Hòa bình theo quan điểm của Immanuel Kant và Phật giáo

Đã đọc: 1936           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

MỤC LỤC
 
Lời Cảm Tạ
Lời Giới Thiệu
Lời Nói Đầu 
1 Immanuel Kant: Hướng Về Một Nền Hòa Bình Vĩnh Cửu 
2 Đỗ Kim Thêm: Con Đường Dẫn Đến Hòa Bình Thế Giới Qua Sự Kết Hợp Hai Quan Điểm của Immanuel Kant và Phật Giáo (Tham luận Vesak 2014) 
3 Johan Galtung | Đỗ Kim Thêm dịch: Phật Giáo và Hòa Bình Thế Giới 
4 Karma Lekshe Tsmo | Đỗ Kim Thêm dịch: Hòa Bình theo Quan Điểm của Kim Cang Thừa 
5 Charles K. Fink | Đỗ Kim Thêm dịch: Trừng Phạt và Hòa Giải theo Quan Điểm của Phật Giáo 
6 Tóm Lược Hoà Bình Theo Quan Điểm Của Immanuel Kant và  Phật Giáo 

LỜI CẢM TẠ

Con xin thành kính dâng tuyển tập này cho song thân là Đỗ Kim Chung và Nguyễn thị Ảnh để cảm tạcông ơn sinh dưỡng. Em cũng xin kính tặng cho anh Đổ Kim Tính, người đã thương yêu và hy sinh cho em từ tuổi thơ cho đến lúc trường thành.  

Con cũng xin dâng tác phẩm này cho Nhạc phụ, Nguyễn Ngọc Diệp, Cố Tổng Thư Ký Viện Đại Học Hoà Hảo, An Giang, để cảm tạ công đức, Nhạc mẩu Hùynh thị Khảm, một tấm gương hy sinh cho gia đìnhtinh thần đạo đức kiên trì và cảm tạ lòng yêu thương và lời cầu nguyện cho gia đình con.

Tuyển tập này có sự hợp tác của Tuyết Mai, người có can đảm đặc biệt dám sánh vai đồng hành cùng tác giả trong cuộc sống và luôn hỗ trợ tinh thầnĐặc biệt nhất là Xuân Mai, con gái yêu của ba má, đã biến những ngày làm việc cực nhọc của gia đình thành những ngày hạnh phúcTác phẩm này cũng như các tác phẩm khác là một công trình chung của gia đình.

Tác giả cảm tạ các ân nhân khác đã giúp đở trực tiếp hay gián tiếp, mà không thể nào nêu hết phươngdanh. Xin tất cả ân nhân ghi nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành.  

Cuối cùngtác giả xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Cư sĩ Tâm Diệu, chủ trương trang mạng Thư Viện Hoa Sen và Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation, đã hoan hỷ tạo điều kiện cho tác phẩm này ra đời phục vụ cho quý độc giảTác giả cám ơn Cư Sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã nhiệt tình giúp dịch thuật nhiều thuật ngữ về Thiền Tông và tặng nhiều tư liệu quý về Phật học.  

Dr. Đỗ Kim Thêm LL.M, M. A

Tháng 10 năm 2017

LỜI GIỚI THIỆU 

Tác giả

Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm, Thạc sĩ Luật, Thạc sĩ Văn chương, chuyên gia về luật quốc tế và luật thương mại, chuyên nghiên cứu về Mạng lưới Quản lý Toàn cầu, Quản trị Toàn cầu, Luật Cạnh tranh, Chính sách và Lý thuyết Pháp luật. Ông là Cố vấn tổ chức phi chính phủ: Mạng lưới Cạnh tranh Quốc tế (ICN), Chuyên gia Nghiên cứu về luật cạnh tranh quốc tế và chính sách ở Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), Geneva, Thụy Sĩ.

Ông đã xuất bản nhiều tiểu luận và bài viết trên các tạp chí ngoại quốc về luật và chính sách cạnh tranhquốc tế, vấn đề pháp trị, Phật giáo và báo cáo quốc gia về Việt Nam; như Manchester Journal of International Economic Law, Journal of Competition Law, Recht der Internationalen Wirtschaft, Rechtstheorie và Social Science Research Network.

Sách đã xuất bản: Kontakt mit Vietnam; Global Netwerke als Gestaltungschance für internationale Politik; Quan điểm của Phật Giáo trước các Vấn đề Hiện đại; Global Governance of Competition Law and Policy: Key Issues; Giới thiệu các Danh tác Cổ điển và Hiện đại của phương Tây, Nhà Nước Pháp Quyền: Kinh Nghiệm Quốc Tế về Lý Thuyết và Thực Tế.

Tác phẩm

Hòa bình theo Quan điểm của Immanuel Kant và Phật Giáo là một tuyển tập gồm các bài viết và dịch để giới thiệu những nghiên cứu về những điều kiện có thể đem lại hòa bình cho thế giới.

Qua quyển sách Hòa bình theo Quan điểm của Immanuel Kant và Phật Giáotác giả muốn truyền tải thông điệp về một nhu cầu kết hợp cần có giữa hai tư tưởng phương Tây của Kant và phương Đông của Đức Phật để có thể mang lại hòa bình cho thế giới.

Đối tượng chủ yếu mà cuốn sách hướng tới không chỉ là các nhà nghiên cứu chuyên về chiến tranh và hòa bình, các giảng viên và sinh viên đang theo học các ngành Kinh tế, Chính trị và Phật học, mà còn là cho tất cả mọi người đang sống trong bối cảnh căng thẳng hiện nay giữa các cường quốc hạt nhân, giữa một thế giới đầy bất ổn mà các biện pháp ngoại giao và kinh tế xem như không còn mấy hiệu quả.

Học thuyết của Kant cho rằng chiến tranh có thể chấm dứt và hòa bình vĩnh cửu có thể đạt được thông qua chính trị với ba nguyên tắc tự doràng buộc pháp luật và bình đẳng của Hiến pháp cộng hòa. Pháp luật phải được áp dụng cho mọi người và mọi người đều bình đẳng trước nó, kể cả chính phủ, nghĩa là không loại trừ một ai. Sự đồng thuận về hình thức lãnh đạo, quản trị và điều hành quốc gia phải đặt trên căn bản pháp luật, trên cơ sở các quy luật đạo đức, một cơ sở lập luận cần có của người dân và chính quyền.

Trong khi đó, Phật Giáo với những lời dạy thực tiễn của Đức Phật về lòng từ bi và trí tuệ, về Giới, Định, Tuệ, về bất bạo động và nguyên tắc sống lục hòavô tranhvô ngã... Nếu như cả hai được kết hợp và bổ sung cho nhau thì viễn ảnh người dân được sống trong an lạc và thế giới được hòa bình sẽ không còn là điều mơ tưởng. Con đường của luật pháp của Kant và Phật pháp của nhà Phật chính là con đường của hòa bình. Và đây sẽ là mô hình mới trong công cuộc đóng góp cho hòa bình khởi đi từ nội tâm mỗi người, lan tỏa từ thôn xóm, xã ấp đến bình diện rộng lớn hơn là quốc gia và thế giới.

Cầu mong tất cả mọi loài chúng sinh đều được sống an lạc hạnh phúc và thế giới được hòa bình.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Hoà bình Theo Quan điểm của Immanuel Kant và Phật Giáo là một tuyển tập các bài viết và dịch để giới thiệu hai khảo hướng dị biệt về nhưng điều kiện đem lại cho hòa bình cho thế giới.

Lịch sử chứng minh là chiến tranh đã có từ khi con người biết chung sống, nhưng với nhiều xung độttriền miên mà một nền hòa bình công chính và dài lâu không được vãn hồi. Chung sống trong hoà bình là đề tài nghiên cứu trong bối cảnh châu Âu hỗn loạn vào thế kỷ XVIII. Abbé Castel de Saint-Pierre là người đầu tiên đề xuất giải pháp hoà bình qua tham luận Projet pour rendre la paix perpétuelle en Europe I-II (1713), III, (1717) trong hoà hội tại Utrecht. Ý kiến kết hợp châu Âu thành một liên bang này được Leibniz ca ngợi qua Observation sur le projet d´une paix perpétuelle de M. Abbé de Saint-Pierre(1756) nhưng bị Voltaire phê phán qua De la Paix perpétuelle (1769).

Với nỗ lực đóng góp cho tiến trình hoà đàm giữa Pháp và Phổ tại Basel, trong danh tác Đức ngữ Zum Ewigen Frieden, Ein Philosophischer Entwurf, Königberg, bey Friederich Nicovius, 1795, Kant thảo luậnvề những nguyên tắc luật học, triết học, chính trị học và quan hệ quốc tế với hy vọng mang lại hoà bình. Cụ thể  hơn, Kant đặt lại mối quan hệ giữa luật hiến pháp và luật quốc tế, quy định phạm vi áp dụng luật ngoại kiều, giải giới quân đội, tránh nợ công, xác định sự hoà hợp giữa đạo đức và chính trị, phân biệt tính cưỡng chế của thiên nhiên và luật phápnâng cao vai trò tư vấn của triết gia và cổ vũ tinh thầnthượng tôn luật pháp.

Chương I là bản dịch Hướng Về Một nền Hòa Bình Vĩnh Cửu của được in lại trong Die Kritiken, 2008, Zweitausendeins, Frankfurt am Main, 1091-1124.

Áng văn kinh điển Đức ngữ này không những có giá trị khai sáng trong hoàn cảnh châu Âu trước đây về mặt học thuật mà còn là cẩm nang cho các chính khách hậu thế vì tính thời sự. Viễn kiến của Kant là khởi điểm cho các cải cách như thành lập Hội Quốc Liên và gia tăng hiệu năng Cơ Quan Liên HiệpQuốc. Hiện nay khảo luận cô động này trở thành trọng đề nghiên cứu khắp nơi trên thế giới.

Đối với hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, luận văn này không phải là một mơ ước hàn lâm hoang tưởng mà là một khảo hướng thực tiễn cần thảo luận để người Việt nhận ra các điều kiện đem lại hoà bình và thịnh vượng cho đất nước.

Nếu đồng ý với định hướng của Kant thì Viêt Nam phải thay đổi hiến pháp dân chủnâng cao đạo đứctôn trọng trí thức và pháp luật, thực thi nhân quyền và dân quyền và bảo vệ thiên nhiên. Với nỗ lực của nhiều thế hệ nối tiêp chúng ta sẽ đạt được một phần nào những tiến bộ này hầu thu ngắn khoảng cách để tiến gần tới mục tiêu cao cả mà Kant soi sáng: một nền hòa bình vĩnh cửu cho Việt Nam.

Chương II là bài tham luận The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspectiveđược tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế GiớiTrung Tâm Hội NghịQuốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014.

Tài liệu này được in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building, Most Ven. Dr. Thich Nhat Tu and Most Ven. Dr. Thich Duc Thien (Eds.), Vietnam Buddhist University Press Series 24, 2014, 251-294. Bản Việt dịch của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Viên Ngạn được đăng tại ấn phẩm IV của Đại lễ VESAK LHQ 2014 Việt Nam, trang 247-291. Bản Việt dịch sau đây Con Đường Dẫn Đến Hoà Bình Thế Giới Qua Sự Kết Hợp Hai Quan Điểm Của Immanuel Kant và Phật giáo là của chính tác giả.

 

Trong phần tham luận này tác giả nhấn mạnh rằng thời đại chiến tranh toàn cầu chống khủng bố đòi hỏi một lộ trình mới cho hòa bình thế giới. Kant chỉ ra rằng sự phát triển tiệm tiến của các thể chế con ngườilà chìa khóa để giải quyết mà các nguyên tắc pháp luậtđạo đức và chính trị được thiết lập một cách toàn diện sẽ trở thành một động lực thúc đẩy quyền tự quyết của các cá nhân, các dân tộc và toàn nhân loại một cách có hệ thống. Một liên minh quốc tế vì hòa bình, nền hiến pháp cộng hòa quốc gia và luật công dân thế giới là những công cụ pháp lý cần phải được thực hiện.

Hơn nữa, tác giả cũng đề cập đến vai trò Phật giáo trong việc thực hiện này. Phật giáo đề cao hòa bình không chỉ trên phương diện bản thể mà còn là một phương tiệnPhật giáo xác định bản chất con ngườivà cấu trúc của nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Phật giáo có sức mạnh văn hóa có thể thúc đẩy và quy trách nhiệm đạo đức cho con người trong việc đạt được các lý tưởng hòa bình: cơ sở chung của hệ thống giá trịđức hạnh, quyền và trách nhiệmvăn hóa bất bạo động, sự đoàn kết và lòng khoan dung. Bằng cách liên kết với các Phật tửmọi người trên thế giới có thể cảm thấy đủ mạnh mẽ để đối phó với các vấn đề của thế giới đương đại.

Vì lẽ đó, đạo đức Phật giáo được gọi là một kỹ năng mang tính khái niệm cần thiết cho một dự án giáo dục hòa bình trong khi tiêu chuẩn đạo đức mà Kant đề xướng được gọi là một kỹ năng có tính kỹ thuật luật học cần thiết cho phong trào phát triển nền pháp trị.

Do đó, cả hai đều là những thành tố bảo đảm cao nhất cho hòa bình và trở thành mô hình mới trong công cuộc đóng góp cho hòa bình. Như vậy, sự hợp tác ở cấp độ địa phương có thể góp phần vào quá trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới. Bây giờ là thời điểm chín muồi để giới thiệu một cách tiếp cận hợp nhất.

Cuối cùngtác giả đề ra một đối sách cho hoàn cảnh hiện nay. Dựa trên sách lược hiện thực này, Liên Hiệp Quốc phải cùng sát cánh và đóng vai trò hỗ trợ đối với Liên đoàn Phật giáo quốc tế và Hiệp hộiQuốc tế các Trường Đại học Phật giáo để tạo thuận lợi cho công việc giáo dục vì hòa bình, vốn là một công việc chung. Các chính quyền quốc gia, các đoàn thể dân sự, các doanh nghiệp, tôn giáogia đìnhcũng như các cá nhân phải nhận lãnh một vai trò quan trọng và trực tiếp ở cấp độ trong nước. Bằng cách hỗ trợ xác định các kỹ năng cần thiết nhất ở các cấp độ trách nhiệm khác nhau, các thể chế và các mạng lưới có tầm ảnh hưởng toàn cầu có thể trở nên hữu ích trong việc lựa chọnđào tạo và đề bạt.

Chương III là bản dịch Phật Giáo và Hoà Bình Thế Giới của Johan Galtung. Nguyên tác của bản dịch là "Buddhism and the World Peace", đăng trong "The Palgrave International Handbook of Peace Studies: A Cultural Perspective", Wolfgang Dietrich, Josefina Echavarria Alvarez und Gustavo Esteva von Palgrave (2011), 278- 290. Các tiểu tựa là của người dịch.

Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993).

Qua dịch phẩm này, Galtung nêu lên hai trào lưu đối nghịch nhau trong việc đóng góp của Phật giáo cho hoà bình thế giới, đó là các thách thức tại các nước Á Đông và các thuận lợi tại các nước phương Tây.

Một là, dù tinh thần Phật Pháp luôn tiềm tàng trong lòng văn hoá dân tộc tại các nước phương Đông, nhưng nỗ lực hoằng pháp của các Tăng Đoàn luôn bị hạn chế và sinh hoạt ngày càng cách biệt với xã hội đang chuyển mình, thậm chí còn thoả hiệp với bạo quyền để hưởng những đặc lợi vật chất và vài hình thức về tự do tín ngưỡng. Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới. Đó là lý do giải thích tại sao Phật giáo tại Nhật, Đại Hàn, Sri Lanka và Thái Lan đang suy tàn.

Hai là, xã hội các nước phương Tây đang bị khủng hoảng về giá trị nên tạo nhiều xáo trộn tâm linh cho con người và Phật giáo đã đem đến những giá trị mới đầy thu hút. Cụ thể là khi đặt mối tương thuộc của con người với thiên nhiênthú vậtxã hội và thế giớiPhật giáo đề cao tự do cá nhân trong tư duy độc lập và nỗ lực hành động để thay cho giáo điềutừ bi trong một thế giới vị kỷbất bạo động trước một trào lưu quốc tế cuồng tín với sử dụng bạo lực. Đặc biệt nhất là với lòng khoan dung những dị biệt, Phật giáo còn có khả năng hoá giải xung đột chính trị. Dù đang có nhiều nỗ lực liên tôn để kiến tạo cho hoà bình thế giới, nhưng với một nội dung hiếu hoà và phương cách khả thi nên đạo đức Phật giáo sẽ là một tiềm năng to lớn để đóng góp thiết thực cho tiến trình này.

Chương IV là bản dịch Hoà Bình Theo Quan Điểm Của Kim Cang Thừa của Karma Lekshe Tsmo. Nguyên tác bản dịch là “Shi Wa: A Vajrayana Buddhist Perspective”, The Palgrave International Handbook of Peace Studies: A Cultural Perspective, Wolfgang Dietrich, Josefina Echavarria Alvarez und Gustavo Esteva von Palgrave (2011), 229-242, Basingstoke, Palgrave Macmillan. Bản dịch không ghi lại phần chú thích và thư mục tham khảo trong nguyên tác. 

Karma Lekshe Tsomo là giáo sư Phật Học tại Đại học San Diego và là tác giả sách Into the Jaws of Yana, Lord of Death: Buddhism, Bioethics and Death (Albany: State University of New Yorrk, 2006).

Trong chương này, tác giả lý giải về các khái niệm Hoà Bình và đặt trọng tâm nghiên cứu về truyền thống Tây TạngTác giả đề cập về tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và về mối quan hệ giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa.

Chủ điểm của tác giả là đề cao nguồn lực của truyền thống Kim Cang Thừa cho hoà bình. Nó giúp ta nhận thức về ba đặc điểm chủ yếu của cuộc sống (tam pháp ấn): khổ, vô thường và vô ngãNhận thứcvề khổ tìm ra được thực tại mà vạn vật là không thể trường tồnNhận thức về vô ngã xoá tan tinh thầnvị kỷ và bất chấp quyền lợi riêng tư mà Phật tử xem là nguồn gốc cho tranh chấp và phản ứng bằng bạo lực.

Chương V là bản dịch Trừng Phạt Và Hoà Giải Theo Quan Điểm Của Phật Giáo, nguyên tác của Charles K. Fink: Buddhism, Punishment, and Reconciliation, đăng trong Journal of Buddhist Ethics, Volume 19, 2012, 371-395, http://blogs.dickinson.edu/buddhistethics/. Ông là Giaó sư Phật học, Art and Philosophy, Miami Dade College, Kendall Campus.

Tác giả cho là một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Ông trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo độngGiáo lý cơ bản của Đức Phật là chinh phục ác tâm bằng thiện tâm, và tinh thần hoà giải phù hợp với giáo lý này hơn là biện pháp trừng phạt.

Cuối cùng, Charles K. Fink lập luận là tuân thủ tinh thần bất bạo động đòi hỏi không những chúng ta từ bỏ chủ tâm gây hại mà còn từ bỏ gây hại không cần thiết và có ảnh hưởng quan trọng trong cách áp dụng biện pháp vô hiệu hoá. Ông phân tích khái niệm thiệt hại và lập luận rằng hiểu biết theo quan điểmPhật giáo sẽ đưa tới kết luận rõ hơn là không có một chuẩn mực nào biện minh cho trừng phạt là phù hợp với tinh thần bất bạo động.

Tác giả hy vọng rằng tác phẩm  Hoà bình Theo Quan điểm của Immanuel Kant và Phật Giáo sẽ góp phần khiêm tốn vào việc soi sáng những nghiên cứu về các điều kiện về hoà bình mà chúng ta quan tâm tìm giải pháp cho hoà bình thế giới và Việt Nam. Vì khộng phải là một chuyên gia nghiên cứu về Phật học nên tác giả còn nhiều thiếu sót, kính mong độc giả chỉ dẩn để tác phẩm được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản.

Quý độc giả có thể tìm trên Amazon bằng cách gõ chữ không dấu: "hoa binh theo quan diem cua emmanuel kant va phat giao" hay click vào link sau đây để trực tiếp mua từ Amazon:https://www.amazon.com/Binh-Theo-Quan-Immanuel-Vietnamese/dp/1979125066/ref=sr_1_fkmr0_1?ie=UTF8&qid=1509725679&sr=8-1-fkmr0&keywords=hoa+binh+theo+quan+diem+cua+emmanuel+kant+va+phat+giao 

Chú thích đặc biệt dành cho độc giả ở Việt Nam:

Độc giả trong Việt Nam không mua trực tiếp từ Amazon được, nhưng có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 4 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:

1-  VietAir Cargo: https://vietaircargo.com/tin-deal/mua-ho-sach-tren-amazon-gia-re-va-van-chuyen-ve-viet-nam/
2-  Phong Duy: http://phongduy.com/mua-hang-tren-amazon/
3-  Fado: http://fado.vn/nhan-dat-mua-ho-ship-sach-tu-tren-amazon-ve-viet-nam-gia-re.n522/

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập