Người châu Á làm nhiều việc thiện trong ngày Đức Phật đản sinh

Đã đọc: 755           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Người ta thường biết đến Phật đản qua tên gọi Vesak, theo tiếng Pali, Ấn Độ. Từ năm 1999, Đại lễ Vesak được công nhận là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.

Người dân Nepal cầu nguyện tại bảo tháp Chiloncho, Kathmandu 

Lễ Phật đản: Mang lại hạnh phúc, niềm vui cho mọi người

Hiện nay Liên hợp quốc đã tuyên xưng ngày Đản sinh của Đức Phật trong Lễ Vesak như là một ngày kết hợp cả 3 ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo gồm các ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo và niết bàn.

Phật đản cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nước ở châu Á như Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia... Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hành ăn chay, bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Kỷ niệm Lễ Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Nepal: Tặng thực phẩm và quần áo cho những người nghèo

Đại lễ Phật đản được tổ chức rộng rãi trên khắp Nepal, chủ yếu là tại Lumbini (Lâm-tì-ni) - nơi sinh của Đức Phật và tại chùa Swayambhu - ngôi chùa linh thiêng của Phật giáo.

Cánh cửa chính của Swayambhu chỉ được mở vào ngày này, do đó, mọi người từ khắp thung lũng Kathmandu và hàng nghìn khách hành hương từ nhiều nơi trên thế giới đến với nhau để mừng Phật đản tại nơi Ngài sinh ra. Trong ngày này, người ta tặng thực phẩm và quần áo cho những người nghèo và cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tu viện và trường học, nơi dạy và thực hành Phật giáo.

 

Tín đồ Phật giáo Sri Lanka dâng lời cầu nguyện trong Lễ hội Vesak 

Sri Lanka: Phát quà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn 

Tại Sri Lanka, Phật giáo là quốc giáo. Trong lễ hội Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm, tất cả quán bia rượu và lò giết mổ phải đóng cửa. Người dân nước này phóng sinh một số lượng lớn thú vật, chim, cá…

Việc bố thí cũng được xem trọng, họ thường đến thăm và phát quà cho trẻ mồ côi và người già neo đơn cũng như lập những quầy cung cấp miễn phí thức ăn uống cho khách qua đường. Những nơi công cộng diễn ra nhiều chương trình lễ hội. Trong đó chương trình rước và diễu hành xá-lợi trên đường phố thu hút hàng nghìn người tham dự.

Myanmar: Tưới cây Bồ-đề cảm ơn giống cây đã che chở đức Thế Tôn

Tại Myanmar, ngày Vesak thường rơi vào tháng nóng nhất trong năm nên trong khuôn khổ lễ hội Vesak, người dân nơi đây, với lòng thành kính, đặt những chậu nước tinh khiết trên đầu đội đến những tự viện tưới xuống cây Bồ-đề. Họ tưới cây Bồ-đề để cảm ơn giống cây này đã che chở đức Thế Tôn trong những ngày thiền định trước khi chứng đạo và ước nguyện năng lực giải thoát luôn trưởng dưỡng trong họ.

Thái Lan: Tập trung vào các hoạt động từ thiện 

Thái Lan là quốc gia Phật giáo đã 5 lần tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc, trong đó có Đại lễ lần thứ 15 năm 2018. Vào tuần lễ Phật đản này, người Thái đều trang hoàng nhà cửa, phố phường với nến, đèn lồng, cúng dường lễ vật, thực phẩm và đốt hương trầm, đèn nến lễ bái và dâng lời cầu nguyện lên Đức Phật.

Nhân dịp này, hầu hết người dân tập trung vào các hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội, kiềm chế những tệ nạn xã hội, mong cầu cho sự bình an của tinh thần, an toàn xã hội và hạnh phúc bền vững.

Lào: Lễ tắm Phật với bắn pháo hoa

Tương tự tại Lào, trong thời gian lễ hội Vesak, khí trời nóng bức và không mưa, người ta thường tổ chức lễ tắm Phật cùng với bắn pháo hoa với ước nguyện sẽ có mưa.

Hàn Quốc: Lễ hội rước lồng đèn hoa sen kéo dài 1 tuần

Với Hàn Quốc, lễ hội rước lồng đèn hoa sen nhân ngày Phật đản hàng năm đã được nâng lên thành một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia mình. Lễ hội lồng đèn thường kéo dài 1 tuần cho đến ngày chính thức Phật đản. Riêng tại Thủ đô Seoul, ước tính có khoảng trên 100.000 lồng đèn với nhiều hình dáng và màu sắc đã được trưng bày và rước đèn xuyên trung tâm thành phố vài cây số.

Chiếc đèn lồng hoa sen, với người Hàn là biểu tượng của ước muốn mọi người đều được tuệ giác của Đức Phật và ngọn nến cháy sáng bên trong tượng trưng cho sự giác ngộ. Vào ngày Đức Phật ra đời, nhiều ngôi chùa cung cấp bữa ăn miễn phí và trà cho tất cả du khách.

_Nguồn:anninhthudo.vn_

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập