Chùa Giác Ngộ: Khóa tu ngày an lạc thứ 26

Đã đọc: 1327           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 20/8/2017, tại chùa Giác Ngộ, số 92, đường Nguyễn Chí Thanh, F.3, Q. 10, TP.HCM đã tổ chức chương trình khóa tu Ngày an lạc lần thứ 26. Khóa tu có sự tham gia thuyết giảng của TT. Thích Minh Thành, TT. Thích Nhật Từ, chư tôn đức trong tăng đoàn chùa Giác Ngộ cùng hơn 700 quý Phật tử gần xa đồng tham dự.

Được biết, bắt đầu từ khóa tu ngày an lạc thứ 26 trở đi, BTC sẽ đưa vào chương trình khóa tu talk show “Góc nhìn Phật giáo”. Đó là những phần hỏi đáp các vấn đề mang tính thời đại được nhiều người, nhiều giới quan tâm. Và người trả lời cho tất cả những câu hỏi được các chuyên gia đặt ra chính là TT. Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, trưởng BTC khóa tu cũng là người sáng lập chương trình phỏng vấn trực tiếp góc nhìn Phật giáo.

Mở đầu khóa tu ngày an lạc thứ 26, ĐĐ. Thích Ngộ Phương cùng tăng đoàn chùa Giác Ngộ hướng dẫn đại chúng thực tập thiền tọa 40 phút. Đây là cơ hội để quý Phật tử tái tạo năng lượng, nuôi dưỡng chánh niệm để có an lạc ngay đây và bây giờ.

Tiếp nối chương trình, BTC cung đón TT. Thích Minh Thành, Ủy viên BHPTW GHPGVN, Trưởng BHPGHPGVN TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Bửu Liên, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã đến với khóa tu bằng thời pháp thoại có chủ đề: “Với cả tâm tình kính dâng cha mẹ”. Thượng tọa chia sẻ:

“Mùa Vu lan không chỉ có tháng bảy, mà chúng ta phải lấy cả cuộc đời của mình đều là tháng bảy của Vu lan. Chúng ta khai kinh Vu lan không chỉ đọc tụng trong tháng bảy, mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để tụng kinh Vu lan, để báo đền ơn đức dưỡng nuôi của cha mẹ. Tụng kinh Vu lan, chúng ta không chỉ tụng bằng miệng, mà phải dành tất cả sự chân thành, hiếu dưỡng, báo ân để tụng, thì đó mới đích thực là chúng ta đang vì cha mẹ mà đọc tụng tôn kinh. Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẵn chúng ta đã dùng rất nhiều tiền của để mua hoa cúng Phật, nhưng chúng ta lại chưa bao giờ mua những đóa hoa lòng hiếu hạnh để dâng cúng Vu lan. Cha mẹ đã cho chúng ta cả cuộc đời, trong khi Người chẳng bao giờ đòi hỏi chúng ta làm gì cho Người cả, mà hai đức Phật Vu lan chỉ cần chúng ta dâng hoa yêu thương và quà tưởng nhớ, chỉ thế thôi là Người đủ hạnh phúc rồi.

“Nước biển mênh mong không đông đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Sau những tháng năm rong ruỗi với đời, héo mòn thân xác, có đôi khi chợt nhớ về mẹ cha, chúng ta trở về mái nhà xưa, vẫn thấy đó khói lam chiều quyện tỏa, nghĩa là mẹ chúng ta vẫn đang còn sống, để giỏi theo để, để đợi chờ chúng ta trở về. Do đó, màu lam mà quý vị đang mặc trên người, chính là màu của thương cha nhớ mẹ, màu của hiếu nghĩa hiếu ân. Chúng ta có 60 năm hiện hữu trong cuộc đời để đi hết những buồn vui của thế gian, nhưng chúng ta chưa bao giờ thực hiện hết vòng quay ý nghĩa của Vu lan. Nếu cả cuộc đời chúng ta chưa làm cho cha mẹ cười, chưa làm cho cha mẹ vui, thì tất cả chúng ta vẫn chưa làm cho mùa Vu lan của mình trở nên ý nghĩa. Lúc vua Tịnh Phạn sắp bang hà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở về bên giường bệnh thuyết pháp độ vua, giúp cha vượt qua những lo sợ khi sắp lìa cõi thế. Ngày vua Tịnh Phạn mất đi, Ngài còn đưa vai gánh thi hài cha đi hỏa táng. Cả cuộc đời của đức Phật, Ngài đã sống trọn vẹn nghĩa tình của hai chữ Vu lan. Còn chúng ta, chúng ta đã làm gì để báo đáp những ân tình mà hai đấng sanh thành đã lao khổ vì ta!

“Chuông chùa vẫy gọi hồn con trẻ

Đưa dáng con về bên cha mẹ kính yêu”

Đừng để đến một ngày khi quay đầu nhìn lại, xung quanh mình chỉ thấy trống vắng đơn côi, bên cạnh không còn cha mẹ trong đời để báo đáp. Lúc đó, dù có hối hận khóc thương, thì tất cả đã không còn kịp nữa. Cho dù ta là ai, bao nhiêu tuổi, làm đến chức vụ gì, thì đối với cha mẹ, chúng ta vẫn là những đứa con nhỏ dại. Cha và mẹ là hai vị Phật xuất hiện đầu tiên trên thế gian này, cũng là vị Phật xuất hiện đầu tiên trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Có đôi khi ta đi tìm Phật khắp nơi, đi tìm chư vị Bồ Tát khắp nơi, cúng dường những thứ thành kính nhất lên quý Ngài, nhưng chúng ta lại chẳng quan tâm đến mẹ cha, như vậy, dù quý vị cúng dường bao nhiêu, thành tâm cầu khấn bao nhiêu, thì việc làm đó nào có ý nghĩa, nào có chút công đức gì.

Thuở nhỏ, chúng ta đã được ba mẹ chăm sóc, vỗ về, yêu thương, an ủi, Người nâng niu ta như cành hoa, trân trọng ta như báu vật, nhưng đến khi ba mẹ già, sức mòn, lực kiệt thì chúng ta lại bỏ bê, xa lánh thậm chí là xua đuổi không chút tiếc thương. Ngày mở mắt chào đời, chúng ta đã gọi mẹ, gọi cha một cách tròn đầy và yêu thương nhất, nhưng khi lớn khôn, cát bụi cuộc đời, giông bảo cuộc đời, những thăng trầm sóng gió của cuộc đời làm chúng ta gọi Người không còn trọn vẹn nữa. Ngày xưa khi chưa nói rành rọt, chúng ta gọi cha mẹ đớt đác, không tròn vành rõ chữ, nhưng đó là tiếng gọi của tình yêu thương trọn vẹn. Vậy mà khi lớn khôn rồi, chúng ta lại mất đi tuổi thơ hồn nhiên và tình yêu trong sáng ấy.

Hãy đối đãi tốt với cha mẹ, đừng để khi họ già rồi và tự nghỉ rằng mình là người thừa thải, đáng bỏ đi. Hãy làm cho cha mẹ thấy sự hiện diện của họ là có ý nghĩa, là điểm tựa vững chắc cho thế hệ con cháu mai sau. Ngay từ lúc mới chào đời, chúng ta đã từng nghe hai đức Phật Vu lan thuyết pháp, đó là những bài pháp đầu đời bằng tiếng “ầu ơ” ngọt dịu. Chúng ta có ngày hôm nay, có hình hài, sắc vóc, thành danh chi mỹ giữa cuộc đời thì chúng ta lại quên đi ân tình của cha và mẹ. Sau mùa Vu lan này, quý vị hãy trở về bên cha, về bên mẹ và nói với họ rằng; cha ơi, mẹ ơi, con cám ơn Người nhiều lắm! Con yêu thương Người nhiều lắm! Nếu chúng ta không làm được, thì biết đâu sau này sẽ không còn cơ hội.

“Con muốn níu thời gian quay trở lại

Để được nói lời yêu mẹ, mẹ ơi!”

Ngày còn nhỏ, khi chúng ta bệnh, cha mẹ hầu chúng ta mọi thứ, chúng ta muốn gì, đòi gì liền đáp ứng cho ta bất kể ngày đêm. Chúng ta như những hoàng tử, côthuowcha, là báu vật vô giá trong lòng cha mẹ. Thế mà khi lớn lên rồi, chúng ta lại đối với cha mẹ lạnh lùng, vô cảm. Cha mẹ nuôi chúng ta, lo lắng cho chúng ta bao nhiêu cũng không bao giờ tính toán, và cũng chỉ có cha mẹ, chỉ có hai đức Phật Vu lan đó mới có tấm lòng độ lượng với chúng ta thôi, thế gian ngoài kia chắc chắn không ai tốt với mình như thế.

“Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày”

Chúng ta hãy ghi nhớ và tạc dạ tri ân tất cả những thâm tình mà cha và mẹ đã dành cả cuộc đời, lo lắng cả cuộc đời, ưu tư cả cuộc đời cho tất cả chúng ta, đừng vội quên đi mà tổn thương tấm lòng của cha mẹ. Cho dù chúng ta là ai, là vua, là quan hay bất kỳ một bậc vĩ nhân nào đi nữa, nếu không tưởng nhớ và báo ân cha mẹ, thì long bào, quan tước kia nào có ý nghĩa gì”.

Từng lời chia sẻ của Thượng tọa giảng sư về ân nghĩa sanh thành dưỡng dục, chính là những thổn thức thầm kín của tất cả những người con đối với cha, với mẹ. Nhiều hành giả tại khóa tu đã xúc động nghẹn ngào khi bất giác nhớ về những ân tình mà đấng song đường dành cả cuộc đời cho chúng ta. Quý vị có thể xem lại bài giảng theo đường link dưới đây:

Buổi chiều cùng ngày, TT. Thích Nhật Từ đã đến với đại chúng qua talk show góc nhìn Phật giáo vời chủ đề: “Quan điểm Phật giáo về người đồng tính”. Đại diện quý Phật tử nêu câu hỏi và dẫn chuyện cùng TT. Thích Nhật Từ là PT Nguyên Diệu, Thạc sĩ tâm lý lâm sàng, chuyên viên công tác xã hội, giảng viên tâm lý học Xã hội học tự nhiên, trường Cao đẳng – Đại học trên địa bàn TP.HCM

Đối với đạo Phật, con người đến với thế giới này do biệt nghiệp, cộng nghiệp mà sanh ra và tạo nên những số phận khác nhau. Do biệt nghiệp không giống nhau, nên con người sanh ra có người thuần tính, có người đồng tính nam, đồng tính nữ hay là bị lưỡng tính nam, lưỡng tính nữ. Quan niệm này hơn 2600 trước đức Phật đã đề cập rồi, từ đó cho thấy tuệ giác của đức Phật quá siêu việt.

Trong chương trình talk show góc nhìn Phật giáo, chuyên viên Nguyễn Thị ngọc (Nguyên Diệu) đã đặt ra nhiều câu hỏi cho TT. Thích Nhật Từ như:

- Xã hội ngày nay vẫn còn nhiều kỳ thị đối với những người ở thế giới thứ ba (GTTB). Vậy, trách nhiệm của đạo Phật phải làm như thế nào để giúp họ sống tốt?

Đạo Phật đề cao tính bình đẳng. Qua đó, đức Phật muốn kêu gọi cộng đồng thế giới nên đối xữ công bằng với những người ở GTTB. Đức Phật đề cập rất rõ trong kinh Trung Bộ về tính bình đẳng sinh học. Hiểu được như thế thì chúng ta có những ứng xữ phù hợp với con người, không kỳ thị, không phân biệt đối xữ. Đức Phật dạy đệ tử của Ngài phải thể hiện lòng từ bi với mọi người, đặt mình vào hoàn cảnh của người để hiểu và thương nhiều hơn. Nên thực tập tâm từ và hết lòng truyền thông để mọi người cùng hiểu mà không phân biệt kỳ thị với GTTB.

- Nhiều bạn bị vướng vào GTTB rất mặc cảm, tự ti và không dám đến chùa, đến những nơi tôn nghiêm tu học. Đạo Phật nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Đạo Phật tôn trọng tình yêu hợp pháp, cả luật pháp các nước hiện nay cũng vậy. Do đó, chùa luôn mở cửa đón nhận tất cả các bạn GTTB đến chùa tham dự các khóa tu, tham dự các buổi lễ tôn nghiêm của Phật giáo. Chỉ cần là các bạn không phải là kẻ thứ ba phá hoại hạnh phúc của người khác là được.

- Trong kinh Phật có dạy điều gì liên quan đến chấp nhận bản thân mình là GTTB không?

Phật giáo khuyên con người không nên vướng vào các loại phiền não tham, sân, si, đặc biệt không được chấp ngã, mặc cảm, tự ti. Chấp thủ như vậy sẽ làm cho bản thân mình càng trở nên bi đát, có người vì vậy mà bị trầm cảm dẫn đến tự sát. Phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, thực tập chánh niệm cho cuộc sống của mình để có hạnh phúc ngay đây và bây giờ. Con người ở GTTB cần phải vượt qua mặc cảm, tìm kiếm những người bạn có giới tính như mình để hòa nhập và sống có ý nghĩa hơn. Tự biết mình có biệt nghiệp và nên tôn trọng biệt nghiệp đó. Nó thật sự không đáng để chê cười, để kỳ thị hay khinh khi.

- Quan điểm của đạo Phật về hôn nhân đồng tính như thế nào? Để xây dựng hạnh phúc hôn nhân thì họ cần phải làm gì?

Phật giáo là tôn giáo đầu tiên trên thế giới đề cập đến GTTB và đức Phật không có bất kỳ sự phân biệt nào đối với những người đồng tính, Ngài chỉ dạy nên chung thủy một vợ, một chồng. Tuyệt đối không có sự phân biệt kỳ thị nào đối với nhóm người GTTB.

- Nhiều cặp đã cưới nhau rồi mới phát hiện ra người bạn đời của mình thuộc GTTB. Khi đã phát hiện thì cả hai đều rất đau khổ, có người ly hôn, có người chịu đựng. Xin thầy hoan hỷ cho họ lời khuyên?

Nên giải thoát cho nhau để mỗi người sống đúng với giới tính của mình. Mỗi người nên nói thật với người thân, người thương để được chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu. Nếu vợ hoặc chồng phát hiện ra người bạn đời như vậy thì nên giải thoát cho họ, cũng là cơ hội để giải thoát cho mình.

- Nhiều gia đình ép con trai/con gái cưới vợ hoặc chồng, làm cho những đứa con GTTB rất đau khổ. Thầy có lời khuyên nào cho họ?

Nên tạo cơ hội cho cậu/cô đó phẫu thuật chuyển giới, để họ sống đúng với cuộc đời của mình. Vì GTTB không có gì là tội lỗi, không có gì phải mặc cảm, tự ti. Quý vị phụ huynh nên mạnh dạn chấp nhận, để không gây khổ đau cho con em của mình. Vợ hoặc chồng cũng vậy, đã biết rồi thì nên tạo cơ hội để giúp nhau tìm hạnh phúc mới, giúp họ sống đúng với con người thật của mình. Tránh có suy nghĩ tự dối lòng mình, sống sĩ diện ảo để tự đày đọa bản thân và những người xung quanh.

- Cha mẹ khi phát hiện con mình bị đồng tính, họ không chấp nhận sự thật vì muốn có cháu nối dõi. Thầy có thể chia sẻ để chúng con được rõ hơn?

Hãy xem không có con cũng là một loại phước báu. Bởi nếu có con mà con phá gia chi tử thì điều đó cũng trở thành bất hạnh.

- Thế giới đồng tính cũng có thật, giả hoặc là đồng tính theo phong trào? Theo thầy điều đó như thế nào?

Đồng tính giả là điều báo động cần nên tránh. Các diễn viên hài Việt Nam đang có trào lưu nam đóng giả gái, nữ đóng giả trai, đó là sự chế diễu, xúc phạm rất lớn đến GTTB. Bên cạnh đó cũng có một số người lợi dụng vào GTTB để moi tiền người trong giới, từ đó họ có đời sống lệch lạc, không thuần với giới tính vốn có của mình. Do vậy, cần nên tránh những điều này, càng không nên giả nam hay giả nữ, vì kiếp sau rủi ro bị vướng vào nghiệp đồng tính rất cao.

Chương trình được tiếp nói với những câu hỏi trực tiếp về tình yêu của người GTTB, các vấn nạn về ghen tuông, tự vẫn,… cũng được quý hành giả đặt câu hỏi. Quý độc giả có thể xem trực tiếp qua link dưới đây:

Khóa tu ngày an lạc thứ 26 khép lại trong tinh thần hoan hỷ, quý Phật tử tham dự khóa tu rất tán thán vì các chương trình được diễn ra trong trang nghiêm và ý nghĩa. Ngoài các thời khóa tu tập, chương trình thuyết giảng và thời gian talk show đã giúp quý Phật tử khai mở rất nhiều trong nhận thức, trong tư duy và thực tập.















































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập