Diễn văn khai mạc của HT.TS. Thích Trí Quảng tại lễ khai mạc hội thảo quốc tế SSEASR lần thứ 7

Đã đọc: 2070           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thật là niềm vinh dự khi Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Pháp viện Minh Đăng Quang đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 7 của Hiệp hội nghiên cứu Tôn giáo và văn hoá Nam Á và Đông Nam Á về đề tài: “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và Phật giáo ở Đông Nam Á”, một cơ hội tốt do GSTS. Amarjiva Lochan, Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội nghiên cứu Tôn giáo và văn hoá Nam Á và Đông Nam Á, mang đến cho chúng ta.

Thay mặt Ban tổ chức, tôi chân thành chào đón tập thể học giả quốc tế và khu vực cũng như quan khách đến với Hội thảo này, nhằm tôn vinh di sản văn hoá và tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á.

Hội thảo gồm có 19 diễn đàn tiếng Anh và 6 diễn đàn tiếng Việt khám phá về sự nghiên cứu tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á về 8 lãnh vực chính sau đây:

1. Triết lý, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng

2. Lý thuyết về các tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á

3. Di sản văn hoá và bản sắc quốc gia

4. Nữ tính, tôn giáo tính và sự tồn tại

5. Chủ nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật 

6. Tâm, thiền định và phúc lợi tại Nam Á và Đông Nam Á

7. Các thực tập truyền thống về dược, thiên nhiên và môi trường

8. Truyền thông, ngôn ngữ và văn học

Các diễn đàn nêu trên nhằm cung cấp thông tin, và bằng nhiều cách, trở thành lời hiệu triệu cho hành động: Lời kêu gọi cho lãnh đạo dân sự của thế giới cần thống nhất và cùng nhau nhập thế, chỉ điểm và điều trị các vấn nạn xã hội của thời đại này. Tôi hy vọng rằng các diễn đàn này sẽ mời gọi sự tranh biện và tư duy cần thiết, nhằm bồi dưỡng các hành động hướng đến sự thành tựu các mục tiêu phát triển của nhân loại.

Như một chân lý được ghi nhận rằng các dị biệt về tôn giáo và văn hoá cần được tiếp cận một cách đặc thù. Thông qua các tham luận trong hội thảo này, chúng ta khám phá sự dị biệt tôn giáo và văn hoá trên toàn cầu, và cách thức, trong mỗi nền văn hoá, sự bất bình đẳng giới có thể và nên được tiếp cận cũng như cần thay đổi ngày càng tích cực hơn. Các chương trình giáo dục của cộng đồng bản địa là một trong vô số cách thức để đạt được điều này và cung ứng không gian cũng như các lớp và tài liệu giáo dục, trở nên quan trọng trong việc gây ảnh hưởng phát triển tích cực.

Thông qua các nghiên cứu có giá trị và các nỗ lực can đảm của các học giả, chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc về các tình huống văn hoá và xã hội đặc thù trên khắp hành tin, và chúng ta biết ơn các soi sáng này. Trang bị các kiến thức này, các nhà Phật học kêu gọi hành động chia sẻ trí tuệ và từ bi cho những ai đang cần đến và giúp đỡ những người trong phạm vi hướng tới trải nghiệm chánh pháp trong cuộc sống.

Các học giả khắp thế giới tại đây chia sẻ các tuệ giác về học thuyết thay đổi xã hội nhằm hướng đến sự hiện thực hoá các mục tiêu nhân bản. Chủ đề chung được tìm thấy trong các bài tham luận là ý tưởng quan tâm từ bi đối với chúng sinh và ước vọng nhìn thấy các nhu cầu thể chất được đáp ứng trong tình thân ái. Dù đề cập đến bình đẳng giới hay bình đẳng giai cấp, sự nghiên cứu về Phật giáo cung ứng cho các học giả các công cụ thay đổi xã hội tích cực khắp thế giới. Các bài tham luận nói đến khả năng kêu gọi toàn nhân loại hiến tặng từ bi đến hàng xóm xa gần tại châu Á.

Không có hoà bình sẽ không có phát triển và tiến bộ đích thực. Chiến tranh và các xung đột bạo lực khắp thế giới đã tạo ra các khổ đau bất tận trong lịch sử quá khứ và tiếp tục đe doạ sự hiện hữu hoà bình của nhân loại. Kết quả là, nhân loại cần nhấn mạnh một cách có ý nghĩa, xây dựng hoà bình và sự phục hồi hậu xung đột. Trong thế giới đẫm lệ bởi xung đột, mâu thuẫn và đe doạ tiềm tàng của chủ nghĩa khủng bố, cũng như các bạo lực dân tộc đã ảnh hưởng đến xã hội và cá nhân thì việc xây dựng nền hoà bình bền vững đã trở thành thách thức toàn cầu nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, trong thế giới hiện tại, bất kỳ khi nào nhân loại và xã hội đang chìm trong xung đột, con người có khuynh hướng dùng đến bạo lực, thay vào đó, chúng ta nên giải quyết vấn nạn bằng cách sử dụng hoà giải hơn là bạo lực như một công cụ nhằm quản trị xung đột. Hoà bình đó được xem là sự lựa chọn tốt nhất. Quan điểm ôn hoà này được các học giả trong Hội thảo này đề xướng.

Các bất bình đẳng giới tính là chủ đề được thảo luận sống động ngay cả trong thế giới hiện đại hôm nay. Các bạo lực chống lại phụ nữ, các thiếu sót về quyền phụ nữ, sự chênh lệch tiền lương… gây ra các thảm hoạ cho phụ nữ, ngay cả trong các nước phát triển. Đây là những điều được tìm thấy nghiêm trọng tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Trong khi các nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia ủng hộ và trao quyền cho phụ nữ trong các cộng đồng phồn thịnh về kinh tế và xã hội thì đồng lúc đó, các tập tục địa phương và các thói quen liên thế hệ là rất khó phá vỡ, tạo ra vòng lạm dụng chống lại phụ nữ vốn rất khó thay đổi kịp thời.

Các nghiên cứu học thuật Phật giáo đã cung cấp các tuệ giác vào tâm cũng như sự phát triển của nó thông qua giáo dục. Với sự nhấn mạnh “sự vật trong chính nó”, Phật giáo chỉ ra con đường, phương tiện tập thể và cá nhân khảo cứu về tâm và các điều kiện phát sinh vô giá trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Theo cách này, giới trẻ sẽ hướng đến trí tuệ hơn là kiến thức đơn thuần và tìm ra cách làm việc cùng nhau trong các thiết chế đồng sáng tạo, hoà hợp, dựa trên tâm từ bi, thay vì lòng tham. Với động cơ, thiền quán và sự nhấn mạnh về phương tiện quyền xảo, Phật giáo tìm ra các hình thái phá huỷ vô minh và mở ra các viễn cảnh mới cho học thuật tích cực.

Nhiệm vụ của các thiết chế học thuật tôn giáo là giữ gìn tinh thần trí tuệ châu Á sống động và làm cho trí tuệ này mang lại lợi ích cho nhân loại. Nhìn từ chiều kích này, giáo dục Phật giáo đóng vai trò ý nghĩa và thực tiễn trong thế giới hiện đại.

Hãy để các tư tưởng cao quý trở thành ánh sáng dẫn dắt thế giới, xoá đi vô minh trong tâm trí mỗi người, mang sự phát triển đến với khả năng bền vững vì nhân loại, và quan trọng hơn, vì hoà hợp và hoà bình trên thế giới này.

Tôi mong rằng Hội thảo của chúng ta sẽ truyền cảm hứng cho các hành động tích cực vì nhân sinh.

Trên tinh thần này, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo của chúng ta.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập