Chùa Giác Ngộ: Chương trình Góc nhìn Phật giáo kỳ 14: Khi vợ giết chồng phân xác phi tang

Đã đọc: 1534           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vào tối thứ hai, ngày 25/12/2017, talkshow Góc nhìn Phật giáo kỳ 14 đã được diễn ra tại chính điện chùa Giác Ngộ với chủ đề: “Khi vợ giết chồng, phân xác phi tang”.

Lần này, với mong muốn quý thiện nam tín nữ có thể hiểu được tổng quan vụ án, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã đối thoại với Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc quan điểm của mình dưới cái nhìn Phật giáo về vụ việc người vợ giết chồng ở tỉnh Bình Dương qua các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Qua vụ việc vợ giết chồng, phân xác phi tang, chung con xin được nghe kiến giải của Thầy về vụ việc này

Câu hỏi 2: Thưa thầy, như sự phân tích của thầy, những hành vi con người mang tính tàn nhẫn, hung tính như thế, theo Thầy có do ảnh hưởng gì về nghiệp, nhân duyên gì ở đây không ạ?

Có 2 nghiệp xấu mà nạn nhân và bị can đều dính vào:

  1. Nghiệp giận dữ
  2. Nghiệp si mê: Si mê trong câu chuyện này là si mê gián tiếp. Người sử dụng các chất kích thích đã trở nên vô minh dù ở mức độ này hay ở mức độ khác.

Nghiệp sân và si này đã dẫn đến án mạng thảm khốc. Thực ra, nguồn gốc của vụ án mạng chẳng là bao. Chỉ đơn thuần là một chút bồng bột của cơn nghiện rượu.

Câu hỏi 3: Thưa thầy, qua điều tra của công an, hành vi gây án xảy ra khi anh chồng đi nhậu về cự cãi. Nhậu nhẹt là một vấn nạn khá lớn trong xã hội hiện nay. Nước ta là nước tiêu thụ rượu bia nhất nhì thế giới, sau những trận nhậu thì kéo theo các vấn nạn như đánh nhau, gây lộn, cờ bạc, ngoại tình...Xin Thầy cho chúng con ý kiến của Thầy về vấn đề này, làm sao để giảm được những vấn nạn này ạ?

Tác hại của việc uống rượu là người uống vướng phải 36 lỗi, lỗi nặng nhất là giết người, kế đến là lừa dối, hiếp dâm, bạo lực gia đình,...Thống kê năm 2017 ở Hoa Kỳ cho biết mỗi năm có 88.000 người chết vì nhậu. Riêng năm 2012, có 3.300.000 người chết vì lý do tiêu thụ rượu mất kiểm soát. Có 5.9% dân số toàn cầu nghiện rượu. Có 18.500.000 trường hợp/năm về việc hiếp dâm sau khi uống rượu. Khoảng 4.700.000 trường hợp/năm về bạo lực gia đình sau khi say xỉn. Người tiêu thụ rượu tự rước vào mình 200 căn bệnh khác nhau.

Để thay đổi thói quen uống rượu bằng những thói quen tích cực khác, người nghiện rượu cần phải có những nỗ lực sau:

  1. Phương pháp chuyển đổi đài tâm: Thay thế đối tượng được tâm tiếp xúc.
  2. Tìm những tình thương yêu trong gia đình và đổ dồn tâm mình vào tình thương yêu đó.
  3. Trải nghiệm những thú vui qua vận động toàn thân: Thể dục thể thao, khí công, yoga…
  4. Nên có sẵn một đèn tia hồng ngoại: Khi cơn nghiện rượu làm cho mình vật vã, rọi đèn vào gáy cổ hoặc đứng trước lò sưởi, lò than, lò bếp để phơi mình nhằm cơ thể thải các chất độc thông qua mồ hôi
  5. Làm các việc thiện, việc nghĩa, việc phúc để tạo niềm vui cho mình dựa trên các giá trị tích cực

Câu hỏi 4: Thưa Thầy, ngoại tình là một hiện tượng tâm lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống hôn nhân. Ngoại tình thường dẫn đến ghen. Thói thông thường, mọi người nghĩ chỉ có phụ nữ mới hay ghen, nhưng ngày 17.12.2017 tại Sóc Sơn, Hà Nội, lại xảy ra vụ chồng sát hại vợ vì vợ không cho quan hệ tình dục sau khi chồng đi nhậu về. Vậy có phải “có yêu là phải có ghen”? Vì đời sống hôn nhân liên quan đến tính sở hữu, vậy làm sao ghen mà ít gây hậu quả tai hại hoặc có cách nào yêu mà không phải ghen không ạ? Đức Phật có lời dạy nào để chúng ta sống an lạc mà không bị nhu cầu sở hữu làm rối nhiễu tâm hồn mình?

Ghen là hành xử sân si, thiếu sáng suốt, là hành vi muốn thách đố cái tôi được sở hữu độc quyền về người mình thương mặc dù không có gì thuộc về mình vĩnh viễn, dù đó là thân thể này. Cho nên, cần phải ghen khéo léo, ghen thông minh, ghen nhẹ nhàng. Ghen thái quá, thiếu sáng suốt sẽ dễ dẫn đến nhiều tai họa về pháp luật, sức khỏe, hạnh phúc gia đình.

Câu hỏi 5: Nói đến những vụ án, thường liên qua đến cơn nóng giận không kiềm chế. Vậy làm thế nào quản lý được những cơn nóng giận để không xảy ra những hành vi sai trái, vừa tạo ác nghiệp vừa chịu vòng lao lý?

  1. Trì hoãn sự phản ứng của cơn giận: Tập hít thở thật sâu theo 4 thì khi gặp phải việc chướng tai, gai mắt. Nên nhớ là đang lúc giận đừng nên nói, hành động tay chân vì sẽ kéo theo những hậu quả về sau
  2. Phát triển tâm bi - cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ, niềm đau của tha nhân: Mình cứ xem người nóng giận là một bệnh nhân tâm lý về lối sống, cách cư xử còn mình là một bác sĩ. Do vậy, mình sẽ không chấp họ.
  3. Thay đổi không gian và thay đổi nội dung đang diễn ra khi giận dữ

    4. Phải thực tập tâm từ, hay nói rộng hơn là thiền từ bi (metta bhavana)

Cuối buổi chia sẻ, Thượng tọa đã gửi đi một thông điệp đến các hành giả và những người đã theo dõi trực tiếp

  1. Về phương diện tiêu thụ giác quan, ta nên chọn sản phẩm nghe nhìn tích cực và quản lý việc tiêu thụ của con cháu theo hướng tích cực
  2. Mỗi nhà nên có hình ảnh hoặc tượng của Bồ-tát Quán Thế Âm hay Bồ-tát Di Lặc để chúng ta đưa vào tiềm thức của mình các hạnh nguyện, hạt giống tiềm năng về các đức hạnh của các vị Bồ-tát
  3. Dù tình trạng có tệ hại đến như thế nào, người tu học Phật nên thực tập chính niệm, theo dõi các trạng thái của thân, cảm xúc, tâm và các ý niệm trong tâm, chọn lựa phương pháp tích cực, đề cao ý thức về đạo đức, lòng tự trọng, biết dừng ngay các tình huống xấu.

Một buổi tọa đàm đã mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị lợi lạc cao quý cho các Phật tử.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập