Từ vụ trả lại 1 tỷ đồng cho người đánh rơi, nghĩ đến Phật dạy “không trộm cắp”

Đã đọc: 1505           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

“Người thực hiện hành thập thiện không trộm cắp thì theo kinh Thập thiện nghiệp đạo sẽ được hưởng những phúc lành. Những người thực hành hạnh lành, không trộm cắp, bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thơi, thoải mái, không phải trông trước nhìn sau, không phải lo nghĩ sợ hãi bị luật pháp truy tìm trừng phạt”, bài viết trên trang web của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh.

Ngày 24/2/2017, trên đường đi làm về, chị Trần Thị Anh (Tổ thu ngân, Điện lực Sơn Trà, TP Đà Nẵng) nhặt được một túi ni lông trong đó có hộp ô mai và rất nhiều tiền mặt. Do trời mưa, chị tấp vào lề trú mưa đồng thời chờ đợi người đánh rơi tiền quay lại tìm.

Chưa đầy 5 phút sau, có một phụ nữ hớt hải xuất hiện và đang tìm kiếm một cái gì đó. Chị Anh tiến đến hỏi và được biết người đó là bà Nguyễn Thị Thanh T. (trú Hà Nội) vừa đánh rơi 1 tỷ đồng do con gái gửi nhờ đặt cọc tiền đất.

Sau khi xác định bà T. chính là chủ nhân của số tiền lớn nói trên, chị Anh đã trả lại toàn bộ số tiền cho bà T. Bà T. có nhã ý gửi tặng chị một số tiền nhưng chị Anh nhất quyết không lấy.

Chị Anh chia sẻ: “Chị cũng đã từng mất tiền rồi. Lúc đó chị cũng hoảng hốt và khóc lóc nhiều lắm. Sau đó người ta nhặt được, người ta trả cho lại chị. Mình có cảm giác đó rồi nên mình cũng hiểu được cảm giác của họ. Họ có gửi tiền cảm ơn nhưng chị không lấy bởi tiền lấy tiêu cũng hết”.

 

Sáng 7/3/2017, Công ty Điện lực Đà Nẵng khen thưởng chị Trần Thị Anh vì đã trả lại 1 tỷ đồng cho người đánh rơi. (Ảnh: Khánh Hồng)
Sáng 7/3/2017, Công ty Điện lực Đà Nẵng khen thưởng chị Trần Thị Anh vì đã trả lại 1 tỷ đồng cho người đánh rơi. (Ảnh: Khánh Hồng)

 

Hành động đẹp của chị Trần Thị Anh chính là một trong mười điều thiện mà Đức Phật dạy chúng sinh trong kinh Mười điều thiện (Thập thiện nghiệp đạo kinh), trong đó có điều “không trộm cắp”.

Trên trang web của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có bài viết Luận về Mười điều lành trong Kinh “Hành thập thiện” trong đó phân tích rất kỹ lưỡng về nội dung mười điều thiện. Theo đó, trộm cắp là lấy những vật chất, tiền tài, của cải thuộc quyền sở hữu của người khác. Tội trộm cắp có nhiều loại hình khác nhau (buôn bán gian lận; đi ăn trộm, ăn cướp; lừa gạt người khác để lấy tiền tài hoặc của cải của họ; lấn đất, chiếm nhà, cậy quyền thế đoạt tài sản của người khác…). Việc do vô tình, không cố ý hoặc do người có của đánh rơi hay vô ý để quên mà nhặt được rồi sinh lòng tham không trả người ta, lấy làm của riêng cho mình cũng chính là phạm vào tội trộm cắp.

“Không trộm cắp” cũng là một trong năm giới (ngũ giới) của Phật giáo, đó là “tôi nguyện giữ giới không lấy những gì không được cho” (năm giới là những cam kết tự nguyện trong nghi lễ “quy y” khi một người trở thành Phật tử). Theo chuyên gia nổi tiếng về đạo đức sinh học Phật giáo Damien Keown, hiện giảng dạy tại Đại học London, giới có thể được nhìn nhận như một danh sách những điều mà một người đức hạnh sẽ không bao giờ làm.

Như vậy, theo Phật giáo, việc nhặt được của rơi mà không trả lại người đánh mất, hoặc không tìm cách trả lại người đánh mất, thì tuy ban đầu không phải là động cơ là trộm cắp, nhưng việc giữ lại tài sản không phải của mình, không được người khác đồng ý cho, thì cũng chính là phạm vào tội trộm cắp.

Sự đền đáp dành cho những người không trộm cắp là gì?

“Người thực hiện hành thập thiện không trộm cắp thì theo kinh Thập thiện nghiệp đạo sẽ được hưởng những phúc lành. Những người thực hành hạnh lành, không trộm cắp, bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thơi, thoải mái, không phải trông trước nhìn sau, không phải lo nghĩ sợ hãi bị luật pháp truy tìm trừng phạt”, bài viết trên trang web của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh.

Nguyên Chi

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập