TT. Thích Nhật Từ Với Góc Nhìn Phật Giáo - Kỳ 23 Tại Chùa Giác Ngộ

Đã đọc: 1144           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hiện nay, dư luận đang xôn xao chuyện kiện tụng của vợ chồng doanh nhân Việt Nam nổi tiếng là, trong đó người vợ cho rằng chồng bị hoang tưởng sau 5 năm đóng cửa lên núi tập thiền, cần phải cứu chồng bà, cứu công ty v.v... Trong chương trình Góc Nhìn Phật Giáo kỳ 23 tối 29/8/2018 tổ chức tại chùa Giác Ngộ, TT. Thích Nhật Từ đã trao đổi với MC Thiện Tùng về thiền cũng như những ngộ nhận dẫn đến tâm thần hoang tưởng dưới góc độ của Y khoa hiện đại và Tâm lý học Phật giáo.

PHẦN 1: THIỀN

MC: Thưa Thượng toạ, trước hết xin thầy cho biết những nét khái quát về Thiền và Thiền Phật giáo?

Thiền Phật giáo do Đức Phật tuyên thuyết gồm bốn vấn đề: i) Thiền chỉ điềm tĩnh vượt qua chướng ngại giác quan gồm 40 đề mục; ii) Thiền quán là cái nhìn chuẩn xác như thực tại đang là, không áp đặt tính chủ quan vào đối vật gồm 4 đề mục; iii) Thiền quán niệm hơi thở gồm 16 hơi thở thiền, liên hệ đến thân thể, cảm xúc, tâm và ý niệm; iv) Thiền từ bi xả oan trái, giải phóng trói buộc.

Nắm vững lý thuyết thiền mới đủ khả năng tập thiền, hiến tặng năng lượng thiền đến với người thân thương theo hướng bền vững là cách tu thiền đúng.

MC: Dựa vào thông tin được người vợ công bố với truyền thông khi xuống núi sau 5 năm tập thiền chồng bà có những thay đổi bất thường về sức khỏe thể chất và tinh thần không ổn định. Liệu thiền mà ông Vũ thực tập có phải là thiền Phật giáo không, thưa thầy?

Theo tôi, khi một người tu thiền nói họ có được thông linh do ép xác khổ hạnh tức không phải thiền Phật giáo. Tình trạng này dẫn đến kiệt quệ nhận thức, thể chất mà khoa học hiện đại gọi đó là tâm thần hoang tưởng.

MC: Phân biệt Thiền Phật giáo với Thiền trong tôn giáo khác, ưu và khuyết?

Tập trung vào cái đúng để không vướng mắc, giải phóng trói buộc của tâm được tự do, sáng suốt, năng động, mang lại lợi lạc cho mọi người bằng hành động thực tế. Ngoài mục đích giải thoát, người tu tập sẽ đạt được ba giá trị sức khỏe về tâm, cảm xúc, thể chất. Cần phân biệt các pháp môn thiền Phật giáo chính thống và Thiền của các tôn giáo khác hoặc những người mạo nhận Thiền Phật giáo… bằng nhận định đúng trong sự trao dồi kiến thức đúng tại cơ sở tu tập đúng. Rủi ro phát triển cơ chế tưởng tri dẫn đến hoang tưởng từ có điều kiện chuyển thành vô điều kiện là mối nguy hiểm lớn cho chính bản thân người mắc bệnh và những người xung quanh.

MC: Dư luận quan niệm cực đoan rằng tập Thiền phải nhịn ăn, chèn ép cơ thể theo lối khổ hạnh, thậm chí chịu đói ngồi hít thở càng lâu thì thành tựu càng cao! Xin thầy giải thích về vấn đề trên và hướng dẫn cách Thiền Phật giáo chính thống mà Đức Phật từng hướng dẫn. Thực chất của việc tập thiền, mục đích của thiền Phật giáo sẽ giúp người ta được những gì?

Mục đích tu tập Thiền của Đức Phật là hoàn thiện trí tuệ - đạo đức - thiền định, xoá bỏ hai cực đoan: i) Hưởng thụ khoái lạc giác quan; ii) Khổ hạnh ép xác, đày đọa thân thể.
Sự tu tập không mang lại hạnh phúc, lạc quan trong đời thì đó không phải thiền Đức Phật dạy.

PHẦN 2: TÂM THẦN HOANG TƯỞNG

MC: Có một số người tuyên bố “chứng đắc” và họ phát ngôn rất khinh mạn, phủ nhận Tổ sư Thiền như trường hợp Thiền tông Tân Diệu ở Long An. Điều này cho thấy sự nguy hại rất lớn khi tập Thiền sai lầm với chính pháp Phật giáo thường được gọi dân gian là “Tẩu hỏa nhập ma” phải không, thưa thầy?

Người bị hoang tưởng chỉ nhận định sai lầm một vấn đề mà họ đang mắc bệnh còn những vấn đề cơ bản khác sẽ không bị hoang tưởng mà có khi thông tuệ hơn người, vì lẽ ấy họ không nhận thấy bệnh tình của mình. Như một cơ chế đã hỏng một phần nhưng không ảnh hưởng bộ phận riêng biệt khác thì bộ máy vẫn hoạt động bình thường. Với góc nhìn khoa học và tu tập tinh tấn các vị nên nhận biết mà tránh cuồng tín mê lầm.

MC: Theo y học hiện đại gọi là “Tâm thần hoang tưởng” công bố trên báo chí thế giới cho biết: Tỉ lệ bệnh tâm thần hoang tưởng, ảo giác là 1% trên mỗi quốc gia. Tại Việt Nam chiếm khoảng 1% dân số tương đương 860.000 người. Vậy đâu là nguyên nhân của chứng bệnh này?

Trải qua 16 năm làm nghề điều trị, tôi thấy bệnh này có rất nhiều nguyên nhân: Gen di truyền; hoá chất độc hại từ môi trường; quan trọng nhất là lối sống tiêu cực mà ra nhưng có thể ngăn chặn được (ma tuý, bia rượu, chơi điện tử, cảm xúc bị tổn thất, căng thẳng, chà đạp nhân phẩm, ức chế tâm lý lâu ngày…) những điều trên khiến cho con người mất ngủ, kiệt sức, không còn ý thức, thần kinh không ổn định, nỗi khổ niềm đau khi tích tụ lâu ngày trực tiếp sinh bệnh do chúng ta không biết quản trị cảm xúc. Tôi muốn quý vị quan tâm đến cảm xúc của mình và người thân xung quanh mình vì bệnh này đặc biệt nguy hiểm, liên minh khổ đau là khuyết điểm đầu tiên trong quá trình tu tập giác ngộ.

MC: Một số nghiên cứu cho biết các loại ảo tưởng, hoang tưởng thường gặp là: Hoang tưởng bị truy hại (chiếm khoảng 68,63%); Hoang tưởng bị chi phối (chiếm khoảng 50%); Hoang tưởng bị kiểm soát (chiếm khoảng 30,395%); Ảo giác chủ yếu là ảo thanh (chiếm đến 86,6%).Thầy có thể nói rõ thêm triệu chứng ảo thanh và nhận biết các loại hoang tưởng như thế nào? Tác hại ra sao?

Bắt đầu của hoang tưởng là trầm cảm, ngại tiếp xúc; vấn đề ảo thanh chỉ là nhất thời. Hoang tưởng ý thức nghiêm trọng hơn những loại khác vì ý thức chi phối các giác quan phụ thuộc hoạt động của con người. Bệnh này để lại hệ luỵ nghiêm trọng theo chiều hướng tiêu cực cho các mối quan hệ trong xã hội do bản thân người bệnh không ý thức làm chủ được hành vi của mình.

MC: Quý vị khán giả đã biết nhiều năm qua thầy đã điều trị nhiều trường hợp tâm thần hoang tưởng thành công. Vậy theo thầy cách điều trị theo phương pháp y học hiện đại trên thế giới ra sao và trong đó tâm lý học Phật giáo đóng góp như thế nào?

Phương pháp điều trị: i) Truy tìm nguyên nhân dựa vào bốn chân lý; ii) Tăng cường sức khoẻ cảm xúc và nhận thức, tương tác với xã hội trong thế giới thực; iii) Điều trị y khoa.

Phật giáo chủ trương sự yên tĩnh nội tâm trong nội tại vì vậy để giúp người bệnh tâm thần hoang tưởng phải giúp cho họ thoải mái tinh thần, không chống cự lại họ, không nóng vội mà đòi hỏi sự kiên nhẫn lâu dài đưa họ về ý thức ban đầu.
Xin chân thành cảm ơn thầy.

Tin: Ngộ Trí Viên, Phạm Thúy Nhi - Ảnh: Ngộ Trí Thắng - Truyền hình Đạo Phật Ngày Nay



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập