Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 20(03-06-2018)

Đã đọc: 1214           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

’Khóa tu Thiền’’ kỳ 20: 03-06-2018 (20-04 Mậu Tuất)đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ. Các thiền sinh đã được Tăng đoàn chùa hướng dẫn tụng thời Kinh Bốn pháp quán niệm trong bộ Kinh Phật về thiền và chuyển hóa do TT. Thích Nhật Từ biên soạn lại một phần trong quyển Kinh Phật cho người tại gia đây là bộ kinh được biên soạn và xuất bản trong tháng 5/2018.

Pháp thoại buổi sáng

Sau thời tụng kinh, các thiền sinh được cung đón TT. TS.Thích Tâm Đức, Ủy viên hội đồng TS GHPGVN, Phó viện trưởng thường trực Học viện GHPGVN tại TP.HCM,  Thượng tọa đã mang đến cho các thiền sinh bài thuyết giảng với chủ đề:‘’Trải nghiệm về chánh niệm’’.

Trải nghiệm về chánh niệm là một kinh nghiệm và chánh niệm là thuật ngữ về thiền. Con đường Bát chánh đạo là con đường 8 chi phần  để đưa con người thoát khỏi khổ đau đó là : Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, gói gọn 8 chi phần này là Giới- Định-Tuệ.

Vì đây là một đề tài về kinh nghiệm có thật (không phải là lý thuyết) nên Thượng tọa đã sơ lược kể lại nhân duyên đến với trường Đại học Vạn Hạnh, nhân duyên đến với thiền. Câu chuyện thượng tọa kể từ những giây phút đầu tiên ngồi thiền trong tư thế kiết già mặc dù đau đến nước mắt chảy thành dòng và chỉ mong sao nghe tiếng chuông của thời khóa thiền kết thúc. Mới 20 tuổi nhưng Sư bị tim đập nhanh, mồ hôi tay lúc nào cũng ướt, đêm nằm ngủ thì mơ liên tục, khi ngồi thiền thì thân ở Sài Gòn nhưng tâm du ngoạn ở Huế… Những trải nghiệm trong quá trình thực tập thiền và Sư đã đạt đến trạng thái nhẹ nhàng như không còn có thân.

Thượng tọa cũng nhắn gửi đến các thiền sinh phải lắm được  cốt lõi của Phật giáo đó là thiền. Làm người đã là khó nhưng gặp được Phật pháp lại càng khó nhưng gặp Phật pháp rồi phải đi đúng hướng lại càng khó hơn. Đến chùa rồi, các Phật tử phải nhớ đừng có quên thiền định. ‘’ Người nào nhiệt tâm tinh cần chánh niệm, tỉnh giác. Quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp đó là người tối thượng trong hàng đệ tử của ta trong hiện tại cũng như trong tương lai’’. Nói ra như vậy để cho chúng ta thấy được đức Phật hay đạo Phật rất coi trọng vấn đề thiền định.

Trải qua kinh nghiệm thật để các thiền sinh nếm trải được vị ngọt thật của thiền định. Thiền định không nhất thiết chúng ta phải đa văn mà nó đòi hỏi cái thiện duyên, nghiệp và đặc biệt là tu tập đúng pháp đó là thiền niệm hơi thở. Học cũng quan trọng nhưng hành trì mới là cái cốt lõi.  

‘’ Dầu sống một trăm năm. Ác giới, không thiền định, Tốt hơn sống một ngày, Trì giới, tu thiền định.” 

Sau và trước thời pháp thoại buổi sáng và chiều các thiền sinh được ĐĐ.Thích Ngộ Phương hướng dẫn thực tập thiền hành và thiền tọa.

Pháp thoại buổi chiều

Các thiền sinh có được duyên lành cung đón HT. Thích Minh Nghĩa, Viện chủ Tổ Đình Giác Nguyên Q4, thành viên Ban Chứng minh GHPGVN Q.4. Hòa thượng đã mang đến cho thiền sinh: ‘’ Quán thân bất tịnh trong Tứ niệm xứ’’.

Tứ niệm bao gồm: (i)Quán thân bất tịnh; (ii) Quán thọ diệt khổ; (iii)Quán tâm vô thường; (iv)Quán pháp vô ngã. Đây là những phương pháp mà đức Phật đã dạy cho hàng thánh chúng khi đức Phật còn tại thế nên còn được gọi là thiền nguyên thủy.

Bốn tứ tánh của niết-bàn là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Chân thường là cái vượt qua thời gian và không gian. Vậy tu như thế nào để đạt được chân thường? Tâm phải vô thường (tâm còn chạy theo đối tượng hoặc còn pháp trần trong sanh diệt). Quán vô thường để đạt cái chân thường.

Quán cái bất tịnh để đạt cái chân tịnh.Thân của con người nếu còn phàm phu (chưa phải là bậc thánh và các đại bồ tát) đều từ ái dục mà ra. Quán là xem xét hay soi sáng nhìn bằng cặp mắt thiền quán để soi thân mình, thấy thân là dơ (nhờm gớm) để không kéo cái thân này vào chỗ nghiệp lực phải chịu sanh tử luân hồi.

Là người tu tập phải thấy được cái đẹp nhất của mình: đẹp ở tâm, đẹp ở thân, đẹp ở khẩu. Cái đẹp đó làm cho mình đẹp một cách bền vững lợi lạc cho mình và giúp cho người khác, khi đó sự tu của mình mới không vô ích. Khi quán được như vậy rồi lòng từ bi mới trải rộng ra.

Trong phần giải đáp các thắc mắc của các thiền sinh, Hòa thượng đã trả lời các câu hỏi của các thiền sinh bằng các kinh nghiệm tu tập thiền từ khi còn là chú tiểu rất nhỏ. Hòa  thượng cũng nhắc lại các lợi ích của việc tu thiền: Thiền trước áp lực của công việc; Áp dụng thiền trong thi cử; Tu thiền càng được hạnh phúc, được sức khỏe, càng được sáng xủa. Ai muốn đẹp tu thiền, sống hoài không chết tu thiền (mọi thứ đều sanh diệt, khi đó mình sống với vô sanh), muốn hạnh phúc nhất  tu thiền.

Một ngày tu tập được nghe 2 bài thuyết giảng của các vị Sư nổi tiếng có rất nhiều kinh nghiệm trong tu tập thiền định sẽ giúp cho các thiền sinh mở rộng tầm nhìn, nâng cao nhận thức, thâm nhập kinh tạng và thực tập sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ mang đến cho bạn những phút giây an lạc.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 

Sài Gòn 3  tháng 6 năm 2018

Giác Hạnh Hoa

 



























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập