Bình Dương: Hoằng pháp trong thời đại công nghiệp số

Đã đọc: 1167           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chiều cùng ngày, 06-07-2018 (nhằm ngày 23-05-Mậu Tuất), ngày thứ 3 của Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh và kỹ năng xử lý thông tin, TT.TS Thích Minh Nhẫn, Uỷ viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổ trưởng Tổ Thông tin Tuyên truyền VP2 TƯGH đã có buổi chia sẻ gần 400 học viên của 10 tỉnh thành thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại chùa Hội An,phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với chủ đề: “Hoằng pháp trong thời đại công nghiệp số”.

Đây là buổi học thứ 2 do TT. Thích Minh Nhẫn chia sẻ đến toàn thể hội chúng trong Khóa bồi dưỡng.Hiện nay xã hội đang trên đà thay đổi như vũ bão theo tiến trình cách mạng của khoa học và công nghệ thông tin đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0).

Nhận thức của con người đã không ngừng thay đổi song song với những bước sáng tạo và những phát minh tân tiến của kỹ nghệ hiện đại; những giá trị truyền thống tâm linh ít nhiều đã bị xao lãng bởi sức hấp dẫn của nó… Vượt thoát sự cố hữu hay theo thời, với căn bản triết học “tùy duyên” của đạo Phật thì ngành Hoằng pháp đã có những bước chuyển mình và thay đổi để  thích ứng với thời đại và căn cơ của con người nhằm đạt đến mục tiêu duy nhất là chuyển tải thông điệp yêu thương, hòa bình và trí tuệ của Đức Phật đến với nhân loại một cách hữu hiệu nhất.

Hoằng pháp là nghĩa vụ thiêng liêng của người con Phật: bởi vì hoài vọng của đức Phật “vì lợi ích cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người”. Do đó, giáo pháp của đức Phật là phương pháp sống thực tiễn, không thể tách rời con người; nếu không đem chánh pháp hoằng truyền cho chúng sanh thừa hưởng, thì Phật giáo chỉ là món đồ cổ trưng bày xem chơi chớ chẳng có ích lợi gì.

Các nhà Hoằng pháp có cơ hội rất lớn để tiếp cận với các tín đồ Phật giáo cũng như những nhà nghiên cứu về Phật giáo thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc Hoằng pháp giờ đây không chỉ là việc lên pháp tòa thuyết giảng Chánh pháp mà còn nhiều phương cách khác nhau như trên các trang web hay mạng xã hội facebook, instagram, zalo ….Mà chánh pháp muốn được lan rộng cho chúng sanh thừa hưởng thì phải nhờ những sứ giả của Như lai hoằng truyền.

Hơn 25 thế kỷ qua các nhà truyền giáo Phật giáo đã thực hiện hoài vọng của Phật, làm cho mạng mạch Phật pháp được sống mãi ở thế gian. Trong sự thành công vẻ vang đó, những người làm sứ mạng hoằng pháp gặp không ít khó khăn, đòi hỏi họ phải kiên nhẫn, sáng suốt trong mọi lãnh vực thì mới mong vượt qua những chướng ngại đầy chông gai, gian khổ này.

Tại khóa bồi dưỡng, TT.TS Thích Minh Nhẫn, Uỷ viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổ trưởng Tổ Thông tin Tuyên truyền VP2 TƯGH đã chia sẻ đến tất cả học viên như:

1/ Định hướng kênh truyền hình của Phật sự online để có thể thành một kênh chung cho tất cả Tăng Ni trong cả nước chuyển tải trực tiếp các sự kiện, thông tin các buổi lễ diễn ra của Phật giáo.

2/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Hoằng pháp, đời sống và hành chánh. Trong phần này, Thượng tọa đã chia sẻ những ứng dụng đối với mạng xã hội như: facebook, zalo, viber… vào đời sống, công việc và trong công tác Hoằng pháp lợi sanh.

3/ Cách sử dụng dữ liệu đám mây, lưu trữ thông tin cá nhân, lưu trữ tư liệu và chia sẻ cho bạn bè.  

Ngày hôm nay, với sự tiên tiến khoa học, văn minh con người đã vượt quá những gì từng là sản phẩm của niềm tin, con người muốn giải toả tất cả những nghi vấn còn nằm trong bế tắc, mà nhất là trong niềm tin tôn giáo. May thay giáo pháp của đức Phật không phải là niềm tin suông, sự mặc khải của thần thánh, mà là chân lý vũ trụ và nhân sinh, thực tiễn, được diễn tiến một cách vi diệu nơi mỗi con người,mỗi thời đại.

Nhằm làm toả sáng hơn về niềm tin chân lý Phật đà, người hoằng pháp chúng ta trong thời hiện tại cần phải làm gì để phát huy chân lý đó? Đó chính là câu hỏi cần được đặt ra và tìm lời giải đáp chân  xác, thiết thực nhất ở mỗi hành giả hoằng pháp của chúng ta. 

Phật pháp là dòng chảy linh động nên không bị bế tắc và hạn cuộc trong bất cứ khuôn khổ nào. Vì vậy, cũng là giáo pháp Phật, nhưng giáo pháp của 2500 năm trước và ngày hôm nay nó đã được thay đổi rất nhiều, cho dù là giáo lý nguyên thuỷ cũng không còn là Nguyên thuỷ, tất cả chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thời đại. Đó chính là tinh thần tuỳ duyên trong đạo Phật.

Tại buổi chia sẻ, Thượng tọa đã tận tình chia sẻ một cách cụ thể, rõ ràng trong việc chuyển tải thông tin những sự kiện diễn ra nơi từng tự viện, từng tỉnh thành trong cả nước trên trang mạng facebook, zalo bằng hình ảnh hoặc viedeo. Toàn thể hội chúng lắng nghe trong niềm hoan hỷ và hết sức phấn khởi khi được tiếp cận thêm về công nghệ thông tin kỹ thuật số, cập nhật tin tức, sự kiện đang diễn ra trên khắp mọi miền của đất nước thông qua smartphone của mỗi cá nhân. 
























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập