Hơn 400 Phật Tử Tham Dự Lễ Quy Y Tam Bảo Mùng 9 Tháng Giêng Tại Chùa Giác Ngộ, Ngày 24-02-2018

Đã đọc: 1055           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vào buổi tối cuối tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán - thứ bảy, ngày 24/02/2018 (mùng 09 tháng Giêng), tại chùa Giác Ngộ, TT. Thích Nhật Từ đã thuyết giảng cho hơn 400 thiện nam, tín nữ vừa làm Lễ Quy Y Tam Bảo với chủ đề: "Tu thiền từ bi, kết thúc khổ đau” – lấy ý chính từ kinh Từ Tâm (Metta Suttra) trong Kinh tạng Pali.

Mở đầu bài thuyết giảng, thiền chỉ và thiền quán đã được thầy giới thiệu. Trong đó, thiền chỉ hướng “định” và sự quyết tâm, thiền quán hướng đến tuệ giác và bốn đề mục thiền thân, thọ, tâm, pháp.
Trong các ứng dụng của Thiền từ bi, thầy đã khái quát qua các chủ điểm sau:
Điều 01: Điều kiện được hạnh phúc 
1.1 Hạnh thẳng thắn: Người chân thật, tâm chân chất, không giả dối, không xui nịnh, ... biết quý trọng người tài, nâng đỡ những người có tâm huyết và năng lực, biết dẫn dắt mọi người đến với chân lý Phật.
Hạnh khiêm cung: Không xem thường, lợi dụng người thấp hơn mình,
Sử dụng lời từ ái: Không dùng ngôn từ gây hận thù, chì chiết, nguyền rủa, những lời cay độc, thị phi,... Nên thực tập sử dụng những lời nói từ bi.
Sống hạnh đơn giản: Không hoang phí, xa xỉ, đua đòi, hạn chế phiền hà cho người khác.
Sống hài hòa: Trong kinh điển Pali, Đức Phật dạy chúng ta sống hòa nhã với mọi người, nỗ lực hòa giải những gút mắc, góp ý xây dựng thay vì chỉ trích. Biến kẻ thù thành bạn, tạo không gian hòa bình trong cuộc sống.
Tâm điềm đạm: Kết quả của luyện tập thiền chỉ và thiền quán: làm chủ tâm tư, lối sống. Bạn có thể làm chủ tâm tư trước nghịch cảnh, không vội vã, phản ứng nóng nảy vì chính chúng sẽ tạo những hối hận về tương lai sau này. Nên kiềm chế cảm xúc, không tranh chấp để tạo nên không gian hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. 
Ít ham muốn và không đua đòi: Hãy sống ngay thẳng, rèn luật pháp, từ đó ta sẽ hiểu được chính mình, thông cảm với các hoàn cảnh sống, hài lòng với thực tại và biết chọn lựa, chi tiêu hợp lý.
Không làm điều gì bị chê cười: Không vi phạm luật pháp, thuần phong mỹ tục, lợi dụng các phương tiện mạng xã hội phê bình, chỉ trích, hạ bệ người khác. Giữ mình, rèn tâm trong sáng, ghi nhớ quy trình “nhân, duyên, quả”. Giữ chữ tín, không đầu hàng trước số phận. 
Điều 2: Từ bi đối với mọi loài: Nguyện cho mọi người, mọi loài được sống an lành, thảnh thơi. 
Thay vì phát nguyện thật vĩ đại, hãy hành động cụ thể. Hạn chế giết mổ trực tiếp các loài động vật, có thể tạm thời sử dụng các thực phẩm đông lạnh nếu chưa thể ăn chay hoàn toàn. Điều này có thể giảm nghiệp sát một cách trực tiếp. Không tham gia các hành động xâm lăng, các cuộc chiến vô nghĩa, tạo nỗi khổ niềm đau cho nhân loại. Không nên văng tục, dùng lời nói khó nghe trong quan hệ hằng ngày.
Thực tập tâm từ bi với con người, động vật, thực vật, liên tưởng tạo ra năng lượng tích cực đến những người thân có quan hệ huyết thống, bạn bè, cộng đồng xung quanh, đến các loài động vật trên mặt đất, dưới nước, trên không. Ứng xử cao thượng, không đầy người khác vào thế chân tường, lún sâu trong con đường tù tội. Thực tập tâm từ bị cần mạnh dạn nhận lỗi, sai xót mà mình mắc phải, nhận góp ý để hoàn thiện nhân cách. Nhờ đó, chính bản thân ta sẽ tiến bộ hằng ngày.
Điều 03: Xóa hận thù và ác cảm
Có thể thấy rằng, trong vòng tuần hoàn của vũ trụ thì các hình thái bất công sẽ xuất hiện và nhấn chìm con người trong những điều bất hạnh. 
Đạo Phật là tôn giáo duy nhất đề cao tâm từ bi. Vì thế, người Phật tử không nên coi nhẹ tính mạng con người, động vật và các loài thực vật bằng cách tôn trọng sự sống của các loài, không tham gia vào chủ trương, chính sách nào mang lại cái chết.
Ngoài ra, đừng vì hờn giận mà tạo ra các hậu quả nỗi khổ niềm đau. Đừng xem thường một mầm mống ác tâm, hạt giống bạo lực, chúng sẽ sớm trở thành động cơ và nhanh chóng tự đạo diễn thành những vụ án đáng tiếc. Cách điều tiết cảm xúc mà người Phật tử có thể áp dụng là hít thở sâu, đi bộ, đọc kinh nhiều giờ liền, ngồi thiền.
Điều 04: Thực tập tâm từ bi, không giới hạn
Tình thường của người mẹ dành cho các con là không phân biệt đối xử. Người Phật tử có thể thực tập tâm từ bi như các người mẹ. Thầy kể thêm câu chuyện về sự phân biệt chủng tộc của các nước phương Tây, đặc biệt là ở nước Mỹ, giúp Phật tử hiểu rõ và từ bỏ những suy nghĩ, hành động phân biệt đối xử, bất bình đẳng, nhân phẩm, nhân quyền giữa con người với nhau. Lòng từ bi không bị bất cứ vật gì ngăn cách, vì thế chúng ta phải gần gũi với thiên nhiên, chuyển hóa các hạt giống hận thù, hạt giống ganh ghét, phân bì, tranh chấp,.. ra khỏi thân tâm. 
Điều 5: Bỏ tà kiến và ái dục
Có 4 cam kết cần chú ý như sau:
- Cam kết không rơi vào tà kiến (nhận thức sai về thế giới, nhân sinh) như đốt vàng mã, tập tục mê tín, bói toán,... 
- Cam kết từ bỏ các ham muốn xấu ( lòng tham ngược với luật pháp): nên hướng dẫn con em rèn luyện đạo đức cho các cháu. 
- Đề cao lối sống lành mạnh, thực tập theo 5 điều đạo đức. 
- Rèn luyện tuệ giác: học hiểu các chân lý Phật; nghiền ngẫm chân lý Phật qua các kinh và từ các vị tăng ni; thực tập thiền và chân lý Phật trong cuộc sống.
Trong buổi lễ, TT. Thích Nhật Từ đã hướng dẫn phát nguyện cho quý Phật tử tiếp nhận ba ngôi tâm linh làm thầy, và tuyên thệ 5 điều đạo đức. Hy vọng, những lời đạo từ của Thượng tọa sẽ giúp các Phật tử sống đơn giản chan hòa với mọi người, mở ra đời sống an nhiên hạnh phúc. 
Kính mời toàn thể quý Phật tử xem lại buổi pháp thoại tại đây: https://www.facebook.com/ThichNhatTu/app/212104595551052/…

Tin: Nguyễn Hoàng Cát Tiên, ảnh: Ngộ Trí Thắng










Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập