Bình Dương: Trao đổi về chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp

Đã đọc: 920           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chiều ngày 05-07-2018 (nhằm ngày 22-05-Mậu Tuất), tại chùa Hội An, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, TT.TS Thích Minh Nhẫn, Uỷ viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổ trưởng Tổ Thông tin Tuyên truyền VP2 TƯGH đã có buổi chia sẻ với chuyên đề: “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo – Kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số” cho hơn 400 học viên của 10 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Nhằm thực hiện tốt điểm thứ 8 trong phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc khoá VIII ( 2017- 2022) đã tổ chức thành công từ ngày 19-22 tháng 11 năm 2017 tại thủ đô Hà Nội với nội dung: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị Từ bi – Trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội các cấp trong sự nghiệp phụng đạo yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”. (1)

.Đẩy lùi các thông tin mang tính xuyên tạc, cố ý bôi nhọ đời sống phạm hạnh của Tăng, Ni với ý đồ làm giảm uy tín của tăng đoàn, Giáo hội và đạo Phật, để người dân mất niềm tin và không còn thiện cảm dẫn đến việc từ bỏ, xa rời đạo Phật.

.Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng Pháp, phát triển các hoạt động từ thiện xã hội, giáo dục và nỗ lực phát huy tốt việc ứng dụng mạng xã hội trong việc tuyên truyền, chuyển tải hình ảnh tốt đẹp của Tăng, Ni tích cực tham gia hoạt động Hoằng pháp lợi sanh, các công tác xã hội, hình ảnh cái thiện và tinh thần Từ bi – Trí tuệ đến cộng đồng và xã hội. Truyền thông Phật giáo hướng đến mỗi một Phật tử có sử dụng thiết bị di động nghe nhìn, điện thoại thông minh trở thành thành viên truyền thông của Phật giáo, mỗi một Phật tử là một Hoằng pháp viên của thời đại công nghệ kỹ thuật số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.

Theo đánh giá của Thượng tọa, những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc khủng hoảng truyền thông liên quan đến Phật giáo, đã bị một bộ phận kẻ xấu lạm dụng khai thác triệt để truyền và đăng tải thông tin thiếu tính chân thật, khách quan nhằm làm tổn hại uy tín và niềm tin của người dân đối với đạo Phật. Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo… mỗi cá nhân đều có cơ hội làm truyền thông một cách thuận lợi và nhanh chóng, mang đến nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống, bên cạnh đó mặt trái và sự tác hại của mạng xã hội cũng rất khó lường nếu không biết kiểm soát.

 “Thế giới ảo của truyền thông đã đi vào cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng toàn diện đến toàn nhân loại. Mạng xã hội đã chính thức trở thành quyền lực số 5, Phật giáo không thể đứng ngoài” (trích phương hướng hoạt động Phật sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc khoá VIII). Đất nước hội nhập, kinh tế và đời sống của nhân dân không ngừng phát triển, một bộ phận kẻ xấu trong và ngoài nước luôn luôn tìm mọi cách chia rẽ tinh thần đoàn kết tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh trật tự… do đó nếu người con Phật còn chậm trễ, thờ ơ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để làm công tác truyền thông Phật giáo một cách nỗ lực và tích cực hơn thì xem như đã bỏ ngỏ cơ hội, nhường thị phần cho kẻ xấu thuận lợi vô tư khai thác tuyên truyền, xuyên tạc, làm tổn hại uy tín Đạo Phật và gây bất an trong xã hội.

Phần mở đầu, Thượng tọa đã cho các học viên thấy về sức mạnh của Thông tin – truyền thông, không phải đương nhiên xã hội cho rằng Báo chí là quyền lực thứ tư, mạng xã hội là quyền lực thứ năm đứng sau bộ ba quyền lực được công nhận chính thức (lập pháp, hành pháp và tư pháp). Theo sự phân tích của Thượng tọa: Xã hội nước nhà hiện nay đang trong giai đoạn phát triển hội nhập toàn cầu hóa thế giới. Những ứng dụng công nghệ gần đây cho thấy “Thế giới là phẳng”, “Thế giới trong tầm tay” hay chỉ là một cái “click chuột” là chúng ta có thể biết được hết những gì xảy ra chung quanh, ở bất cứ nơi nào. Đây là điều kiện thuận lợi để Phật giáo nước nhà phát triển sâu rộng vào cộng đồng xã hội, nếu chúng ta biết khéo léo ứng dụng Công nghệ Truyền thông để Hoằng pháp, Giáo dục,  sinh hoạt Tăng đoàn, Từ thiện, hành chính Giáo hội…thì sẽ đạt được sự lan tỏa nhanh chóng nhất và có hiệu quả nhất.

Với những ưu thế đó, Thượng tọa nhận thấy rằng, Ban TTTT TƯGH ngày một phát triển sâu rộng, kết nối với Ban TTTT PG các tỉnh thành trong cả nước để tạo thành một hệ thống thế mạnh trong công tác Truyền thông từ TƯ đến địa phương. Chính vì thế mà nhiều khóa tập huấn và bồi dưỡng tại một số khu vực, vùng, miền được TƯGH quan tâm chỉ đạo tổ chức như: khu vực phía Nam tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, khóa bồi dưỡng hiện tại diễn ra tại tỉnh Bình Dương.

Hiện nay, đã thành lập Truyền thông khu vực phía nam 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phát triển một cách hiệu quả. Tiếp theo là Phật sự miền Đông, Phật sự miền Trung, Phật sự Tây Nguyên và Phật sự miền Bắc, Ứng dụng mạng xã hội làm nhịp cầu nối trong mọi công tác hoạt động Phật sự. Thông qua diễn đàn Zalo, Facebook, Viber của Lớp truyền thông từ các nhóm, chỉ trong vòng 1 tin nhắn PG 63 tỉnh thành đều nắm biết và chia sẻ kinh nghiệm trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.

Ngài cũng nêu lên những thuận lợi, khó khăn hiện nay, những nguy cơ và thách thức cho tương lai của truyền thông Phật giáo. Trước thực trạng đó, Thượng tọa đã chia sẻ với tăng, ni, cư sĩ làm công tác truyền thông Phật giáo về kế hoạch và giải pháp thực hiện để “phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp”.

      + Một là tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ làm công tác truyền thông nâng lên tầm chuyên nghiệp; tổ chức hội thảo, tọa đàm… các vấn đề liên quan đến truyền thông Phật giáo; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho công tác truyền thông Phật giáo để thông tin tốt đẹp của đạo Phật được truyền bá đa phương tiện cả phần nghe và nhìn.

       +Hai là Tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân sự chuyên ngành của Ban Thông tin – Truyền thông của Giáo hội các cấp, nhằm đạt hiệu quả tác nghiệp nhanh, chính xác đúng sự thật và có năng lực sử dụng các ứng dụng liên quan đến mạng xã hội, Website để kịp thời chuyển tải nội dung đến xã hội và cộng đồng mạng, định hướng dư luận và công tác phản biện. Các tỉnh trong khu vực nên phối hợp, liên kết, hỗ trợ nhau về công tác truyền thông Phật giáo.

       + Ba là xây dựng, đào tạo mỗi Phật tử trở thành một Hoằng pháp viên sử dụng điện thoại thông minh phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp.

Thượng tọa cũng chia sẻ cho các học viên sơ lược về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa văn bản hành chính, lưu trữ tài liệu bảo mật hồ sơ, quản lý danh bộ.  Với kiến thức uyên thâm và tầm nhìn chiến lược, đã nhận được sự đồng tình niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Ngài nhấn mạnh về tầm quan trọng của truyền thông Phật giáo, thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động từng ban, ngành của GHPGVN, đến hình ảnh Phật giáo trong lòng dân tộc.

Với công nghệ hiện nay, đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để phát triển truyền thông Phật giáo như: lập kênh truyền hình trực tuyến trên Facebook, Youtube, các Website… để chuyển tải thông tin đa phương tiện. Nếu làm tốt công tác truyền thông, Phật giáo sẽ ngày càng phát triển vững mạnh hơn.

Trong lĩnh vực Truyền thông TT.Thích Minh Nhẫn luôn là người tiên phong, sáng tạo, khơi nguồn nhiệt huyết đến với mỗi học viên của khóa bồi dưỡng nhằm “đẩy mạnh truyền thông Phật giáo một kênh Hoằng pháp”. Thượng tọa là người truyền lửa, un đúc tinh thần, truyền trao bầu nhiệt huyết đến với tất cả hội chúng.

Trước khi kết thúc buổi chia sẻ, các học viên đã đặt ra nhiều vấn đề thảo luận xoay quanh chủ đề “Chiến lược phát triển truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp” và đã được Thượng tọa tuần tự giải đáp với sự đồng thuận hoan hỷ và tán thán của toàn thể đại chúng.

 

 

 












Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập