Chùa Giác Ngộ: Khóa tu ngày an lạc lần thứ 15

Đã đọc: 2262           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đến chùa học Phật qua kinh điển, nghe giảng pháp, thực hành Bát Chánh Đạo và thực tập thiền đưa tới chuyển hóa, trị liệu thân tâm, giúp chúng ta đi từ điểm xuất phát khổ đau đến điểm hạnh phúc. Nhờ đó, Phật tử sống có tình người hơn, có tấm lòng vô ngã, tâm vị tha, có lòng từ bi trải rộng hơn. Mang lại lợi lạc cho mình, cho nhiều người. Khóa tu: "Ngày An Lạc" lần thứ 15 ngày 19-03-2017(22-02 Đinh Dậu) đã chào đón gần 950 hành giả về tham dự.

Chương trình pháp thoại

TT.Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại với chủ đề "Thiền tứ niệm xứ - phần I : Quán thân".

Con đường tâm linh được đức Phật giảng dạy, trong Bát chánh đạo, trụ cột  thiền gồm có chánh niệm và chánh định, hai trụ cột còn lại là đạo đức và trí tuệ. Trong rất nhiều kinh, đức Phật khẳng định: ‘’Bát chánh đạo là con đường độc lộ giúp một người phàm trở thành thánh’’. Bất kỳ Sa môn hay Tăng sĩ nào mà không thực hiện Bát chánh đạo sẽ không đạt được kết quả giải phóng khỏi niềm đau trở thành thánh nhân. Thiền được chia làm hai nhóm: Thiền của đức Phật được gọi là thiền Tứ niệm xứ hay thiền Minh sát tuệ. Thứ hai:Thiền Tổ sư gồm có thiền Công án và thiền Thoại đầu do các vị tổ sư Trung Quốc sáng lập.

Trong buổi pháp thoại sáng nay, Thượng tọa chủ yếu hướng dẫn kỹ năng chánh niệm và thiền định rất quan trọng mà đức Phật đã khám phá và giảng dạy. Phương pháp này được rút ra ừ bài kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ. Bài pháp thoại được chia làm hai phần: phần 1- Những chuẩn bị cần thiết  với 5 nội dung chính sau: i) Giá trị của thiền Tứ niệm xứ; ii) Địa điểm thực tập thiền; iii)Cách ngồi thiền; iv)Cách điều tâm; v)Cơ sở quán chiếu. Phần 2: Quán thân trên thân với 5 nội dung chính: i) Làm chủ hơi thở; ii) Làm chủ đại oai nghi; iii) Làm chủ tiểu oai nghi; iv) Quán thân bất tịnh; v)Quán 4 đại; vi) Quán tử thi.

Tu thiền bắt đầu bằng tu thân, tu thân bắt đầu bằng làm chủ hơi thở và sự vận động của thân, sự hình thành và tan dã của thân. Như vậy, mục tiêu chủ yếu thực tập thiền là đạt được chánh niệm và tỉnh thúc.

Chương trình "Phương trời thong dong"

Chương trình "Phương trời thong dong"  cá hành giả được cung đón TT. Thích Minh Thành,  Ủy viên Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN, kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Bửu Liên,  thành phố Cần Thơ.

 Lời chào của Thượng tọa với các hành giả bằng một thông tin mà nếu nó không còn hiện diện chỉ trong vài tích tắc thì đã kết thúc một kiếp người, đó là mỗi ngày một người có 21700 lần thở.

Các hành giả rất xúc động khi Thầy tâm sự nỗi niềm thời thơ ấu và nhân duyên xuất gia theo đạo Phật khi ông bà ngoại là người Ấn lại theo đạo Hồi, cùng quá trình đi học của Thầy. Những ai có quan niệm cho rằng thầy tu thì cần gì phải học, chỉ cần ngồi gõ mõ tụng kinh là được. Không, không phải vậy! Người tu thực tế phải học nhiều hơn người đời: học thế học, Phật học, tâm lý học. Đó là lời Thầy khẳng định từ chính cuộc đời thầy. Ngoài ra Thầy còn có rất nhiều cơ duyên được học các kinh nghiệm thâm hậu từ rất nhiều các Hòa thượng.

Với vai trò là Hoằng pháp và giáo dục Tăng Ni T.Ư kiêm trưởng Ban Hoằng pháp thành phố Cần Thơ, sự trăn trở của Thượng tọa đối với ngành hoằng pháp của Giáo hội: hoàng pháp là sự sống trong trái tim chứ không phải chỉ đơn thuần là lời Phật dạy. Theo thầy, hoằng pháp không chỉ nghe và nói mà hoằng pháp còn phải tự nói với chính mình, cho chính mình nghe. Cho nên hoằng pháp không chỉ ngồi trên ghế mà liệng ngôn ngữ xuống dưới đạo tràng. Hoằng pháp là cầm cái ly rót vào ly của Phật tử, tức là lấy cái tâm rót vào trong tâm đó là hoằng pháp. Thầy cũng lý giải rất logic cái đẹp về mầu áo lam và nhắn nhủ mọi người khi mặc màu áo lam phải thổi hồn sống vào mầu áo lam đó cũng là hoằng pháp. Và nụ cười của các Phật tử chính là sức sống nạp thêm năng lượng cho các giảng sư đang truyền pháp.  Cho nên nụ cười của các Phật tử chính là hoằng pháp.

Trong một thời gian rất ngắn nhưng thầy đã trao truyền cho các hành giả  bằng những ngôn từ rất đơn giản xuất phát từ trái tim với giọng nói ấm áp những bài học rất có ý nghĩa nhất là mỗi một người Phật tử phải trở thành người hoằng pháp cho chính bản thân mình.

 Ăn cơm trong chánh niệm

Ăn cơm trong chánh niệm trưa nay do Tăng  thân Làng Mai hướng dẫn theo phong cách Làng Mai nhân dịp quý Thầy, quý Sư Cô là Tăng thân Làng Mai có chuyến thăm Tăng đoàn chùa Giác Ngộ. Đây là cơ hội để trở về nơi chính mình, để cơ thể mình cũng có cơ hội thưởng thức và nếm được vị của thức ăn. Ăn trong im lặng, miệng ăn nhẹ nhàng và mỉm cười với ý thức mình đang có mặt tại đây. Và nghe 5 quán: Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời, của muôn loài và công phu lao tác. Xin nguyện ăn trong chánh niệm và với lòng biết ơn để xứng đáng thọ nhận thức ăn này.  Xin nhớ nhận diện và chuyển hóa những tật xấu, nhất là tật ăn uống không có chừng mực.
Chỉ xin ăn những thức có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh.Vì muốn nuôi dưỡng tình huynh đệ, xây dựng tăng thân, và chí nguyện độ đời nên thọ nhận thức ăn này.

Thiền tọa

Chỉ lắng nghe tiếng chuông để kéo tâm trở về với hơi thở. Một kiếp người chỉ hiện diện trong vòng một hơi thở mà thôi. Thiền là một sợi dây kéo hơi thở về với thân, bớt rong ruổi và bớt phiền não. Đó là những phút hướng dẫn thực tập thiền của Tăng thân làng Mai trước khi bước vào chương trình tu tập buổi chiều.

 Thiền ăn, thiền ngủ và thiền ca. Hát Thiền ca trong các khóa tu tại chùa Giác Ngộ là một phần không thể thiếu với những nhạc phẩm quen thuộc của Làng Mai và thật đặc biệt các hành giả hôm nay còn được nghe Thiền ca do chính Tăng thân Làng Mai thực hiện. Ban đạo ca chùa Giác ngộ đã hát tặng Tăng thân Làng Mai và các hành giả  hai nhạc phẩm: Một lá ngô đồng rơi; Hiểu và thương. Để tâm ai đó có rong ruổi đâu đó quay về nương tựa.

 Chia sẻ pháp thoại + vấn đáp

Nhân dịp này Thầy Pháp Dung (Trụ trì Tu Viện Lộc Uyển tại Mỹ) đã có buổi chia sẻ pháp thoại với câu chuyện tập làm đậu hũ của chính Thầy để bước đầu thấy có cảm hứng để tu thêm, học  và hành thêm khi thấy được hiệu quả. Cho nên tu là phải có hiệu quả, tu mà mặt căng thêm, lời nói còn chua thêm. Càng tu mặt phải nhẹ, tâm  trải rộng ra, dễ ghi nhận dễ chấp nhận hơn. Thiền sư cũng lấy câu chuyện làm sạch răng miệng để minh họa cho việc tâm nội kết( cái thối) để ý thức được  rằng khi sống chung với nhau là phải biết khi nào miệng mình sạch, tâm mình sạch, tâm yên, tâm an lạc lúc đó mới tiếp xúc. Mục đích của thiền tập là như vậy, rất đơn giản! Mọi người phải tìm cho mình những giây phút để tìm sự bình yên của thân. Và lấy hình ảnh trải răng thở vào thấy thân và tâm mình khỏe, thở ra thấy thân tâm của mình rất nhẹ. Khỏe, nhẹ!... Và cuối cùng là để hiểu và thương đó cũng là mục đích của đạo Phật!

Cuối buổi pháp thoại ĐĐ.TS. Pháp Dung đã dành ít phút để các quý Thầy, quý sư Cô với kinh nghiệm tu tập của mình đã lần lượt chia sẻ giải đáp các câu hỏi có nội dung: Những việc làm tốt của mình mà người khác không thấy được thì phải làm thế nào? Trong gia đình có người thân có tập khí không tốt làm sao giúp họ chuyển hóa? Không làm chủ được cảm xúc và ý thức khi hưng phấn, có cách tu tập nào để trở về bình thường?

Kết thúc bài pháp thoại, Tăng thân làng Mai đã dành tặng cho khóa tu nhạc phẩm rất có ý nghĩa nhân chuyến về thăm quê hương  với nhan đề Hoa vẫn nở trên đường quê hương.

TT. Thích Nhật Từ đã mong muốn ĐĐ. TS. Pháp Dung và Tăng thân làng mai sẽ  ưu ái dành thêm  thời gian vào những dịp khi Thiền sư về Việt Nam hoằng pháp để hướng dẫn các khóa tu của chùa Giác Ngộ thấm thêm được phương pháp tu tập của Sư Ông làng Mai.

Một ngày tu tập với các cơ duyên đặc biệt đã làm cho mọi người không muốn thời gian đi nhanh. Một ngày tu tập với luồng gió mới, một tinh thần thực tập mới để bổ sung cho những gì chúng ta đã tu tập.

Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’  Kỳ 16: 02-04-2017(06-03 Đinh Dậu) dành cho người lớn tuổi. Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’ kỳ 11: 9-04-2017(13-03 Đinh Dậu). Khóa tu thiền Kỳ 2: 26-03-2017(29-02 Đinh Dậu)
















































































































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập