Xã hội theo Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa - TT.Thích Nhật Từ (11-07-2018)

Đã đọc: 1496           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 11-07-2018 tại HVPGVN TP.HCM (cơ sở Lê Minh Xuân) học viên Tăng Ni sinh thành kính cung nghinh TT.Thích Nhật Từ quang lâm pháp toạ chia sẻ pháp thoại: “XÃ HỘI THEO PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ ĐẠI THỪA”.

 Thượng toạ nhắc lại vấn đề xã hội và nhân sinh gồm bốn nội dung chính:

 Thứ nhất: “Quản trị tốt” đây là khái niệm chính trị học hiện đại nói về nghệ thuật quản trị đất nước. Đức Phật nêu ra kết luận để một quốc gia không bị nguy nạn và suy vong, tạo ra chất lượng hạnh phúc, nâng cao đời sống kinh tế, bình ổn xã hội cần đầy đủ 7 yếu tố tăng trưởng và phát triển đất nước bao gồm: i) thường xuyên trao đổi hội họp; ii) gặp nhau trong sự hoà hợp; iii) không vi phạm luật lệ đã ban hành, không ban hành luật lệ mới; iv) hành động phù hợp với nguyên lý công bằng, hài hoà, tôn trọng quý kính các bậc trưởng thượng và lắng nghe họ; v) không hành hạ cưỡng bức phụ nữ và hầu nữ; vi) tôn trọng các cơ sở tôn giáo thờ phụng; vii) bảo vệ, bảo hộ các bậc a-la-hán để mọi người sống bình an. Con đường mở rộng lãnh thổ, thu phục nhân sinh không bằng gươm giáo vũ lực; đề cao chủ nghĩa pháp quyền nghiêm minh, chân lý và công bằng.

Thứ hai: “Bạo lực, tội phạm và hoà bình” - chuyên đề chính trong lĩnh vực chính trị Phật giáo. Đức Phật chỉ ra nghèo khó là nguyên nhân bất ổn xã hội, đe doạ nền hoà bình. Khi con người chịu quá nhiều thương tổn, mất mác, đánh mất phương tiện sinh sống đối cùng sẽ kéo theo suy nghĩ lệch lạc trộm cắp gia tăng, sát hại con người bằng vũ khí. Một trong những giải pháp ngăn chặn vấn nạn này là sự cảm thông nguyên nhân bằng lòng từ tâm và chấm dứt tất cả trong tinh thần ban tặng, trợ giúp thay vì trừng phạt. Như vậy theo quan điểm của Đức Phật, mọi người đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội nên quan tâm đời sống nhân dân còn khó khăn, pháp quyền không giải quyết được vấn đề mà chỉ có lòng từ bi mới chuyển hoá được tội ác một cách triệt để. Phát tâm hành thiện, dứt trừ nghiệp xấu, hiểu được chân lý nhân quả, không huỷ diệt sự sống, tôn trọng sự sống tạo dựng xã hội tốt đẹp không còn bạo lực và tội phạm.

Khái niệm độc tôn chính mình gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, khoái lạc giác quan là cội nguồn của tranh chấp. Từ sự tranh chấp này dẫn đến đấu tranh ý thức, đấu tranh vũ lực, khao khát hiện hữu, mô phỏng cái tôi, con người trở nên thiển cận mê lầm.

Đức Phật gửi thông điệp đến những người có chủ trương xâm lăng, xâm phạm pháp quyền, làm thương tổn danh dự người khác phải tư duy để nhìn thấy hậu quả. Ngoài hoà đàm cần có biện pháp hoà giải cụ thể, hoà giải bắt đầu từ người thắng cuộc.

Sức mạnh của kiên trì và tâm không sân: Đức Phật dạy kiên trì là lợi ích lớn nhất của con người, thể hiện thái độ chịu đựng tích cực trong mọi hoàn cảnh bao gồm nghịch cảnh tạo nên sức mạnh vĩ đại mà con người cần nỗ lực và phát huy.

Tất cả những điều Đức Phật nêu trên là phương pháp tối ưu tạo nên xã hội công bằng, văn minh, xoá bỏ hận thù tranh chấp, mặc cảm quá khứ, hướng thiện, hướng thượng tiến đến hạnh phúc hoà bình tự do.

 

Thứ ba: “Tài sản và hoạt động kinh tế”

Tham giàu thành huỷ hoại: Vì nhìn thấy lợi ích trước mắt mà con người tự phá huỷ chính mình. Đức Phật khuyên chúng ta đừng vì một chút lòng tham mà không nghĩ đến hậu quả.

Luôn quán xét so sánh phẩm chất thiện ác, đáng khen đáng chê, thấp kém hay cao thượng nhằm tạo ra hướng đúng để phát triển bền vững. Rèn luyện trao dồi đạo đức trong cách ứng xử và đạt được trình độ kỹ năng chuyên môn, nhận thức kiến thức đúng, biết phát triển tổ chức ở mọi địa điểm và mọi đối tượng.

Kết giao bạn tốt đàm luận với tu sĩ, cư sĩ đầy đủ giới đức (5 đạo đức), có niềm tin đúng (Tam Bảo), rộng lượng (chia sẻ, hiến tặng) và trí tuệ (sinh diệt và hết khổ). Đồng thời, huấn luyện bản thân thành tựu niềm tin, đạo đức, rộng lượng và trí tuệ. Đời sống thăng bằng được hiểu: những gì thu nhập hoặc phải chi tiêu, không quá hoang phí, không nên bủn xỉn, sống đạo đức và không phí tài nguyên: Không đồng tình, im lặng trước tội ác; sống ngay thẳng tránh bốn nhơ, vượt bốn ác, sáu tổn thất dẫn đến những bất hạnh trong tiến trình nhân quả.

Rộng lượng tạo ra môi trường gia đình và xã hội cao quý: Cúng dường cho các vị trưởng thượng với lòng tôn trọng: (i) Hai đấng sinh thành, (ii)Vợ/chồng, con cái, gia nhân, người hầu, (iii) Nông dân, công nhân và người hàng xóm, (iv) Các vị thiện thần, (v) Các vị sa-môn và bà-la-môn. Việc nghĩa cho đi quả thiện còn lại, niềm tin nhân quả sẽ hộ trì cho hành giả trên con đường tu tập vượt mọi rào cản nguy biến nghịch cảnh vô thường.

Sử dụng tài sản thông minh: (i) Đạt được tài sản một cách hợp pháp, phù hợp đạo đức, không dùng bạo lực, (ii) Làm mình hạnh phúc với tài sản đó, (iii) gieo nghiệp lợi ích, chia sẻ, giúp đỡ; (iv) không chấp tài sản, không bám tài sản, thấy rõ tai hại và đường thoát ly. Năm phương pháp trên, hành giả ghi nhớ và áp dụng sẽ đạt được tuệ trí, tích luỹ công đức cho đời này và đời sau.

 

Thứ tư: “Bình đẳng xã hội và bình đẳng giới tính”

Đẳng cấp xã hội dựa vào đạo đức: Đức Phật phản biện triết học nhằm kêu gọi và xoá bỏ chủ nghĩa giai cấp từ thời phân công lao động, phân công xã hội đã nguỵ biện và chà đạp lên nhân phẩm con người. Xã hội công bằng bình đẳng dựa trên nguyên lý khoa học mang đặc tính tự nhiên của vũ trụ, không ai cao quý hơn ai, không ai thấp kém hơn ai trong cùng một huyết hệ loài người.

Xã hội luôn bình đẳng giữa mọi giai cấp, tầng lớp và cả giới tính. Đến hiện tại, giá trị minh triết của Phật vẫn còn đó, khẳng định tiềm năng trí tuệ và tỉnh thức của người nữ không khác gì nam giới. Họ đã cống hiến và làm nên những điều to lớn cụ thể trong quá trình tiến đến lịch sử văn minh của loài người hàng nghìn năm qua.

 

Sau khi lắng nghe Thượng toạ Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại, tất cả học viên Tăng Ni sinh bắt đầu thời khoá thiền hành.

 

Kính mời xem lại livestream tại đây:

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1999837793373508/

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1999961936694427/










Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập