Pháp thoại: PHẬT GIÁO THEO QUAN ĐIỂM NGUYÊN THUỶ VÀ ĐẠI THỪA - TT.Thích Nhật Từ (09-07-2018)

Đã đọc: 1199           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Buổi sáng 09-07-2018 tại HVPGVN TP.HCM hàng trăm Tăng Ni sinh được lắng nghe buổi pháp thoại từ TT.Thích Nhật Từ: “Phật Giáo theo quan điểm Đại Thừa” nội dung nhằm so sánh tìm ra các quan điểm dị biệt với chân lý Đức Phật. Đồng thời, TT.Thích Nhật Từ chỉ ra ý kiến phân tích và tạm chấp nhận một cách tương đối các giá trị bản dịch.

Phần I) PHẬT GIÁO THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI THỪA

 

Điều 1: Sự tôn thờ chính pháp, ứng dụng và giác ngộ những lời dạy tỉnh thức, nhìn nhận sự thật. Diễn giải chân lý qua ngôn ngữ thông thường mang giá trị giới hạn nhất định. Vì vậy, học tập thực hành Phật pháp không được cố chấp vào cách thức mô tả. Nỗ lực lăn chuyển bánh xe chân lý vào đời như quý hành giả đang duy trì sự sống hằng ngày đấy chính là sự cúng dường chân thật nhất.

Điều 2: Chánh pháp vượt lên trên ngôn ngữ, khái niệm, vô tận vô cùng. Không mang đặc tính nhân duyên và điều kiện. Thực tập chánh pháp ở không gian tư duy là chủ yếu. Ngoài ra ở những nơi khác nhau, hãy làm điều đó như chúng ta đang có mặt bây giờ. Biên độ sự thật trong không gian bao la cùng cực, bản chất của chân lý đều bắt đầu từ không gian theo những định luật nhất định. Mọi mô tả về ý thức bao gồm hoạt dụng của tâm không thể diễn tả bản chất của chân lý. Chân lý Tam Pháp Ấn hoà nhập hiện hữu trong thực tại, vượt lên kiến thức thế học, không có sự khởi đầu hoặc kết thúc và tự hằng hữu như chúng đang là.

Điều 3: Lý do chọn đạo Phật, trong kinh điển Đại Thừa mô tả gián tiếp:

“Trăng đại bi tròn sáng

Trời trí tuệ huy hoàng

Xuất hiện soi chiếu lên con

Tiêu diệt tất cả phiền não.”

Theo đó, nhờ chân lý Phật khép lại toàn bộ khổ đau và nguyên nhân khổ đau chính là phiền não, mang lại hạnh phúc hoà bình, phát triển tâm từ bi và trí tuệ, giáo pháp bình đẳng không phân biệt, vượt lên trên trí thức và cảm xúc thông thường. Phật pháp thậm thâm vô lượng không thể nghĩ bàn vì vậy chúng ta cùng góp một vòng tay mang lý tưởng Phật đến với mọi người mọi miền - một sứ mệnh cao thượng nhất trên đời.

Điều 4: Tranh chấp và độ lượng, mô tả sự rộng lượng để giải quyết tranh chấp. Giữa những vấn nạn rủi ro bạo lực xảy ra qua nhóm tranh chấp chủ quan và khách quan thì công việc chính của hành giả là xoá bỏ cực đoan đối với những người không cùng quan điểm đồng thời không ủng hộ liên minh với những người cùng quan điểm sai lầm nhằm gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vượt qua tranh chấp, trung lập giữa hai chiến tuyến đối lập thể hiện trí tuệ lớn trong quá trình tu tập giác ngộ của hành giả.

Điều 5: Chánh pháp chỉ là phương tiện ví như chiếc thuyền chuyên chở con người qua bờ giác ngộ. Hai giai đoạn nương vào chánh pháp và trả lại chánh pháp vượt qua giới hạn chủ nghĩa nhị nguyên.

Điều 6: Con đường đạt được tuệ giác, gồm bốn đối tượng được nhận thức: con người, không gian, hiện tượng, thực tập. Không giải đãi chấp nhận thành tựu ngày hôm qua, sự tu tập cần được diễn ra hằng ngày hằng giờ tạo dựng tiến bộ mới trong tương lai và tránh nguỵ biện cho sự yếu kém của mình. Phá sở chấp thành quả là con đường siêu việt giác ngộ vô thượng.

Điều 7: Tam thừa quy nhất để độ nhiều người, đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất diễn giải sự quy hướng các quả vị thánh về mục đích cuối cùng.

Trải qua sáu quan điểm trong kinh điển Đại Thừa quý hành giả cần nhận định rõ bản chất tương đối của việc sử dụng ngôn ngữ thông thường mô tả các pháp.

Phần II) PHẬT GIÁO THEO QUAN ĐIỂM NGUYÊN THUỶ

Qua bài giảng trên, nhằm phân biệt những vấn đề giữa Phật giáo Nguyên Thuỷ và Đại Thừa. TT.Thích Nhật Từ khai thác và nêu lên cả hai quan điểm mang tính thực tiễn giúp chúng ta thấy rõ sự vượt trội của Phật giáo tiến bộ hơn các tôn giáo khác, vượt qua hoài nghi, sự khủng hoảng niềm tin, củng cố thêm ý chí tu học của hành giả.

Điều 1: Sáu đức tính của giáo pháp:

i) Khéo thuyết giảng, sự diễn đạt hiển bày chính thống nội hàm kinh điển nhờ đó mở được tuệ giác.

ii) Thiết thực hiện tại: Phật pháp luôn được thấy rõ ngay trong lúc hành giả tu tập, không trông chờ đến tương lai nếu thực tập tinh tấn.

iii) Vượt ngoài thời gian: Giáo pháp không tuỳ thuộc vào thời gian, không bị giới hạn bởi thời gian, không bị lỗi thời.

iv) Đến để thấy được hiểu là những người đã trải nghiệm chân lý Phật được mời gọi như chứng nhân, họ đặc vấn đề bằng lý trí nên nền tảng nhân duyên và quả. Đây là đặc điểm vượt trội hơn các tôn giáo khác vì ưu tiên hàng đầu vẫn là trí tuệ của tự thân.

v) Hướng thượng: Khi một con người bình thường nếu thực tập Phật pháp đúng cách sẽ trở thành bậc thánh nhân, tiến bộ về đạo đức - thiền định - trí tuệ.

vi) Được người trí tán dương: Giáo pháp này do người trí tuệ tự mình thực chứng không ỷ lại vào tha lực.

Điều 2: Lý do chọn Đạo Phật, những người đến với Phật giáo bằng niềm tin to lớn sẽ đạt được thánh quả thiết thực hiện tại, siêu việt thời gian.

Điều 3: Thái độ đối với tôn giáo khác, không chối từ những người khác đạo trên nền tảng tự nguyện của họ. Tạo ra thăng tiến xã hội, giúp hành giả sống tốt hơn có giá trị chuyển hoá khổ đau.

Điều 4: Nền tảng của niềm tin và kiến thức, đạo Phật đặc tầm quan trọng vào trí tuệ đề cao niềm tin. Đức Phật nêu ra đừng vội tin một điều gì chỉ vì những lí do sau đây:

i) Thánh giáo được truyền thừa: Kinh điển của các tôn giáo.

ii) Truyền thống được tiếp nối: Trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nói, ngộ nhận chân lý.

iii) Tin đồn: Nghe lại những thông tin trong thời quá khứ và hiện tại từ đó hành giả trở nên lung lay tâm lý, khủng hoảng niềm tin lý tưởng chân thật.

iv) Tuyển tập sách tôn giáo: Các sách do các tác giả viết về tôn giáo của mình. Không lấy trí tuệ của tôn giáo khác làm kim chỉ nam cho quá trình tu tập của mình.

v) Lý luận suy đoán: Những niềm tin vào giả định, điều này không hẳn là sự thật.  

vi) Lý luận suy diễn: Cấu trúc loại suy, nguyên lý phổ cập sự kiện một cách thiếu khoa học.

vii) Nhận thức lý luận: Nhận thức này mang tính quy nạp logic nhưng vì nhận định sai biệt mà tạm gọi là tà kiến, làm con người dễ dàng tin vào.

viii) Chấp nhận quan điểm phản ánh: Những đánh giá mang tính lý luận của bản thân, liên minh quan điểm nhưng không có nền tảng chân lý.

ix) Khả năng ra vẻ: Dựa trên niềm tin.

x) Thầy tôn kính: Dựa vào lời dạy của người mình tôn kính làm hệ quy chiếu chân lý. Đây là sai lầm về nghiên cứu vì trí tuệ con người là có giới hạn, có sai lầm.

Hành giả cần nhận thức thật cao để loại trừ tà kiến, giữ gìn chân lý để tu tập. Bằng cách nỗ lực thiền định nhằm phát sinh tuệ giác.

Điều 5: Chánh pháp như chiếc thuyền, khái niệm buộc hành giả đặt ra phương tiện cứu cánh. Lời dạy của Phật dù không được nhiệt tình chào đón không được chấp nhận bởi một số cá nhân do không dám đối mặt với sự thật nhưng các pháp vẫn hiện diện như chúng đang tồn tại. Chiếc thuyền chánh pháp do tự thân vận động chèo lái đúng cách vượt đến bờ bên kia, tránh hai thái độ cực đoan: tôn trọng hoá chiếc thuyền và bày tỏ lòng biết ân sau đó, cố chấp không muốn xa rời.

Điều 6: Chánh pháp để hành trì, không phải để tưởng nhớ. Biết rõ chân lý, áp dụng vào hiện tại, làm lợi ích cho chính hành giả và tha nhân.

Sau bài pháp thoại tại HVPGVN TP.HCM, Thượng toạ hướng dẫn Tăng Ni sinh thiền hành trong chánh niệm.

Kính mời quý hành giả xem lại livestream tại đây:

  • Quan điểm Nguyên Thuỷ:

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1996731490350805/

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1996760397014581/

  • Quan điểm Đại Thừa:

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1996844947006126/

  • Thiền hành:

https://www.facebook.com/ThichNhatTu/videos/1997045726986048/

 

 
















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập