Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 14

Đã đọc: 1602           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo quan niệm của nhà Phật, người đến chùa lễ Phật là để thực tập ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống để tháo mở được những trở ngại và những thách đố trên con đường tu học, tạo lập sự nghiệp, như là những nỗ lực sẽ mang đến cho cả người xuất gia lẫn người tại gia những kỹ năng sống để giúp thành công trong công việc và hạnh phúc ngay hiện tại, bây giờ và tại đây.

Khóa tu: Ngày An Lạc lần thứ 14 ngày 5/3/2017 (nhằm ngày 8-02 Đinh Dậu) đã được trang nghiêm diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

Chương trình pháp thoại

Đây là lần thứ hai khóa tu ‘’Ngày an lạc’’ lại được cung đón TT.TS. Thích Bửu Chánh, UV.HĐTS, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, Phó viện trưởng, kiêm trưởng khoa Pali Học viện PGVN tại Tp.HCM, Phó trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Thiền viện Phước Sơn.

‘’Nếu em nhớ đời ngược xuôi, tất bật. Dòng miên man... còn chảy đến vô cùng. Dừng chân lại, quay về trong Lẽ Thật. Đốt hương trầm, tỉnh thức sống ung dung…’’

Thầy đãmượn bài thơ "Nếu em nhớ’’ của thầy Thích Tánh Tuệ để làm chủ đề cho bài pháp thoại mang cùng tên: “Nếu em nhớ’’.

Thượng tọa đã dẫn câu nói nổi tiếng của một thiền sư tại Thái Lan: “Hãy quên đi những gì đã biết mà chỉ nhớ những gì đang xảy ra’’ cùng các câu kệ trong Kinh Pháp Cú và các nhà thơ nổi tiếng khác để phân tích và mở rộng thêm làm phong phú cho bảy khổ thơ của tác giả Nếu em nhớ. Với kinh nghiệm của một Giảng sư thông tuệ Phật pháp và cách giảng vui nhộn, giản dị, chân thật, các hành giả đã rất sảng khoái khi nghe xong bài pháp thoại.

Qúy vị phải vui và nhớ là thực hành Bát chánh đạo, thường xuyên mặc áo tràng để tu (sửa mình) và các hành giả hãy luôn nhớ : “Người nhớ cho ta là cát bụi, trở về cát bụi xin người nhớ cho’’. Đó là những lời khuyên của Thầy khi kết thúc bài pháp thoại sáng nay.

Chương trình “Vì sao tôi theo đạo Phật’’

Xuất hiện trong chương trình ‘’Vì sao tôi theo đạo Phật’’ Nhà báo Hoàng Anh Sướng (Báo Tuổi trẻ và Đời sống), chuyên làm về phóng sự và điều tra, tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn: “Hạnh phúc đích thực’’ đây là cuốn sách viết sau khi kết thúc chuyến hoằng hóa đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt 2 tháng cùng với thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngoài công việc làm báo anh còn là nghệ nhân pha trà truyền thống Việt Nam.

Trước khi vào nội dung chính của buổi trò chuyện, MC. Thiện Tùng cho biết trong chuyến thăm của vua, hoàng hậu Nhật Bản đến Việt Nam trong mấy ngày vừa qua, nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng vinh dự được pha trà mời vua, hoàng hậu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các quan khách trong và ngoài nước thưởng thức hương vị trà truyền thống Việt Nam.

Anh cho rằng anh là người rất có nhiều may mắn, nhất là may mắn được làm nghề báo và anh cũng như bao người khác cũng mong cầu đủ mọi thứ, cũng quay cuồng trong việc làm giầu, mong công danh, mong có địa vị cao trong xã hội và mong cầu được hạnh phúc. Các hành giả cũng rất thú vị khi anh cho biết trước đây khi chưa biết gì về đạo Phật, đến chùa ho cũng sợ Phật bị quở trách, cứ sau tết vài ngày là anh cũng mời rất nhiều thầy về nhà dâng sao giải hạnh, cầu siêu khi đến chùa thì cũng xin Phật ban cho đủ mọi thứ và cũng có lúc anh cũng rất hoài nghi về đạo Phật, đúng lúc đó thì anh nhận được lời mời của TS. Nhất Hạnh trong chuyến đi hoằng pháp của Người tại Mỹ. Thầy đã trao cho anh một pháp danh Tâm Hiểu Thương.

Theo anh, chúng ta tu tập làm sao để hiểu và có tuệ giác, để trái tim càng ngày càng có nhiều tình yêu thương. Nếu như trong chúng ta ai cũng có tuệ giác, ai cũng có trái tim đủ lớn để yêu thương nhiều thì cuộc sống của người đó thực sự là thiên đàng là niết bàn chứ không ở đâu xa!

Là một nhà báo nên anh đã có cơ hội gặp được rất nhiều vị minh sư trong đó có Thầy Nhật Từ, một vị chân tu của Việt Nam rất là hiếm hoi truyền bá được rất nhiều giáo lý nguyên thủy của đức Phật, trong khi rất nhiều giáo lý đã bị thay đổi nhất là đạo Phật của Trung Quốc đã truyền vào Việt Nam và thậm chí bị biến tướng. Anh cũng khẳng định rằng: các hành giả thật hạnh phúc và có nhiều phước báu khi gặp được các vị minh sư. Bởi vì anh thấy có rất nhiều vị đi chùa mấy chục năm nhưng cứ khi rảnh là kể tội chồng, kể tội con dâu hay có nhiều người suốt ngày than khổ( thực ra họ không khổ đến thế) nên khổ đau vẫn hoàn khổ đau.

Anh cũng chia sẻ mỗi sáng khi thức dậy đều nở một nụ cười thật tươi để cám ơn rằng mình vẫn còn sống, đó cũng là một bí quyết để trên gương mặt mình lúc nào cũng có nụ cười tươi như hoa. Vì vậy anh vẫn thường nói:‘’Gặp nhau chưa biết sẽ cho nhau được cái gì nhưng khi gặp nhau hãy ban tặng cho nhau một nụ cười, tất nhiên nụ cười đó phải nở từ tâm chứ không phải chỉ ở trên môi’’.

Kết thúc buổi trò chuyện anh đã gửi tặng cho các hành giả nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn: “Hãy yêu nhau đi’’ thay cho lời anh muốn nói với các hành giả.

Thực tập Thiền

Trước khi vào phần tu tập buổi chiều, các hành giả được ĐĐ. Thích Nguyên Trung hướng dẫn thiền buông thư cho các hành giả để thanh tịnh thân và tâm cho một buổi chiều tu tập mang lại kết quả viên mãn.

Phần vấn đáp

Các hành giả lại được gặp gỡ TT. Thích Nhật Từ trụ trì chùa và là trưởng Ban tổ chức khóa tu. Thượng tọa đã khuyến khích mọi người nêu ra các thắc mắc về bất cứ những thắc mắc nào trong quá trình tu học và trong đời sống thường nhật.

Các câu hỏi được đặt ra là:Trên phương tiện truyền thông đưa tin về chùa Wat Phra Dhammakaya Thái Lan mà nhà sư trụ trì Phra Dhammachayow bị cáo buộc trốn thuế. Thầy có thể chia sẻ thêm về thông tin này. Hiện nay trên thế giới đang bàn tán xôn xao về vụ ám sát ông Kim Jong Nam (Anh trai cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un) trong đó có một trong những nghi phạm là Đòan Thị Hương người Việt Nam. Vậy dưới cái nhìn Phật giáo thì Thầy nhìn nhận vấn đề này như thế nào?Hiến xác cho khoa học có ảnh hưởng đến quy trình tái sinh? Gieo nhân thì sẽ gặp quả nhưng còn thêm cái duyên. Duyên chì có chủ quan và khách quan, vậy duyên là điều kiện ảnh hưởng như thế nào để tác động đến nhân và quả? Phản bội lại lời thề theo Phật, theo Pháp, theo Tăng thì con có bị quả báo nào không? khi mà con phải từ bỏ đạo Phật để kết hôn với người khác tôn giáo. Con là Phật tử có nên tập Pháp luân công hay không? Ăn  chay hay không ăn chay có ảnh hưởng đến việc khi chết có được siêu thoát?

Tuy hai câu đầu các hành giả đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm của thế giới (mang mầu sắc chính trị) nên Thượng tọa cũng chỉ phân tích mang tính tóm tắt theo các phương tiện thông tin truyền thông trong và ngoài nước để trả lời cho các hành giả biết sơ bộ. Các câu hỏi còn lại bằng việc lão thông Phật pháp và ứng dụng Phật pháp Thầy đã trả lời làm hài lòng các vị hành giả.

Thời tụng kinh buổi chiều đã kết thúc chương trình của khóa tu Ngày an lạc lần thứ 14, các hành giả  rất hỷ lạc trong sự hành trì.

Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu Ngày An Lạc kỳ 15: 19-03-2017 (22-02 Đinh Dậu) dành cho người lớn tuổi. Khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật kỳ 10: 12-03-2017 (15-02 Đinh Dậu). Khóa tu thiền Kỳ 2: 26-03-2017 (29-02 Đinh Dậu).




















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập