Cảm niệm Ân Sư

Đã đọc: 2215           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thầy từ tốn bảo : lâu rồi nên cái lồng cũng đã mục, hôm trước thầy thấy cánh lồng cũng đã bị tước rồi nhưng thầy chưa kịp sửa lại. chuyện đó không sao đâu, con về lo học kinh đi, để tí thầy ra sửa. Trời! lúc đó cái cảm giác mừng sung sướng biết dường nào giống như đang bị chết đuối mà được ban tặng phao cứu sinh vậy

(Thành Kính tưởng niệm Ân Sư Giác Linh Cố HT Đệ Nhị Trụ Trì Tu Viện Nguyên Thiều)

 

Ân sư quẩy dép về tây.

Nguyên Thiều tăng chúng từ đây mất thầy.

Bảy ba năm trụ thế giới nầy.

Bốn bốn tăng lạp công đầy quả viên.

Không giờ năm lăm phút an nhiên.

Nhẹ nhàn chích lý về miền lạc bang.

Tăng Ni tứ chúng bàng hoàng.

Tứ phương rúng động, lệ tràn tiễn sư.

 

Kính Bạch Giác Linh Thầy!.

Cho con được gọi bằng thầy, không xưng thầy bằng Hòa Thượng để con được cảm nhận sự gần gũi yêu thương từ thầy lần cuối.Đêm cuối cùng, con và huynh đệ niệm Phật trợ tiến thầy đăng trình tây khứ. Con cứ tưởng rằng thầy còn ở bên chúng con thời gian dài nữa vì con cảm nhận hơi thở của thầy rất đều, nhưng chỉ sau 5 phút con ra uống nước thì bất ngờ chuông trống bát nhã liên hồi, con biết rằng Thầy đã xả báo an tường, an nhiên thị tịch. Lúc đó, trong lòng con bàng hoàng, đất trời như ngừng chuyển động, xung quanh con một khoảng trời mênh mông ảm đạm, lòng nghẹn ngào thầm trách cho riêng mình, sao lúc đó con không nán lại một chút để tiễn đưa thầy lần cuối dù chỉ là 5 phút? Đến hôm nay, nhục thân Thầy đã nhập vào Bảo Tháp. Nhưng trong con không khỏi cảm giác hụt hẫng, bùi ngùi. Tất cả chúng con từ nay và mãi mãi về sau không còn nơi nương tựa, không còn nơi để được an ủi, sách tấn, vỗ về mỗi khi niềm tin dao động. Kính bạch giác linh thầy! Nhớ lại thuở xưa, con là đứa bé tinh nghịch, bướng bỉnh như con ngựa hoang, may gặp phước duyên đầu Phật tu học tại Tu Viện Nguyên Thiều, thế phát quy y với hòa thượng Bổn Sư thượng Đồng hạ Thiện. Nhưng thầy là người trực tiếp thu nhận chúng con, dạy chúng con từ cách ăn cách nói cách hành động cử chỉ hằng ngày. Cuộc đời của thầy là tấm gương sáng,mà từ nay chúng con không bao giờ tìm lại được. Thầy rất thương và lo cho chúng con nhưng thầy luôn nghiêm khắc, Thầy từng nói : Sư Ông ( hòa thượng Bổn Sư) từng la đệ tử người khác nên thầy không thể để người khác vì các con mà xem thường Sư Ông. Vì thế nên cái cảm giác dù chúng con bất trị đến đâu khi đối diện với dung nghi thầy là chúng con như mềm nhũng, không phải vì sợ thầy đánh hay phạt mà bởi oai nghi của thầy đã thuần hóa chúng con. Những năm kinh tế còn khó khăn, có lần thầy sai con đi hái xoài cho ngày mai bán. Khi đưa lồng lên để móc xoài, Vì một lý do con quá nhỏ không đủ sức điều chỉnh lồng xoài, bất cẩn khèo như thế nào móc phải cành cây khô đã làm gãy cái cánh của lồng,lúc đó, trong lòng rung sợ hoang mang mà còn bị chú Quốc hù rằng sẽ méc thầy. Mặt mày con như không còn chút máu tự nghĩ rồi đây thế nào cũng bị thầy quở phạt, một mặt vì lòng tự trọng trong con trỗi dậy” dám làm dám chịu” trước sau gì cũng ra ánh sáng , chấp nhận đi tự thú là phương pháp tốt nhất chứ không thể để bị méc, con liền đến trước phòng thầy, nhiều lần đưa tay lên để gõ cửa nhưng vẫn chưa dứt khoác, bao lần như thế con quyết tâm lấy bình tĩnh và can đảm một lần nữa đưa tay lên: “Cốc! Cốc! cốc! Nam Mô A Di Đà Phật!” Bên trong vọng ra vẫn giọng nói không đủ ngọt ngào nhưng cũng không quá nghiêm khắc” Đứa nào đó? Vào đi!” tim con bấn loạn, hơi thở dồn dập rón rén bước vào đứng bên cạnh, cái dũng khí của một cậu bé biến đâu mất, lúc này là đầu mùa hè mà chân tay luống cuống cứ rung cầm cập, tiếng nói đứt quãng “ bạch thầy! thầy.. sai… sai..con..con.. hái xoài,..con.. đã lỡ tay làm..làm.. gãy..gãy…cái cánh của…của… cái lồng xoài, con..con… vào xin trình bày để…để…thầy trách phạt” trong tâm khảm lúc đó chắc chắn thế nào cũng bị quở: nào là; oai nghi không cẩn thận, nào là; làm việc không chu đáo..v.v.. Nhưng không,mọi việc đều diễn ra suông sẻ. Thầy từ tốn bảo : lâu rồi nên cái lồng cũng đã mục, hôm trước thầy thấy cánh lồng cũng đã bị tước rồi nhưng thầy chưa kịp sửa lại. Chuyện đó không sao đâu, con về lo học kinh đi, để tí thầy ra sửa. Trời! lúc đó cái cảm giác mừng sung sướng biết dường nào giống như đang bị chết đuối mà được ban tặng phao cứu sinh vậy. Cái cảm giác nhẹ lâng và thầm cảm ơn thầy đã cho con sự vỗ về an tâm đó, vì trước đó, dù sao con cũng cảm nhận mình đã làm việc sai. Đến năm 1992 trường cho phép mở lại sau 19 năm, chúng con vừa học vừa phụ kéo gạch để sửa trường. Trải qua thời gian cực khổ, có duyên lành nộp hồ sơ thi tuyển, sự gian khổ của chúng con được bù đắp bằng kết quả của kì thi là kết quả như sự mong đợi. Con nhớ lúc đó mình chỉ mới 15 tuổi mà cân nặng chỉ 27kg. Một ông tăng vừa nhỏ vừa đen vì khó khổ. Giai đoạn này, người nhà con bao lần vào khóc , muốn đưa con về. Nhưng con đã không về mà ngược lại cứ sợ mình bị đuổi vì sợ không đủ sức theo tu học. Con tự phát nguyện với lòng; dù cuộc sống gian khổ mấy cũng cố vượt qua, công việc có khó khăn mấy cũng gắng hoàn thành. Những năm kinh tế khó khăn thầy phải lo mọi việc lớn nhỏ trong Tu Viện. Thầy còn đóng vai trò của một người mẹ chăm sóc chúng con, thầy may quần áo cho chúng con mặc, cũng bởi cuộc sống khó khăn, một mình thầy không quán xuyến tất cả, chúng con không tránh khỏi mặc đồ bính của quý thầy lớn về tu học tại Tu Viện, đồ của chúng con được vá rất nhiều chỗ, đúng với ý nghĩa “ y phấn tảo”, dép chúng con hàn đi hàn lại để mang. Tuy một năm chúng con nhận được 1 bộ đồ do thầy may cho, nhưng chúng con thật sự rất hạnh phúc, ấm áp vô cùng. Cái khó khổ hơn khi bước vào học, vừa học 2 chương trình vừa làm thị giả cơm nước hằng ngày hầu hòa thượng Bổn Sư và thầy Minh Tuấn. Vào những năm 1992-1996. Lúc đó, tuy con còn nhỏ nhưng được thừa hưởng sự dạy bảo từ Thầy nên đã cho con khái niệm về lý tưởng của người tu sĩ. Cũng năm 15 tuổi con đã làm bài thơ tự sách tấn lập chí hướng riêng mình:

Đường đời thử thách vạn chông gai

Quyết chí tu học đến ngày mai

Ngày mai rạng rỡ không ai sánh

Ánh sáng mở đường vượt trần ai

Bể trần ai, sóng biển lênh đênh

Chở người qua muôn vạn thác ghềnh

Sóng gió dẫu lung lay tà áo

Một mình tôi quyết chí làm nên

Sau khi tốt nghiệp Cơ Bản Phật Học, con rời xa sư ông, xa thầy, chư tôn đức trong Tu Viện, để hoàn tất tiếp những chương trình chuyên khoa cao đẳng, rồi Học Viện Phật Giáo. Trong thời gian theo học mỗi năm 2 hoặc 3 lần con đều về đảnh lễ chiêm ngưỡng dung nhan của sư ông, Thầy và chư tôn đức. Bổn nguyện tiến xa hơn nữa không được hoàn thành. Con trụ lại thành phố thời gian . Đến năm 2012 con lại quay về bên thầy, phụ thầy công việc quản chúng. Được ở bên thầy 2 năm thầy dạy cho con nhiều bài học hay, không phải những bài học cao siêu từ chương trong sách vở mà chính là bài học mà cả cuộc đời thầy trao lại; biết yêu thương,khiêm nhường, chia sẻ, bài học biết hy sinh, tha thứ bao dung, biết nhẫn nại biết kiên trì vượt khó.v.v.. Năm 2014 con lại tiếp tục cuộc hành trình mới. Hòa Thượng pháp huynh thượng Minh hạ Hạnh mắc bệnh nên con lại được Thầy , chư Tôn đức Tu viện công cử vào chăm sóc HT Minh Hạnh và lo Phật sự tại địa phương. Sau khi Hòa Thượng Minh Hạnh viên tịch, Thầy vẫn là người khích lệ con làm trai tăng chung thất báo ân HT Thích Minh Hạnh. Thầy biết đôi vai con mềm yếu nhưng thầy vẫn thầm mong con vượt qua và thực hiện được hoài bảo mà thầy đã chia sẻ, thầy bước nhẹ vô phòng lấy cho con 10 triệu ủng hộ con, kèm theo câu nói: “ ai nói gì nói thầy vẫn muốn con làm trai tăng cho Thầy Minh Hạnh. Thầy gửi con mười triệu cúng dường Giác Linh Thầy Minh Hạnh. Con sử dụng vào việc Trai tăng hay Trai diên tùy ở con quyết định. Số tiền Thầy cho không lớn với việc trai tăng, không lớn với người mới ra làm Phật sự như con. Nhưng tấm lòng và sự tin tưởng, sự khích lệ âm thầm thầy đã dành cho con quá lớn. Lúc đó, con biết mình phải làm gì để xứng đáng với niềm tin của Thầy. Sau lần trai Tăng HT Minh Hạnh không bao lâu thì Thầy cũng ngã bệnh.

Bao nỗi đau, sứ mệnh Phật sự dồn dập, tưởng chừng như gục ngã. Nhưng cũng bỡi cái nôi Tu Viện được thầy tôi luyện, dạy dỗ truyền trao. Ngoài mặt chúng con như vô cảm mà có ai biết được bao sự chịu đựng, cái mà chúng con cảm nhận sự ra đi, sự mất mát cận kề tính bằng thời gian. Nỗi đau chồng chất nỗi đau tim con vô cảm vì đau quá nhiều

Thầy ra đi, Nguyên Thiều Tịch Liêu Trung tôn Tu Viện thảy đều chông chênh

Từ nay sóng gió gập ghềnh

Con Thuyền Bát nhã lênh đênh vô bờ

Chúng con cùng tử ngây thơ

Ân sư đã vội không chờ thời gian!

Chúng con thành kính đảnh lễ bậc tôn sư khả kính, bậc tòng lâm thạch trụ Tu Viên Nguyên Thiều Trường trung cấp Phật học Tỉnh Bình Định

Nam Mô Từ Lâm tế Chánh Tôn, tứ thập ngũ thế. Nguyên Thiều Tu Viện, Đệ Nhị Trú Trì, thượng Quảng hạ Bửu tự Minh Trí hiệu Trí Biện hoà thượng Ân sư giác Linh Thuỳ từ chứng minh.

 

Khể Thủ

Thích Đồng Liên

 


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
tonydo 27/04/2017 07:52:02
Xin hỏi chư liệt vị tôn đức cao kiến.Đề tu viện Nguyên Thiều mà sao vị trụ trì đời thứ 2 thuộc dòng Thiền Tôn-Liễu Quán thuộc thế thứ 45 nhằm chử qUÃNG.Lẻ ra nên công cử quý Ngài trong tôn Pháp Phái Nguyên Thiều theo 2 dòng kệ :Tổ Đạo giới Định Tông ------- hay Đạo Bổn Nguyên Thành -------.Có như vậy mới danh chánh ngôn thuận truyền pháp truyền phái truyền hiền theo dòng kệ mà Liệt vị Tổ Sư lưu lại
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập