Chùa Giác Ngộ : Khóa tu Ngày an lạc và Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 48

Đã đọc: 1191           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khóa tu thường kỳ:‘’Ngày An Lạc’’và ‘’Tuổi trẻ hướng Phật’’lần thứ 48: 8-07018 (25-08 Mậu Tuất) với hơn 650 hành giả về tham dự tại chùa Giác Ngộ.

Pháp thoại buổi sáng

Sau thời tụng kinh mở đầu cho một ngày tu tập là thời pháp thoại do TT. TS. Thích Hạnh Bình- Giảng viên Học viện PGVN TP. HCM, giảng viên trường Cao Phật học tại Đại Tùng Lâm BRVT, giám đốc Trung tâm Phật học Hán truyền, trụ trì thiền viện Huệ Dũng. Thượng tọa đã mang đến cho khóa tu bài thuyết giảng với chủ đề: ‘’Y pháp bất y nhân’’.

Y pháp bất y nhân là một tư tưởng thượng tôn pháp luật một quan điểm đầu tiên trong thế giới loài người đó là quan điểm của đức Phật cách đây gần 26 thế kỷ. Thông thường con người dựa vào Chúa, Thượng đế, Phạm thiên hay một vị nào đó nhưng Phật giáo không như thế, không dựa vào Thượng đế, Chúa hay vị Phật để làm chỗ dựa hay lãnh đạo cho mình. Đức Phật chủ chương phải dựa vào pháp, lấy pháp  làm nơi nương tựa.

Giáo pháp ở đây không phải như chúng ta thường hiểu là của đức Phật mà là pháp ở đây là chân lý của thế gian, những nguyên lý của cuộc sống. Pháp đó là pháp mà đức Phật 49 ngày suy tư thiền định đã phát hiện chứng nghiệm. Giáo lý đó không phải là tự Ngài sáng chế, sáng tạo ra rồi bắt mọi người phải làm theo mà đó là Ngài chỉ là người phát hiện ra đạo lý, nguyên lý sống ngay trong cuộc đời mà ai muốn sống trong hạnh phúc  an vui, bình an phải dựa vào nguyên lý này. Nếu ai vượt qua chắc chắn sẽ chuốc lấy phiền não khổ đau.

Lời nói pháp của Ngài trong suốt 45 năm chỉ là ngôn ngữ mô tả lại chân lý và đức Phật chỉ là người chỉ đường. Đức Phật không phải là vị thần, không phải là vị chúa tể quyền năng, đức Phật không ban phước cũng không dáng họa. Ai là người ban phước, dáng họa cho ta? Không ai khác chính là sự u minh sự tham lam, sân hận của mình mới tạo cho mình sự đau khổ, phiền muộn. Ai cho ta hạnh phúc? Không  có Phật, không có Chúa hay thần thánh nào ban cho mà dựa vào sự sáng suốt của chính mình. Hãy nương tựa vào pháp mà đức Phật đã chỉ đường thì bình an, hạnh phúc sẽ đến với mình!.

Tư tưởng y pháp bất y nhân đã ra đời gần 26 thế kỷ nhưng ngày nay trên thế giới tất cả các nước văn minh đều thượng tôn pháp luật (căn cứ vào pháp luật để điều hành đất nước), không ỷ thế ỷ quyền vào bất cứ ai. Một xã hội văn minh phải lấy hiến pháp, pháp luật mà mọi người đồng tình làm tiêu chuẩn để mọi người phải sống và thực hiện theo. Như vậy đức Phật là người đầu tiên trên thế giới tôn trọng chủ nghĩa pháp quyền. Rõ ràng đức Phật là người đề cao quyền là Pháp chứ không phải là con người. Xã hội càng đề cao và thượng tôn pháp luật bao nhiêu thì xã hội đó bình an bấy nhiêu. Cũng vậy, Phật giáo càng lấy pháp làm nơi nương tựa thì Phật giáo càng phát triển bấy nhiêu. Nếu Phật giáo không lấy pháp làm đầu xem thường và bỏ nó đi thì Phật giáo chỉ là một tôn giáo chỉ tôn thờ Phật.

Sau và trước thời pháp thoại là phần hướng dẫn thực tập thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn.

 

Pháp thoại buổi chiều

Trong khóa tu tuổi trẻ hướng Phật buổi chiều là thời pháp thoại đặc biệt của Hòa Thượng Thích Từ Nguyện- Thành viên thường trực giáo hội Phật giáo Tào Khê, Tông giáo chính của Phật giáo Hàn Quốc.

Để chào đón sự quang lâm thuyết pháp của hòa thượng, Ban đạo ca trẻ chùa Giác Ngộ đã ca bài dân ca nổi tiếng của Hàn Quốc có tên là Arirang bằng tiếng Hàn.

Nhân dịp này TT. Thích Nhật Từ thay mặt cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ kính cúng dường Hòa thượng bức tượng Bồ tát Thích Quảng Đức vì Ngài đã lấy thân mình làm đuốc từ bi để bảo vệ Phật giáo  khỏi chính quyền Ngô Đình Diệm để ghi nhận mối quan hệ đặc biệt giữa Phật giáo Hàn Quốc và Việt Nam.

TT. Thích Nhật Từ cho biết trong nhiều thập niên qua Hòa thượng Thích Từ Nguyện đã nỗ lực hết mình hoằng pháp giảng kinh làm phật sự góp phần phát triển Phật giáo Hàn Quốc. Gần một thập niên qua có gần 200,000 người Việt Nam lao động, học tập sinh sống tại Hàn Quốc để giúp cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam phát triển tại đây, một số chùa tại Hàn Quốc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đạo tràng được sinh hoạt tại chùa do Hòa thượng Thích Từ Nguyện trụ trì có tên là Kim Cang Tịnh độ, bốn năm qua là nơi sinh hoạt tu học của cộng đồng người Việt Nam sống tại thành phố này. Trong suốt 14 ngày vừa qua Hòa thượng đã đi các tỉnh thành tiêu biểu của 3 miền Bắc, Trung, Nam tại Việt Nam. Nơi nào Hòa thượng cũng thuyết pháp giảng kinh cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam.

Trước khi vào thời pháp thoại, Hòa thượng đã tụng thời kinh Bát nhã để nguyện cầu cho đất nước Việt Nam quốc thái dân an.

Hòa thượng đã mang đến cho khóa tu tuổi trẻ bài pháp thoại với chủ đề: “ Hành trình ân trọng, vọng tiếng Phật đà” qua lời phiên dịch của Sư cô Giác Lệ Hiếu.

Khi đã ngồi chung trong một chánh điện thì không còn có hai trong một thể thống nhất không phân biệt Việt Nam, Hàn Quốc, không còn giảng sư, Phật tử mà tất cả chúng ta đều là con Phật, đều chung một nhà, đều chung con đường giải thoát giác ngộ. Khi biết bỏ những phân biệt nhỏ thì chúng ta sẽ mở rộng tâm mình ra trở thành tâm rất lớn. Khi đó sẽ truyền đạt được tâm của mình đến với người đối diện. Những phân biệt nhỏ nhoi như gét, thương, giận, buồn cũng sẽ tiêu tan. Khi có đủ bao dung và tình thương trong lòng thị sự chịu đựng những khó khăn, bất ổn sẽ qua đi.

Hãy luôn giữ tâm bình, tâm chân như, không phân biệt, không ngã mạn, không tự kiêu như vậy các bạn sẽ dần trở thành người học Phật và ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống thường nhật. Người trẻ cần phải chú ý khi mà mình chưa chứng đắc thì cứ tưởng như mình đã biết nhiều, những tri thức bạn đã dung nạp càng nhiều sẽ trở thành vọng tưởng chứ không phải là chân tâm. Trước khi thay đổi được các hành động của mình, bạn hãy thay đổi các tu duy của mình và thay đổi những tâm hạnh của mình thì bạn mới có thể thay đổi được ba nghiệm thân, khẩu, ý từ vọng tưởng lao xao thành chánh niệm.

Bốn đại ân lớn mà là đệ tử Phật cần phải ghi nhớ đó là ơn cha mẹ, ơn sư trưởng, ơn đàn na tín thí, ơn quốc gia xã hội. Đức Phật  đã dạy chúng ta chỉ một cách chọn vẹn trong đời này báo đựợc tứ ân này đó là học Phật pháp và truyền tải Phật pháp đến với tất cả mọi người.

Các bạn trẻ hãy chân quý gia tài quý giá mà cha mẹ đã ban cho khi đã sinh ra làm người với ngũ quan đầy đủ, có trí tuệ đến chùa học Phật pháp đó là tài sản lớn nhất, là phước duyên lớn nhất của mình để tu tập tinh tấn hơn, để đời sau có nhiều phước báu to đẹp hơn chứ không nên vì những cái nhỏ nhặt mà có khi rơi vào bi quan, bế tắc, yếm thế, chán đời trong khi đó có bao nhiều người mong muốn được như mình.

Là người Việt Nam, các bạn còn thấu hiểu hơn ai hết là một dân tộc đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, có những giai đoạn chiến tranh đâu có thể đến chùa học Phật. Các bạn đã may mắn sanh ra trong thời bình ở đất nước an lành, đến chùa với không gian rộng rãi, tiện nghi đầy đủ như thế này để học Phật, nghe pháp thì các bạn còn may mắn hơn cha mẹ, ông bà các bạn rất nhiều. Các bạn đã có đầy đủ nhân duyên phước báu nên các bạn mới có cả hương lẫn sắc, các bạn mới có đủ nhân duyên để về đây tu tập với đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, có vị thầy Bổn sư, có Tăng đoàn, có giáo pháp của đức Phật. Bên cạnh các bạn còn có thiện tri thức đồng một tâm nguyện lành, nguyện sống hạnh phúc an vui bây giờ và tại đây. Tất cả các điều kiện cần có cho mình, cho cuộc sống viên mãn thì các bạn đã có đủ đầy, các bạn hãy tận dụng duyên lành này cho cuộc sống đựợc thăng hoa!

Các bạn cũng đừng quên chọn cho mình một hạnh nguyện của các vị Bồ tát nào đó như từ bi, lắng nghe của Bồ tát Quan Thế Âm…Các bạn có thể tùy căn cơ và sở thích riêng của mình mà chọn một hạnh nguyện của vị Bồ tát nào đó để hành theo nhưng đừng quên nhìn người với cái năng kính từ bi và trí tuệ, đừng để năng kính ganh tỵ, đố kỵ, phiền não mà nhìn người thì bạn đi đâu thế giới cũng rộng mở!

 

Cuối thời pháp thoại, Hòa thượng đã dành ít phút trả lời vấn đáp cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc, Phật giáo Hàn Quốc mà các bạn chưa biết, đây cũng là một cơ hội, một nhân duyên hiếm hoi mà các bạn trẻ có được.

 

Một ngày tu tập với những giá trị lợi lạc quý báu này, chắc chắn sẽ mang lại những ngày tháng an lạc nếu các Phật tử nỗ lực thực tập và áp dụng nó trong cuộc sống.



Sài Gòn 8 tháng  07 năm 2018

Giác Hạnh Hoa

 








































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập