Sức ‘’Nóng’’ của chương trình ‘’ Phương trời thong dong ’’

Đã đọc: 1299           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chương trình ‘’ Phương trời thong dong ’’ nhằm ca ngợi những tấm gương tu học của các vị xuất gia chân chính. Với những đóng góp cho Phật giáo và dân tộc, những nỗ lực vượt qua những khó khăn trong quá trình tu và học. Họ bắt đầu từ những người phàm, với những suy nghĩ phàm, nối sống phàm nỗ lực vượt lên trên các giới hạnh của đời sống thực tại thông thường để vượt qua chính mình để trở thành bậc chân nhân, trên nền tảng đó tiệm cận trở thành bậc thánh nhân.

Chương trình ‘’Phương trời thong dong’’, có ý tưởng cảm xúc từ cuốn sách cùng tên : ‘’Phương trời thong dong ‘’ do chính TT.Thích Nhật Từ biên soạn.

Có thể nói, chương trình talkshow ‘’Phương trời thong dong’’, đang là một trong những hoạt động được đánh giá hot nhất hiện nay trong những khóa tu diễn ra tại chùa Giác Ngộ nói riêng và trong cả nước nói chung. Chương trình đã trải qua 12 kỳ. Ban tổ chức đã nhận được rất nhiều phải hồi tích cực từ các độc giả và trên hết là lượng truy cập người xem, người nghe trên các diễn đàn khi được phát sóng trực tiếp. Đây là một chương trình thật sự ý nghĩa không chỉ riêng cho các hành giả tham dự khóa tu mà nó có ý nghĩa và có giá trị cho những vị tu sĩ thời nay. Đó là học hỏi trực tiếp những công hạnh tu tập, lý tưởng xuất gia, tâm nguyện dấn thân mà các vị tiền bối đã đóng góp cho đạo pháp, cho nhân sinh.

12 nhân vật là 12 vị tu sĩ, mặc dù với những nhân duyên xuất gia khác nhau, có người thì đi xuất gia từ nhỏ, có người ở tuổi đôi mươi. Có người thuận duyên được cha mẹ cho đi tu. Cũng có những bà mẹ đã phát nguyện sẵn sàng chịu tất cả những chướng duyên nghịch cảnh chỉ để cho con mình tu được. Nhưng cũng có người bị phản đối kịch liệt từ cha mẹ, có người phải chốn, lại còn có vị phải xin sám hối mỗi khi ba uống rượu đến chùa quậy phá bắt về, không cho tu…

 Hầu hết thời thơ ấu của họ sống trong thời kỳ đất nước có quá nhiều biến cố. Tu sĩ thời ấy có đi tu cũng không được ở trong chùa vào mỗi tối mà phải ngủ nhờ tại nhà Phật tử hay phải trèo lên cây chốn mỗi khi có người bên chính quyền đến kiểm tra. Có nhiều cuốn kinh sách thầy trò thời ấy phải chôn dấu đi.

 Bữa ăn của Phật tử ngày ấy chỉ toàn là bo bo, khoai mì, rau củ cũng còn chưa đủ no thì làm sao các vị tu sĩ có được chén cơm. Lương thực  chính của họ là trái mít non, củ khoai mì, bó rau khoai hái ngoài vườn thay cho hạt gạo hay những vầng cơm cháy, kg mì tôm vụn mua ngoài chợ về nấu thành cháo với rau ăn cho qua bữa...

Ăn đã vậy thì mặc cũng chỉ có duy nhất có cái áo và hai cái quần mà cứ chờ đến tối khuya mới dám mang giặt, để sáng mai có áo mà mặc hay phải lấy những chiếc áo tang khi các gia đình Phật tử có đám tang để lại sửa, cắt làm quần áo cho các chú tiểu dùng.

Nói đến học thì là cả một vấn đề, giấy viết bằng là chuối hơ nóng cho dẻo hay là nhặt vỏ bao thuốc lá làm giấy viết, nơi nào có ngọn đèn cầy để ngồi học đã là sang mà soi chữ chỉ bằng đốm cây  nhang…

Và trên bước đường tu cũng có những tà áo mầu tím, chiếc kẹp tím và cả một mầu tím ngắt theo 999 lậy/ 1000 lậy Phật xám hối. Hay Sư phụ không cho đi học tiếp chỉ vì lý do đệ tử quá đẹp trai, con gái theo nhiều quá  hay trong thời gian phải ở nhờ nhà Phật tử cũng có cô bé Phật tử mên mến sư Chú…

Những khó khăn về ăn, ở, đi lại, học hành, tu tập, những chướng duyên, nghịch cảnh, những hình ảnh về những vị thầy bổn sư, những kỷ niệm vui buồn về cha mẹ sinh thành, những người đồng tu, những vị ân nhân… của mỗi vị khách mời đều có thể ngồi viết thành cuốn tiểu thuyết dài cũng chưa hết. Nhưng tất cả đều đã vượt qua những chướng duyên, nghịch cảnh, lấy đó là  thử thách trên bước đường tu học.

Chỉ những ai đã từng sống trong thời kỳ ấy thì mới thấu hiểu những chuyện các Thầy kể, còn lớp trẻ thì: ‘’ Thế mà cũng sống được ư’’ họ nghi ngờ câu chuyện. Bởi, họ không thể hình dung hết:

Thời nay, nếu những ngôi chùa ở xa thật xa dân cư, không có người cúng dường thì cũng có vài mảnh ruộng, hay nương đồi để tự cấy chồng, chén cơm ăn dù không có nhiều món ăn, nhưng cũng là những hạt gạo trắng và những ngọn rau sạch hái từ vườn nhà, ít nhất thì cũng đủ no ngày 3 bữa. Quần áo mặc thì không đến nỗi chỉ có một cái áo và hai cái quần cũ kỹ, hay phải mặc áo bằng vải áo tang để lại. Sách, vở, giấy, mực, bút viết không đến nỗi phải nhặt vỏ bao thuốc lá để viết, không có điện thì tệ lắm cũng có ngọn đèn dầu để thắp…

Trường lớp thời nay thì cơ bản ở đâu cũng có, vùng sâu cũng vẫn có trường lớp, hệ thống phổ thông bài bản. Các trường Phật học thì tới 33 trường Trung cấp, 9 trường cao đẳng, 4 Học viện và vài chục trường Sơ đẳng Phật học.

Phương tiện đi lại tệ nhất thì cũng có cái xe đạp hoặc nếu có phải đi bộ thì đường xá thời nay cũng khác xa với thập niên những năm 80-90.

Thầy Bổn sư thời nay mà dạy đệ tử có la mắng vài ba câu là chịu không nổi bỏ đi chùa khác tu hay về lập cốc. Liệu có ai kiên nhẫn một mình hầu thầy mình cả 13 năm nằm liệt… Liệu có ai kiên nhẫn chịu sự dạy bảo nghiêm khắc của Sư phụ suốt bao năm trời huấn luyện cho đệ tử từng phút giây sống trong tỉnh thức, để rồi có một trí nhớ đặc biệt ? Liệu có ai chịu phạt quỳ gối suốt đêm tới sáng chỉ vì đi ngủ mặc chiếc áo may ô mà không chịu khép cửa phòng ?Liệu có bao nhiêu người đủ sức và kiên nhẫn chịu đựng gian lao khó nhọc, lòng tự tin, và ý chí vượt bậc là chất liệu cần thiết để tôi luyện? Liệu có ai đủ sức chịu đựng thử thách đến chính từ thầy bổn sư, từ những người đồng tu mà không bỏ Thầy, bỏ chùa đi nơi khác… ?

Trong khóa tu ‘’Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ 2, Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ đã đề cập đến một hiện tượng đang xảy ra: ‘‘Cất cốc, 3 chị em mình ở, muốn làm chi thì làm, muốn ăn gì thì ăn, nuôi chúng mệt lắm, 3 cô ở một thời gian không còn cô nào’’ hay như HT. Thích Minh Thiện ‘’ Hổ ly sơn hổ bại. Tăng ly chúng Tăng tàn’’.

Thế mới biết đời sống càng gian khổ, khó khăn thì cuộc sống càng có ý nghĩa hơn, càng đáng sống hơn.  Đối với người con Phật dù bất cứ  chướng duyên nào thì niềm tin vào giáo lý của đức Từ phụ không bao giờ suy chuyển. Cũng chính vì niềm tin ấy mà càng  gian khó bao nhiêu càng sinh ra những con người vĩ đại, những vị chân tu đóng góp cho đạo, cho đời. Những cống hiến lớn lao của các vị khác mời trong chương trình  chỉ có  khoảng 5 phút trong những video clip giới thiệu về cuộc đời và những đóng góp của mỗi vị mở đầu chương trình và 75 phút chia sẻ không thể nói hết được. 

Cùng với người dẫn chuyện MC xinh đẹp, duyên dáng, am hiểu Phật pháp, câu chuyện của 12 vị cứ thế, cứ thế  có lúc thì bị ngắt quãng bởi những tiếng vỗ tay kéo dài,  cũng có lúc lại im lặng đến lặng đi, có lúc lại như reo, có lúc lại ồ lên, cũng có lúc cả giảng đường hồi hộp theo dõi và rồi vỡ òa mừng vui. Cũng đã có biết bao giọt nước mắt rơi  không chỉ từ các hành giả có mặt ngay trong giảng đường mà còn rất nhiều độc giả nghe, xem trực tiếp qua truyền thông. Thế đấy, tất cả cứ bình dị, mộc mạc an nhiên đi vào lòng người.

 Nhờ có chương trình này mà từ chính cuộc đời những vị tu sĩ chân chính, những người Phật tử tại gia có phước duyên được lắng nghe, từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm tu học và nhất là khi đứng trước mọi khó khăn, trở ngại thăng trầm trong cuộc sống thì luôn tự nhủ rằng: ‘’ Không là gì cả, mọi khó khăn chỉ là chuyện nhỏ’’.

Còn các Tăng Ni hàng hậu bối thì hãy coi đây như một cơ duyên may mắn mà mình có cơ hội được nghe, được thấy, được học. Hãy lấy đó là những tấm gương, là những thần tượng để mỗi khi có khó khăn, nghịch duyên trên bước đường tu học thì hãy nỗ lực vượt qua. Bởi, chúng ta đang sống trong thời nay có rất nhiều phước báu và thuận duyên hơn các vị tiền bối gấp rất nhiều lần, nếu chúng ta không tu tập vượt trội hơn các vị đi trước thì ít ra cũng phải phấn đấu cho bằng.

 Đó mới là giá trị chính của chương trình ‘’ Phương trời thong dong’’ nhắm tới!

Sài Gòn ... tháng... 6... năm 2017

Giác Hạnh Hoa

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập