Chùa Giác Ngộ: Ngày Tu Tập Thứ 5 Khóa Tu ‘’Xuất Gia Gieo Duyên’’ Lần Thứ 3

Đã đọc: 1229           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Các Sa-di, Sa-di-ni và giới tử bát quan trai hãy biết trân quý từng phút, từng giây trong khóa tu. Sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại để có thể trải nghiệm hết sự thiêng liêng của đời sống người xuất gia đó là phước báu hiếm gặp, không phải ai cũng có được. Cũng như mọi sáng, sau thời khóa công phu sáng tại chánh điện và thiền hành quanh công viên Hòa Bình rồi trở về chùa thọ thực trong chánh niệm mở đầu cho một ngày tu tập mới.


TT. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM, Trụ trì chùa Giác Ngộ tiếp tục thuyết giảng chuỗi chuyên đề trong khóa tu Xuất gia gieo duyên lần thứ 3 với chủ đề:‘’Kinh nghiệm tư vấn tâm lý’’.
Bài giảng chuyên đề với 3 nội dung sau: (i) Vấn đáp Phật pháp sau thời pháp thoại; (ii) Tư vấn cá nhân; (iii) Trách nhiệm trợ giúp của người thân; (iv) Giải pháp tư vấn bốn bước.
1-Vấn đáp Phật pháp theo sau thời pháp thoại, từ ngữ Phật học gọi là pháp đàm (nói chuyện thảo luận, trao đổi). Pháp đàm là gợi mở cơ hội để người nghe đang bị vướng kẹt các vướng mắc, các bế tắc để bộc bạch trình bày nỗi khổ niềm đau mà họ đang vướng phải. Theo đó Tăng sĩ với tư cách là bậc thầy giải thích hướng dẫn cho họ vượt qua khổ đau.
2-Tư vấn cá nhân có nhiều vấn đề tế nhị không thể trình bày ở giảng đường. Người khổ đau đó cần xin một cuộc hẹn với vị thầy mà mình tâm đắc, các bế tắc đó sẽ được tư vấn được tháo mở. Trong trường hợp người cần tư vấn ở xa thì cần tư vấn thông qua điện thoại thông minh.
Để người đang có nỗi khổ niềm đau vượt qua được và trở thành người Phật tử chân chính, các vị Tăng Ni trẻ và các vị trụ trì cần phải lưu ý đến đối tượng cần tư vấn là những người đang vướng kẹt vào các cảm xúc mạnh, các cảm xúc hủy diệt bao gồm giận dữ, hận thù, lo lắng, đau đớn, tuyệt vọng, đổ vỡ… 
3-Trách nhiệm trợ giúp của người thân: Những người sống chung, làm việc chung cần nhận biết người thân của mình, cần để ý các dấu hiệu khổ đau trên thân và tâm của người thân: đau đầu, mất ngủ, kém ăn, trầm tư, không thích nói chuyện hay tiếp xúc với người khác…Người thân phải tìm các vị tư vấn có kinh nghiệm, có chuyên môn, có bằng cấp, tuyệt đối không tìm các vị tư vấn là các thầy đồng bóng, thấy bói, thầy bắt ma, thầy ngoại cảm…Sự thông cảm của người thân cũng sẽ giúp họ sớm vượt qua nỗi khổ niềm đau.
4- Giải pháp tư vấn bốn bước: Tất cả mọi vấn nạn dù là loại hình gì ở phạm vi quốc tế, quốc gia khu vực, cộng đồng, xã hội, gia đình, cá nhân đều có thể giải quyết dứt điểm bằng Bốn sự thật thánh (Alaska); Bước 1: Nhận diện các thách đố khổ đau; Bước 2: truy tìm nguyên nhân khổ đau họ đang gặp phải; Bước 3: Yêu cầu bệnh nhân thừa nhận sức khỏe và sự phục hồi; Bước 4: Hướng dẫn người thân chăm sóc tốt bệnh nhân của họ. 
Thượng tọa mong muốn chuỗi chuyên đề trong các buổi thuyết giảng vừa qua đến các Tăng Ni trẻ và các vị Trụ trì để chia sẻ kinh nghiệm Phật pháp như là một kỹ năng, nếu bỏ quên kỹ năng này thì đối tượng chịu thiệt thòi nhất vẫn là Phật tử tại gia, kéo theo sự tổn thất đó là sự suy giảm số lượng tín đồ Phật giáo.
Tiếp theo phần pháp thoại buổi sáng của khóa tu xuất gia gieo duyên lần thứ 3, các Sa-di, Sa-di-ni và giới tử bát quan trai có cơ hội được cung đón TT. TS. Thích Tâm Đức , Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN, Phó viện trưởng thường trực Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó viện trưởng kiêm giảng viên tại Học viện PGVN tại TP. HCM
Thượng tọa giảng sư đã mang đến cho khóa tu bài thuyết giảng với chủ đề: ‘’Vun trồng chánh niệm’’.
Thượng tọa giảng sư đã dựa vào bài Kinh Thân hành niệm trong Trung Bộ Kinh để mang tới cho các giới tử hiểu biết hơn về chánh niệm, hãy nỗ lực tinh tấn thực tập để vun bồi. 
Bài thuyết giảng được chia làm 4 nội dung mà đức Phật đã dạy trong bài kinh: (i) Niệm hơi thở; (ii) Uy nghi cử chỉ của thân; (iii) Những thành phần cấu tạo nên thân; (iv) Thân này là bất tịnh; (v)Thân này đang chết; (vi) Tứ thiền.
1-Niệm hơi thở: Chọn hơi thở là đối tượng để niệm là vô cùng quan trọng vì hơi thở là có thật, không có tưởng tượng, không có hình tướng, không đẹp, không xấu (thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào), vì vậy khi nhìn nó sẽ không khởi tâm tham, tâm dễ bình an. 
2-Uy nghi cử chỉ của cái thân: nghĩa là thân đang làm gì thì tâm an trú ở trong đó (ví dụ đang ngồi học là biết mình đang ngồi học, đang lái xe thì chỉ biết đang lái xe).
3- Thân này do nhiều yếu tố tạo thành: Tim, gan, thận, phổi, máu, huyết… hợp thành. Niệm thân để biết thân này do nhiều yếu tố duyên hợp lại không có gì là chủ thể độc lập. Mục đích để phá đi khái niệm sai lầm là cái tôi, có một cái tôi mà cái tôi là đánh lừa tâm trí. Sự hiện diện của cái thân chỉ là tạm thời có đó rồi mất đừng bám víu vào nó. 
4- Quán thân bất tịnh: Thân của chúng ta toàn là những vật dơ uế để đừng quan tâm và lặng lòng, đừng lệ thuộc vào nó nhiều quá.
5- Quán thân này đang chết: quán thân thối rữa như một tử thi để chúng ta không tham đắm, bớt đi, dừng hẳn và buông xả cái thân.
6- Tứ thiền: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Thượng tọa giảng sư đã nhấn mạnh cho các giới tử về lợi ích của pháp môn thiền: Ai tập thiền niệm hơi thở thì lợi ích của thiền sẽ mang đến sự thông mình và trí tuệ ngày càng được tăng trưởng. Ma vương không còn cơ hội (những thế lực, những yếu tố cản chở con đường tu tập). Cơ thể sẽ an lạc, thoải mái, không cần phải đi chơi giải trí những tiêu cực, tai hại ở bên ngoài. Chế ngự được cảm xúc (con người khổ là do cảm xúc) vui, buồn, thương, ghét và kham nhẫn được các cảm giác nóng, lạnh, đói, khát. Vượt qua được nỗi sợ hãi. 
Hai bài pháp thoại chuyên đề của hai vị giảng sư nổi tiếng đã kết thúc buổi sáng ngày tu tập thứ 5. Buổi chiều các Sa-di, Sa-di-ni và giới tử bát quan trai sẽ tiếp tục thực tập lạy sám hối, thời tụng kinh - thiền tập vào buổi tối và sinh hoạt Chúng.










































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập