4 kỹ năng vàng chuyển hóa sân giận trong mọi tình huống

Đã đọc: 1821           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mối liên hệ thân tâm bộc lộ một cách rõ ràng hơn cả khi cơn giận dữ đang xâm chiếm bạn. Trạng thái tâm này biểu hiện một cách cụ thể ra bên ngoài qua hơi thở gấp, mạch đập nhanh và thường kèm theo cảm giác nóng bừng của sự tức giận. Vì cơ thể cho chúng ta thấy những dấu hiệu của sân giận, cũng chính nó có thể giúp ta làm dịu đi ngọn lửa xúc cảm thiêu đốt này. Bạn có thể áp dụng 1 hay nhiều kỹ năng sau đây để giảm dần sự bùng nổ của sân giận trong cuộc sống hàng ngày.

 

1. Không khởi tâm bất như ý với đối tượng sân giận

Cách đầu tiên để chuyển hóa sân giận là không để những ý nghĩ tiêu cực dấy khởi trong tâm. Các đối tượng sân giận thâm nhập vào tâm chúng ta qua sáu căn: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và trực giác. Nếu chịu khó rèn luyện tâm, bạn sẽ không khởi tâm bất như ý trước những chủ thể hay đối tượng làm bạn khó chịu, hoặc ngăn cản những ý nghĩ tiêu cực dấy khởi. Nói cách khác, bạn sẽ chặn được sân giận ngay khi nó vừa dấy khởi.

Đây là cách ứng phó với sân giận hay nhất. Tuy nhiên, cách này rất khó bởi tiến trình hoạt động của tâm xảy ra quá nhanh và bạn sẽ không theo dõi được nếu như tâm bạn chưa được đào luyện. Tiến trình của tâm sân giận được đề cập trong phần trước có lẽ chỉ diễn ra trong vài phần nghìn của một giây hoặc ngắn hơn.

Tuy điều này khó nhưng lại là mục tiêu mà chúng ta đều nên nhắm tới. Khi trải nghiệm những điều khó chịu, để giữ cho tâm không bất mãn, chúng ta cần phải có trí tuệ thấu hiểu được bản chất không thường còn, như huyễn của vạn pháp.

2. Kiểm soát sân giận với lòng từ ái

Cách thứ hai mà hầu hết chúng ta có thể thực hiện là kiểm soát sân giận bằng lòng từ ái. Bản chất của tâm là khi chúng ta có xu hướng sân giận, nó sẽ khơi dậy mọi trải nghiệm quá khứ, mọi phán xét, cái tôi, v.v. hợp lại thành một hình ảnh gây phẫn nộ về đối tượng đó. Chính bức tranh hay cảm nhận do chúng ta tự phóng chiếu ra sẽ khiến những ý nghĩ tiêu cực càng trầm trọng và ngày càng có nhiều suy nghĩ sân giận trỗi dậy.

Nhưng nếu bạn thực hành về tình yêu thương, tâm bạn sẽ không khơi dậy những phán xét, trải nghiệm và suy nghĩ đầy phẫn nộ về chủ thế hay đối tượng khiến bạn sân giận. Thay vào đó, tâm bạn sẽ tràn ngập tình yêu thương và lòng từ bi. Khi duy trì suy nghĩ tứ ái, tâm bạn sẽ lắng xuống. Khi tâm trở nên tĩnh lặng bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ sáng rõ, từ đó bạn dễ dàng buông bỏ sân giận và tha thứ.

3. Kiểm soát bằng cách đánh lạc hướng sân giận

Khi tâm sân giận đi đến tiến trình thứ 4 hoặc thứ 5, mọi suy nghĩ bất như ý bắt đầu trào dâng. Nếu đủ thiện xảo, bạn có thể nhận ra trạng thái tâm phiền não này và đánh lạc hướng nó bằng một chủ đề khác dễ chịu hơn.

Một số Kinh sách có đề cập tới chủ đề này với các kỹ thuật thực hành khác nhau. Hầu hết các kỹ thuật chuyển hóa sân giận được các nhà tâm lý học hiện đại khuyên dùng đều xoay quanh phương thức này như hít thở, đếm nhẩm, đi dạo, tập thể thao, tham gia các hoạt động, v.v... Khi tham gia một hoạt động không liên quan tới chủ đề khiến bạn sân giận, tâm bạn  buộc phải xử lý các ý nghĩ khác thay vì suy nghĩ bất như ý. Điều này sẽ kìm lại việc xuất hiện những ý nghĩ liên quan tới sân giận, tạo cho bạn cơ hội kiểm soát sân giận.

Không may là hầu hết các kỹ thuật này chỉ có tác dụng tạm thời. Chúng không tác dụng tới tâm bạn ở mức độ sâu hơn để loại bỏ tận gốc căn nguyên của sân giận.

4. Kiểm soát sân giận bằng sức mạnh ý chí (hạnh nhẫn nhục)

Nếu các phương pháp trên đều không có tác dụng, bạn đi tới giai đoạn 5 là hình thành những tổ hợp tâm lý bất như ý dẫn tới sân giận từ mọi ý nghĩ tiêu cực xuất hiện trong các giai đoạn trước.  Nếu đã đến giai đoạn này, đôi khi bạn có thể  phải kiểm soát sân giận giận bằng sức mạnh ý chí!

Sức mạnh ý chí còn được hiểu là hạnh nhẫn nhục, một phẩm chất mà bạn không nên xem nhẹ. Hạnh nhẫn nhục có thể làm nên những điều kỳ diệu trong những tình huống tâm lý đầy thách thức. Đây thực sự là liều thuốc hóa giải sân giận và nhiều loại xúc tình phiền não khác.

Có hai loại nhẫn nhục là nhẫn nhục thiện xảo và nhẫn nhục mang tính hình thức. Trong đó, nhẫn nhục thiện xảo mới có hiệu quả thực sự trong việc kiểm soát sân giận.

Bạn có thể tỏ ra nhẫn nhục vì không còn lựa chọn nào khác, hoặc bạn có thể giả vờ nhẫn nhục khi ngấm ngầm lên kế hoạch trả miếng lại. Đây là loại nhẫn nhục mang tính hình thức, nó không thực sự giúp bạn đối phó với sân giận. Nếu bạn cố gắng làm như vậy, bạn sẽ bị sân giận thiêu cháy hay bùng nổ mà không kiểm soát được bản thân.

Đức tính nhẫn nhục chân thật là sự chịu đựng một việc trong khi bạn thực ra có khả năng phản ứng lại bằng hành động nào đó, nhưng bạn không làm vậy. Bởi bạn biết rằng đáp trả bằng cơn giận sẽ chỉ làm tổn thương người khác và khiến tâm bạn càng nhiễm ô. Các bậc Thầy giác ngộ không đầu hàng trước sân giận mà biến nó thành lợi thế để hoàn thiện bản thân.

Cũng như nhiều điều tốt đẹp khác trong cuộc sống, hạnh nhẫn nhục không phải dễ dàng đạt được. Muốn rèn luyện hạnh nhẫn nhục, bạn phải thường xuyên thực hành Phật pháp, trì giữ giới luật, giữ tâm ý thiện lành, đối xử với mọi người bằng trọn vẹn tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện.

Hạnh nhẫn nhục ở cấp độ cao nhất với năng lực mạnh mẽ nhất là khi bạn thấu hiểu được rằng vạn pháp vô thường, rồi sẽ có lúc đổi thay, những điều tốt đẹp có thể chuyển thành xấu xa và ngược lại. Hạnh nhẫn nhục khi ấy sẽ thực sự ăn sâu vào tâm để bạn nhận ra rằng mọi điều tốt đẹp rồi sẽ qua đi, và mọi chuyện bất như ý rồi cũng sẽ tan mau.

Nguồn từ: http://daibaothapmandalataythien.org/4-ky-nang-vang-kiem-soat-san-gian-trong-moi-tinh-huong

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập