Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 2

Đã đọc: 5624           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thập niên 20 của thế kỷ XXI loài người đang tận hưởng những phước báo của khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ bão, các tiện ích phục vụ cho con người ngày càng hoàn thiện đến mức độ tột đỉnh. Con người phải làm việc, học tập và bộ não phải tiếp nhận, thuần hóa lượng thông tin quá lớn cũng với tốc độ nhanh như vậy. Nhưng về mặt sinh học con người cần phải có thời gian tự phát triển. Không thể cùng lúc nhồi nhét quá nhiều sự thay đổi, cơ thể chúng ta không có khả năng thích nghi với tốc độ nhanh như hiện nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để thích nghi mà không bị stress? Câu trả lời là chỉ có Thiền Tứ niệm xứ! mới có thể giúp con người quân bình được trong cuộc sống để thân và tâm an lạc.

Đến với khóa tu Thiền tại chùa Giác Ngộ, các thiền sinh sẽ được trải nghiệm  phương pháp thiền của Tứ niệm xứ. Sáng nay 26-03-2017(29-02 Đinh Dậu) khóa tu Thiền thứ 2 đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ với sự tham gia của gần 1000 thiền sinh.

Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh được ĐĐ. Thích Nguyên Trung đại diện choTăng đoàn chùa Giác Ngộ truyền Tam quy- Ngũ giới, các thiền sinh đồng phát nguyện giữ chọn vẹn 5 giới( 5 điều đạo đức) trong ngày tham dự khóa tu.

 Phần pháp thoại ( đươc chia làm hai thời sáng và chiều)

 Đây là lần thứ hai TS. Tăng Định lần lượt hướng dẫn từ lý thuyết đến thực hành Thiền Tứ niệm xứ và giải đáp các thắc mắc, nghi vấn mà các thiền sinh vướng phải trong quá trình tu học.

Buổi chia sẻ này Sư đã đi sâu về lý thuyết của thân và tâm với chủ đề: ‘’Thấy được ngon, dở, xấu, đẹp trong cái nhìn của thiền’’. Chủ đề này đươc Sư chia làm 3 bài với các nội dung chính xoay quanh chủ đề trên.

Tâm là gì? Tâm là sự hay biết, tâm là bất cảnh. Để nhận biết được tâm, hay biết tâm của mình, bắt được tâm mình đang làm gì, đang ở đâu? Chúng ta phải có kinh nghiệm để luôn luôn kéo tâm mình về mắt tai, mũi, lưỡi để quan sát nó, để thấy được nó, khi nó phản ứng thích hay không thích, bực mình hay không bực mình, phản ứng đó nhanh hay chậm chúng ta nắm bắt được nó, thấy được nó ở trên thân: ăn chỉ là ăn, nếm chỉ là nếm, vị chỉ là vị… muốn thấy được như vậy, chỉ có thiền quán Tứ niệm xứ và niệm lực của thiền quán mới đủ sức giúp cho các thiền sinh tỉnh thức trong từng oai nghi, giải quyết tâm bực mình, cảm giác dễ chịu sinh tâm dễ chịu( tâm thích). Từ đó quan niệm: ngon, dở, xấu, đẹp là một sự ô nhiễm.  

Sư cũng đặc biệt  lưu ý hai vấn đề trong lúc ngồi thiền đối diện với buồn ngủ, hôn trầm, dã dượi, mỏi mệt sau: i) Hãy kéo về hơi thở và quán sát lại oai nghi của thân đã quân bình hay chưa. ii) Thực phẩm ăn trong bữa đó chúng ta ăn có nhiều hay không.

Đây cũng là phần giải đáp câu hỏi sau 30 phút thiền tọa buổi sáng khi các thiền sinh rơi vào hôn trầm và phóng tâm.

Thiền tọa- Thiền  hành

Sau những giờ lý thuyết là phần hướng dẫn thiền tọa, thiền hành (đứng do không gian chùa không có chỗ cho thiền hành):

Hãy chú nguyện trong tâm, giữ lưng, đầu và cổ thẳng, với hơi thở vào, thở ra thật sâu, thư dãn toàn thân, thả lỏng toàn thân, thẳng lưng, đầu nhưng không gồng cứng toàn thân. Chân phải để trên chân trái, tay phải đặt nên lòng tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau. Hãy chú nguyện trong tâm: kể từ bây giờ tôi không thay đổi oai nghi, giữ nguyên tư thế, thân nhẹ nhàng, tâm yên lặng, chú ý vào hơi thở của mình.

Hai bàn chân đi biết là đi, đứng biết là đứng, ấm, mát hai bàn chân biết là ấm, mát.

Sư cũng dạy cho các thiền sinh tham khảo cách đảnh lễ, quỳ lạy ba ngôi Tam bảo trong chánh niệm để có sức khỏe và phước báu khi lậy Phật, pháp, Tăng. Chúng ta thực tập Tứ niệm xứ cũng chính là bài tập thể dục vật lý cho thân xác. Khi đó ánh sáng của chánh niệm đi khắp toàn thân và ánh sáng chánh niệm là một tâm tốt, tâm thiện, nên nó sẽ thanh lọc tất cả các bệnh ở trong thân.

Theo Sư, ánh sáng chánh niệm sẽ thay đổi quan điểm hạnh phúc và đau khổ để chúng ta sống trong cuộc đời này mà thực tập được câu:‘’thấy nó vẫn như là’’ cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái đụng nó chỉ là như vậy nó không cộng cái ô nhiễm( tham sân si) vào trong đó. Chúng ta sẽ sống với hạnh phúc của sự buông xả, thanh tịnh thân tâm, phát triển trí tuệ.

Phần pháp thiền

Phần giải đáp thắc mắc, hoài nghi của thiền sinh cũng là phần kết thúc khóa tu với các câu hỏi có nội dung: Khi ngồi thiền thân bay bổng đó là hiện tượng gì? Nếu đã tu niệm thuần thục thì vừa ngồi thiền, vừa quán tưởng, vừa niệm Phật có được không?

 Các câu hỏi còn lại sẽ được Sư  tiếp tục giải đáp trong kỳ sau.

 Một ngày tham dự khóa tu thiền với các hướng dẫn cơ bản, cặn kẽ tận tâm, tận lực cả về lý thuyết lẫn thực hành uyên bác, có nhiều kinh nghiệm thực tu, thực tập của TS. Tăng Định. Hy vọng rằng các thiền sinh khi về sẽ thực tập mang lại kết quả nhất định để quân bình thân và tâm, mang đến an lạc hạnh phúc trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Khóa tu thiền Kỳ 3: 23-04-2017 (27-03 Đinh Dậu);khóa tu Ngày An Lạc Kỳ 16: 02-04-2017(06-03 Đinh Dậu) ;. Khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật kỳ Kỳ 11: 9-04-2017(13-03 Đinh Dậu)
























































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập