất rõ ràng, tà thuyết ‘nghiệp lực’ của Lý Hồng Chí khác rất xa so với lý luận ‘nghiệp’ của Phật giáo. Phật giáo nói đến ‘nghiệp’ là đứng từ quan điểm bản thể thế giới và đạo đức luân lý xã hội để thấy đối đãi muôn việc muôn vật, trong đó cốt lõi là giải thích về sản sinh và kết quả hành vi của thế giới và con người. Do đó khi sử dụng chữ ‘nghiệp’ này, cũng cần khởi lên quan hệ học thuyết nhân quả và báo ứng. Phật giáo cho rằng tất cả hiện tượng và loài hữu tình trên thế gian lưu chuyển sinh tử, đều do từ nghiệp nhân của chúng sinh tạo ra rồi sinh khởi kết quả, tức là thiện có thiện báo, ác có ác báo. Thân, miệng, ý của chúng sinh hữu tình ngày đêm tạo ra, từ tác dụng sở cảm nghiệp lực mà chiêu cảm kết quả báo ứng ở đời nay hay đời sau, cuối cùng hình thành hiện tượng ngàn vạn khác trong thế giới này. Chính từ có quả báo, mới có muôn khác như chúng sinh xấu đẹp, trí ngu, núi rừng, cây cỏ, mới có cảm giác vui, yêu, chán, khổ và vạn trạng thế giới trăm thái ngàn nghĩ. Đứng từ đạo đức luân lý xã hội, Phật giáo yêu cầu phật tử làm nhiều thiện nghiệp, tránh làm ác nghiệp, nhờ đó mà đạt được quả báo tốt, mang ý nguyện và mục đích sáng rạng lạ lùng, đề cao nuôi dưỡng đạo đức con người, làm thật nhiều việc có ích cho xã hội và Phật giáo. Phật giáo xác định chia ra khác biệt ba thứ hoạt động: thân, miệng, ý thuộc từ hai phạm trù: vật chất, tinh thần. Tuy nhiên cũng có học phái chủ trương a-lại-da thức của tính tinh thần là nguồn gốc hoạt động của nghiệp. Nhưng học phái truyền thống đều đề xướng lấy tinh thần thiện để chỉ đạo nguyên tắc hoạt động vật chất, nhấn mạnh cảm ứng hỗ tương nguyên nhân và kết quả, tức là có nhân gì thì kết quả nấy, nhấn mạnh dùng tu trì để tiêu trừ ác chướng ngu muội không biết, mở ra một khoản tâm thanh tịnh vốn có của mình, cũng là xây dựng cho loài người sau này căn cứ mà nỗ lực. Lý Hồng Chí gọi là hai loại ‘đức’ và ‘nghiệp lực’,  “vật chất màu trắng đen” và chuyển hóa hai loại ấy, thực không có trong lý luận của Phật giáo. Lý Hồng Chí dùng để giải thích về mầm bệnh của người sống bệnh—quyết định luận ‘nghiệp lực trường’(业力场) và thuyết ‘tiêu nghiệp’ để trị bệnh cũng là mâu thuẫn. Những điều ấy không những trái ngược với thường thức khoa học, mà cũng không được Phật giáo đồng ý. Vì vậy Lý Hồng Chí bày tỏ Đại pháp của mình “cũng là nhà Phật”, không chỉ “phải nói là không có vấn đề” mà là có vấn đề lạ lùng, thành vấn đề lớn. Lý Hồng Chí không những không hiểu Phật giáo, mà còn cải biên nghiêm trọng về lý luận Phật giáo. Do nhìn thấy đúng đắn nên Giới tăng sĩ tất yếu tiến hành kích bác và phê phán lý luận của ông, kiên quyết chấm dứt quan hệ với ông.

Dịch từ: báo “Thanh niên Bắc Kinh”, tập 3, 4/8/1999

 



[1] Giáo sư tôn giáo học, hiện công tác và thẩm định tại “Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới Và Khoa Học Xã Hội Trung Quốc” ở Bắc Kinh, chủ biên tờ Văn hoá tôn giáo thế giới, phó chủ biên tờ Nghiên cứu tôn giáo thế giới và Nghiên cứu Phật học, chủ biên: Dân Quốc Phật Giáo Kỳ San Văn Hiến Tập Thành gồm 209 quyển...Có ảnh hưởng nhất định trong giới học thuật và giới trí thức Phật giáo ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao hiện nay

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập