Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần 35

Đã đọc: 961           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhà báo Lê bình, sinh năm 1973 tại tỉnh Hà Nam. Bằng tài năng và niềm đam mê với nghề, chị từ Đài truyền hình Hà Nam trúng tuyển vào Đài truyền hình Việt Nam. Từ ban khoa giáo, đến bản tin tài chính rồi đến Giám đốc trung tâm thời sự VTV 24h.

Ngày 24/12/2017, tại chùa Giác Ngộ, số 92. Nguyễn Chí Thanh, Q.10, TP. HCM đã tổ chức thành công khá tu ngày an lạc lần thứ 35 cho gần 700 hành giả trong và ngoài TP. HCM về tu tập. Khóa tu do TT. Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, trưởng BTC sáng lập. Đây là một trong những khóa tu được thực hiện thường xuyên vào mỗi chủ nhật tại chùa.

Các thời khóa được thiết lập đan xen như tụng kinh, thiền ca, thiền tọa, lắng nghe chánh pháp, giao lưu trực tiếp với những vị khách mời đặc biệt của chương trình.

Khóa tu ngày an lạc thứ 35, BTC đã thỉnh mời ĐĐ. Thích Trí Huệ, UVBHP TW GHPGVN, trụ trì chùa Pháp Tạng, huyện Bình Chánh, TP.HCM thuyết giảng đề tài: “Thiện pháp và Xuất thế gian pháp”. Đại đức chia sẻ:

Chúng ta gặp được Phật, gặp được tăng già, tìm thấy môi trường tu học đúng nghĩa là một niềm hạnh phúc. Tu tập sẽ giúp chúng ta thăng tiến hơn trên con đường tìm cầu chân lý tối hậu. Là cơ hội để thăng tiến, gặp gỡ chư vị thiện tri thức, lắng nghe chánh pháp từ quý Ngài, hiểu rõ hơn lời dạy của các vị chân nhân và tìm thấy niềm an lạc từ trong triết lý sâu sắc của Phật.

Tu, là chúng ta đang tự cho mình cơ hội để đoạn trừ đau khổ, cũng là giúp những người bên cạnh chuyển hóa những phiền trược trong lòng. Như thế, tu là niềm vui, niềm hạnh phúc, là phước báu của mỗi người. Và sau cùng, tu tập là để giải thoát giác ngộ viên mãn.

Tu còn giúp chúng ta buông bỏ tham dục, sân hận, si mê, xả ly mọi ái luyến, ràng buộc, chấp trước… giải thoát sanh tử luân hồi.

Đức Phật dạy trong Tam tạng thánh điển, người tu tập nên trải qua 2 cấp bậc:

1. Tu thiện pháp: Là sự tinh tấn học hỏi, siêng năng hành trì để vượt thoát khỏi cảnh khổ trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
2. Xuất thế gian pháp: Là tu tập để đoạn lìa lậu hoặc, chứng ngộ Niết bàn. Cảnh giới đó gọi là siêu thế giới. Cũng là cảnh giới của chư Phật, Bồ tát và chư vị Thánh hiền đã chứng ngộ.

Tu tập thiện pháp là để chứng vào cảnh giới an lành trong cõi dục, sắc và vô sắc. Còn tu tập để đạt được quả báo của xuất thế gian pháp là vào cõi Niết bàn, chấm dứt mọi khổ đau: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn sanh trở lại cõi đời này nữa”.

Tu tập thiện pháp, nghĩa là chuyển hóa chúng sanh sống hướng về thế giới thuần thiện của thế gian. Đó là lý do vì sao, đức Phật thường cầu nguyện 5 điều lành mỗi khi có một chúng sanh thực hành thiện pháp, đó là: “tướng tốt, sức mạnh, giàu sang, sống lâu và quyền lực”. Chúng ta tu nhân lành, thì quả dị thục sẽ gặp được quả báo thiện.

Tu tập xuất thế gian pháp: Khi chúng ta đã thực tập thuần thục với Thiện pháp, lúc này chúng ta không còn là một phàm phu bình thường, mà đã nhập vào dòng thánh dự lưu, nhất lai… chính thức được dự vào dòng thánh. Lúc này, chúng ta đã tìm được nguyên nhân gây ra đau khổ và nổ lực đoạn trừ chúng, “thấy khổ và con đường diệt khổ, thấy được lậu hoặc và con đường đưa đến tận diệt lậu hoặc”, để đạt đến cảnh giới tự tại, giải thoát.

Buổi chiều cùng ngày, chương trình talk show “Vì sao tôi theo đạo Phật” giao lưu trực tiếp với nhà báo, biên tập VTV 24h Lê Bình.

Nhà báo Lê bình, sinh năm 1973 tại tỉnh Hà Nam. Bằng tài năng và niềm đam mê với nghề, chị từ Đài truyền hình Hà Nam trúng tuyển vào Đài truyền hình Việt Nam. Từ ban khoa giáo, đến bản tin tài chính rồi đến Giám đốc trung tâm thời sự VTV 24h.

Chị được mệnh danh là “người phụ nữ thép của VTV”, với bản tính cương trực, thẳng thắng, dám nghỉ, dám làm. Với bản lĩnh vốn có, chị không ngần ngại đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trước mặt. Từng làm Giám đốc và là nhà sáng lập của nhiều chương trình thời sự chuyển động 24h như: vạch mặt chiêu bài lừa đảo đa cấp, tuyên chiến với thực phẩm bẩn, Bạo lực học đường, lãng phí thất thoát trong đầu tư công, phóng sự cuộc chiến tranh tàn khốc tại Syria, nhà máy Formosa…

Nhưng rồi tháng 10 năm 2016, chị chia tay chương trình với điều tiếng, thị phi và những mối nghi ngờ về những gì chị và cộng sự đã cống hiến. Buông nhưng không buồn. Đó là triết lý sống của một người đã có niềm tin sâu sắc vào lời dạy của đức Phật.

Chị thực tập thiền Vipassana và thấy mình có nhân duyên đặc biệt với pháp môn tu tập này. Mỗi ngày, ngoài công việc, chị dành thời gian tỉnh tọa từ 2 đến 8 tiếng. Nhờ tinh tấn thực tập thiền và học lời Phật dạy mà chị nhìn mọi thứ đi qua cuộc đời như nó đang là: “Khi có ánh sáng của trí tuệ thì dù cả vũ trụ có tối đen, bạn vẫn bừng sáng. Muốn có ánh sáng của tuệ, phải có ngọn đèn của định; muốn có ngọn đèn của định, bạn phải thiền tập. Muốn thiền tập có hiệu quả, bạn phải giữ giới, diệt trừ tham, sân, si, nắm rõ luật vô thường sinh diệt, thấy rõ khổ và con đường đưa đến diệt khổ. Đó là chân lý giải thoát mà đức Thế Tôn đã dạy”.

Cuộc sống không êm đềm và đẹp như những gì mà con người mong muốn. Khi đối diện với nghịch cảnh, khổ đau, những điều trái ý nghịch lòng, nếu có chánh pháp soi đường, bạn nhất định sẽ không bị lạc lối giữa muôn trùng đau khổ. Lê Bình đã sống, làm việc bằng tài năng, đam mê của tuổi trẻ, nhưng nếu mọi thứ không thuận duyên, chị sẵn sàng buông và cho mình cơ hội để thực tập bài pháp vô thường của Phật. Quý độc giả có thể nghe lại chương trình tường tận hơn qua buổi giao lưu trên các trang mạng xã hội.

Tin: Nhuận Bình, Ảnh: Ngộ Trí Thắng

Xin giới thiệu một số hình ảnh tại khóa tu:















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập