Thượng tọa Thích Nhật Từ khuyên 3 điều để ai cũng có Tết đoàn viên

Đã đọc: 993           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 30 Tết không rước ông bà về và ngày Mồng 3 Tết không tiễn ông bà đi. Theo quan điểm Phật giáo, sau khi chết tất cả đều thoát sinh...

Những ngày Tết, nhiều hình thức thờ cúng bị biến tướng thành trò “mê tín dị đoan” và trở thành tệ nạn.

Những ngộ nhận về việc thờ cúng khiến cho mùa Xuân trở thành một “gánh nặng” đối với người dân.

Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xung quanh vấn đề này!

Phóng viên: Kính thưa Thượng tọa, những ngày Tết, người dân hay có truyền thống thờ cúng trong gia đình, Đạo phật nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Thờ cúng Tết, theo văn hóa Phật giáo, vấn đề cốt lõi là trãi nghiệm, gìn giữ văn hóa của dân tộc.

Đạo Phật kêu gọi chúng sanh giữ gìn có truyền thống, xem ngày Tết truyền thống là cơ hội đoàn viên sau bao năm tháng đi làm ở phương xa, hội tụ hài hòa với gia đình.

Mọi người phải biết kính trên nhường dưới, bày tỏ lòng biết ơn, chăm sóc quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm, nâng đỡ dìu dắt nhau…

Làm được như vậy, bà con sẽ có một năm mới khởi đầu với nhiều điều tốt đẹp. Đó là ý nghĩa của Tết truyền thống.

Thượng tọa Thích Nhật Từ (Ảnh: HL)

Trong việc thờ cúng, đạo Phật đề cập đến 2 vấn đề “văn hóa uống nước nhớ nguồn” và “bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ông bà, tổ tiên”. 

Đạo Phật thường cúng thuần chay vì sau khi chết, tất cả đều thoát sinh.

Do đó, trên bàn thờ cúng của phật tử không có thịt cá, khô, rượu, bia, thuốc lá…

Những thực phẩm hưởng thụ đạo Phật tuyệt đối nói không!

Nếu các gia đình đều làm được như vậy thì 3 ngày Tết sẽ tốt đẹp. Các gia đình sẽ làm cho ý nghĩa đoàn viên ban đầu giữ được trọn vẹn.

Thưa Thượng tọa, bà con nên thờ cúng trong ngày Tết như thế nào để đạt được ý nghĩa? 

Đối với gia đình phật tử, ngày 30 Tết không rước ông bà về và ngày Mồng 3 Tết không tiễn ông bà đi. Theo quan điểm Phật giáo, sau khi chết tất cả đều thoát sinh hết.  

Thờ cúng ở đây là để ôn lại tâm trạng của ông bà, tổ tiên đã đóng góp cho quê hương, xã tắc và cho gia tộc. Thờ cúng còn có ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn” là quan trọng chứ không phải vì mục đích cho ông bà… ăn uống.

Ăn uống ở đây phải được hiểu là miệng còn nhai, khẩu còn nuốt, bao tử còn hoạt động, lục phủ ngũ tạng còn vận hành… nhưng người chết thì không còn các hoạt động này.

Một điều khác nữa, ý nghĩa của “hài lòng, biết đủ” trong đạo Phật nhấn mạnh và đề cao vào dịp lễ, xin. Bất kỳ trong lễ hội nào, đạo Phật luôn nhấn mạnh việc hưởng thụ, nhấn mạnh việc “hài lòng, biết đủ”, trải nghiệm sự từ tốn trong ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi… để bảo vệ người thân, hạnh phúc của mình mới là quan trọng.

Nhiều người tin vào việc thờ cúng để “xin” và mong ơn trên ban phát cho những điều tốt đẹp đến với bản thân nên việc thờ cúng bị biến tướng trở thành “mê tín dị đoan”. Thượng tọa có lời khuyên nào đến người dân?

Đối với việc tránh “mê tín dị đoan”, đạo Phật tuyệt đối không kêu gọi mua giấy vàng mã, không nên đốt giấy vàng mã, tuyệt đối không nên tin dưới âm phủ có sự sống để tuyệt đối hóa không “mê tín dị đoan”. Tiền bạc để lì xì cho con cháu, giúp ích cho người đời chứ tuyệt đối nói không với giấy tờ, vàng mã.

Thượng tọa Thích Nhật Từ: "Tiền bạc để lì xì cho con cháu, giúp ích cho người đời chứ tuyệt đối nói không với giấy tờ, vàng mã".

(Ảnh: Nguyễn Tất Định) 

Kế đến, không kiêng cữ vấn đề gì, vì Phật giáo không phân biệt ngày lành tháng tốt, ngày xấu tháng xấu.

Tốt xấu đều do con người tạo ra nên không kiêng cữ, hoặc những vấn đề nên tránh về con số, về màu sắc, chủng loại như dân gian đã đồn thổi, không phải sợ hãi, cứ giao tế bình thường…

Để một mùa Xuân mang nhiều ý nghĩa, xin Thượng tọa chỉ dạy cho chúng Phật tử được rõ hơn?

Để có mùa xuân lành mạnh, tôi kêu gọi mọi người tuyệt đối nói không với rượu bia.

Rượu bia vừa tàn phá sức khỏe bản thân mình, cho gia đình, gây tai nạn giao thông sau những niềm vui thiếu kiểm soát.

Tuyệt đối nói không với hình thức cờ bạc, những ngày Xuân là để đoàn tụ cùng người thân, sum vầy bên nhau chứ không phải hơn thua nhau, chém chặt nhau.

Và tuyệt đối nói không với các hình thức hưởng thụ đàn đúm, ăn chơi, quên đi cơ hội chăm sóc lẫn nhau của những người thân trong gia đình.

Nếu tránh được 3 điều trên thì ý nghĩa đoàn viên gia đình của những ngày Tết sẽ thật trọn vẹn và có ý nghĩa.       

Thành kính tri ân Thượng tọa đã hoan hỉ chia sẻ những kiến thức quý báu trong một mùa Xuân mới!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập