Thiền sư Vạn Hạnh với thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ

Đã đọc: 905           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image HT. Thích Thiện Nhơn tại buổi tọa đàm

Ngày 27/6, tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Ninh tổ chức toạ đàm khoa học “Thiền sư Vạn Hạnh với thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ” nhân đại lễ kỷ niệm 1.000 năm ngày viên tịch của Thiền sư Vạn Hạnh (1018 – 2018).

Tại buổi tọa đàm, các Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu… đã  có các tham luận làm rõ vai trò và công lao của Thiền sư Vạn Hạnh với đạo pháp và dân tộc; tinh thần hộ quốc an dân trong kỷ nguyên đầu độc lập dân tộc. Đồng thời,  các tham luận cũng nhấn mạnh hành trang, tư tưởng, vai trò của Thiền sư Vạn Hạnh trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước Đại Việt; tư tưởng triết học nhân sinh quan của Phật giáo xây dựng vương triều nhà Lý… 

Phát biểu tại tọa đàm, Tiến sĩ,  Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Phật giáo du nhập vào Việt Nam những năm đầu Công nguyên với tinh thần “khế lý, khế cơ, tùy duyên phương tiện”, đã nhanh chóng hòa vào dòng sử Việt, thể hiện rõ vai trò, vị thế “hộ quốc an dân” của mình trong đời sống tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội. Từ thời nhà nước Đại Cồ Việt, các vị thiền sư Phật giáo đã có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, trong đó nổi bật nhất là Thiền sư Vạn Hạnh. Thiền sư từng gắn bó với các triều vua Lê Đại Hành (‪941 - 1005‬), Lê Ngọa Triều (1005 - 1009) và vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028), khẳng định vai trò lịch sử trong buổi đầu xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt. 

“Thiền sư Vạn Hạnh đã có công rất lớn với đạo pháp và dân tộc, người đã nuôi dưỡng Lý Công Uẩn trở thành tướng sĩ tài ba, văn võ song toàn, hữu dụng cho đất nước Đại Việt. Đồng thời, với cương vị cố vấn của các triều Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý, Thiền sư Vạn Hạnh đã có công đóng góp tạo sự đoàn kết, thống nhất ý chí hành động và phát triển đất nước xuyên suốt hơn 200 năm. Thiền sư còn có công lớn trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Đại Việt, năm 981 và 982, đưa Lý Công Uẩn lên làm vua năm 1009, mở đầu nhà Lý thịnh trị, giúp vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La - Thăng Long (Hà Nội ngày nay), tạo cho đất nước Đại Việt có trung tâm văn hóa, chính trị xã hội ổn định, xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến của Đại Việt”. 

Đồng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Lại Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông - Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Thiền sư Vạn Hạnh là đại diện cho bộ phận tri thức tiêu biểu của dân tộc Việt Nam buổi đầu kỷ nguyên độc lập. Thiền sư là người có phẩm chất trí tuệ, có trình độ hiểu biết sâu rộng, nhân từ, khoan thứ, vận dụng linh hoạt trí tuệ, tài năng làm tròn trách nhiệm và vị thế được giao”. 

Tọa đàm là dịp ôn lại lịch sử, đóng góp của Thiền sư Vạn Hạnh đối với dân tộc, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đồng hành cùng dân tộc. Qua đó, các thế hệ tăng ni, Phật tử cần nỗ lực hơn nữa trong tu tập và hành đạo, hoằng dương chính pháp theo phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”, làm tốt đời đẹp đạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 

Thiền sư Vạn Hạnh (938-1018) quê ở làng Dịch Bảng, châu Cổ Pháp, phủ Bắc Giang (nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), là Thiền sư thuộc thế hệ thứ 12 dòng Thiền Tì ni đa lưu chi. Sinh thời Thiền sư là người luôn quan tâm đến đời sống chính trị và đã tham gia nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Thiền sư đã đóng góp nhiều ý kiến giúp vua Lê Đại Hành chống giặc ngoại xâm, dựng nước; đồng thời, góp phần giúp Lý Công Uẩn lên ngôi, mở ra triều vương tồn tại hơn 200 năm, đặt nền móng cho nền độc lập, tự chủ vững bền của dân tộc.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập