Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Ngày An Lạc lần 5

Đã đọc: 2923           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thật may mắn biết bao khi được trở về ngôi chùa Giác Ngộ thân thương này để cùng được cảm nhận những lời dạy của đức Phật, được ứng dụng trong đời sống thường nhật của bản thân, gia đình, cộng đồng, quốc gia và rộng hơn nữa là thế giới qua những bài pháp thoại và những chia sẻ của những tấm gương tu học của các vị xuất gia chân chính. Cùng những nhân vật, thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, có nhiều đóng góp cho Phật giáo, cho xã hội và cộng đồng, là những tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Ngày17-07-2016 (14-06 Bính Thân), khóa tu “Ngày an lạc” lần thứ 5 đã được trang nghiêm diễn ra với  sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ.

Sau những phút thư lắng qua ít phút thực tập thiền, là cả một dàn đồng ca khổng lồ của hơn 650 các ‘ca sĩ’ cùng với Ban Diệu âm chùa Giác Ngộ, cùng cất tiếng hát những bài Phật ca, đã mang đến cho mọi người một ngày mới thân và tâm thật thoải mái.

Ai bảo đức Phật chỉ nói về tu? Để trả lời cho những quan điểm sai lầm ấy. Bằng những hiểu biết sâu sắc khi thâm nhập Kinh tạng của đức Phật mà TT. Thích Nhật Từ đã có bài pháp thoại với chủ đề: “Biển Đông lặng sóng - Thoát Trung về văn hóa’’.

Thượng tọa đã lấy sự kiện về việc phán quyết của Tòa án Hague về vụ kiện mà Philippines thắng toàn tập Trung Quốc về đường 9 đoạn tại biển Đông mà Trung Quốc vẽ ra.

Với 3 nội dung chính để phân tích cho phần I của chủ đề đó là: (I) Điểm qua dấu mốc của vụ kiện, (II) Tóm tắt về các nội dung phán quyết của tòa án Hague, (III) Chủ trương và phản ứng của Trung Quốc.

Phần I: liên quan đến chính trị và thế giới nhưng nó lại liên hệ rất quan trọng đến học thuyết xã hội Tứ trọng ân mà đức Phật đã dạy. Trong đó có: Ơn cha mẹ - khai sinh sự sống; Ơn thầy cô giáo - người truyền trao tri thức; Ơn tổ quốc - bao gồm nguyên thủ quốc gia yêu nước, thương dân và các nghĩa sĩ bảo vệ chủ quyền đất nước; Ơn đồng loại - đã tạo ra những giá trị giao hoán bằng các nghề nghiệp khác nhau.

Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức. Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến. Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn đọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán- Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.

Phần II: được hệ thống lại ở hơn 30 bài đã giảng trong hơn một thập niên qua mà Thượng tọa đã mạnh dạn chia sẻ ở nhiều góc độ khác nhau, với 6 nội dung chính:i) Nói không với các thần tượng sao Trung Quốc; ii) Bản sắc Việt phải được đề cao trong truyền thông; iii) Độc lập về chữ viết, văn học, nghi thức và tập tục; iv) Độc lập khỏi triết học của Trung Quốc; v) Độc lập khỏi Trung Quốc về hội họa, điêu khắc, kiến trúc; vi) Độc lập khỏi Trung Quốc về pháp phục.

Như đã nói ở phần I, một trong 4 trọng ơn là: ơn tổ quốc, cho nên khi đất nước lâm nguy, các tu sĩ Phật giáo và các Phật tử không được quyền rửng rưng, vô cảm, thờ ơ, vô tích sự, bàng quan. Ngày xưa, nhiều Thiền sư Việt Nam đã trở thành quốc sư cố vấn về chính trị, tôn giáo, triết học, xã hội cho nhà vua như trong thời đại Lý và Trần. Ngày nay với thể chế độc đảng ở Việt Nam không cho phép làm quốc sư nhưng cho phép các nhà sư làm đại biểu Quốc hội, lập pháp và giám sát bằng tiếng nói chính thức.

Do đó, khi đề cập đến độc lập chủ quyền của Việt Nam về văn hóa, đó không phải là chấp nhất mà Thượng tọa chỉ muốn đề cập đến việc làm đẹp bản sắc văn hóa Việt trong phạm vi tương tác trong khu vực và trên toàn cầu. Đó là cách thể hiện lòng yêu nước về phương diện văn hóa. Đức Phật đã có nhiều bài giảng đề cập đến quan điểm chính trị của Ngài về quản trị đất nước, về chuyển luân thánh vương, cai trị đất nước về pháp quyền. Rất tiếc là rất nhiều Phật tử không hề đọc đến những bài kinh này trong Tạng kinh mà lầm tưởng rằng đức Phật chỉ nói về vấn đề tu. Thực ra đề cập đến quản trị đất nước là tu về chính trị và xã hội nó không tách rời với đời sống và nhân sinh. Đó là chủ trương nhập thế rất sáng suốt của đức Phật. Cho nên cần phải nghiên cứu nhiều về Phật giáo để không qui kết các tu sĩ Phật giáo đề cao tinh thần yêu nước khi mà đất nước đang bị lâm nguy bởi những cuộc chiến tranh truyền thông.

Trong chương trình “Vì sao tôi theo đạo Phật’’. Toàn bộ các tu sinh đã vui mừng được hân hoan chào đón Cư sĩ Lâm Hoàng Lộc - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank. Vị khách mời trong chương trình này.

Qua sự dẫn dắt của hai MC Thiên Ân và Anh Đào, ông đã chia sẻ với các tu sinh từ những ngày theo mẹ đi chùa và cầu nguyện, khi đó do còn nhỏ, không hiểu gì về đạo Phật, mãi đến năm 1983 ông mới trở thành người Phật tử và nghiên cứu để hiểu về đạo Phật để trở thành người Phật tử thuần thành như ngày nay.

Ông đã chia sẻ về việc thực tập thiền, thiền đã giúp cho ông tịnh tâm giúp cho ông vượt qua được những cám dỗ trong cuộc sống, đặc biệt khi ở một vị trí lãnh đạo rất cao khi hàng ngày đối mặt với tiền.

Ông cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm khi làm ăn, không ai thấy tiền mà không tham, nhưng ghi nhớ lời Phật dạy để điều chỉnh. Cho nên khi làm ăn phải hiểu được Bát chánh đạo mà đức Phật dạy, nhất là chánh mạng, làm ăn phải chân chánh, chân thật. Người nào biết áp dụng Bát chánh đạo thì người đó chánh được những rủi ro và thành công  hạnh phúc trong cuộc sống. Đặc biệt là làm cái gì cũng phải hiểu sâu về nhân quả. Cho nên tư tưởng đạo Phật rất cần thiết, đặc biệt là trong kinh doanh.

Ngoài việc là nhà kinh doanh có tài, ông còn là người có tâm. Ông đã hỗ trợ cho Phật pháp, bằng cách là ủng hộ chương trình học bổng cho các Tăng Ni sinh khi được thầy Nhật Từ đưa ra ý tưởng là trao tặng những học bổng mang tên: “ Học bổng Thích Minh Châu”, vì ý tưởng này cũng trùng hợp với tâm nguyện của ông, nên hàng năm ông đều trao tặng học bổng này cho Tăng Ni sinh đang theo học tại Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.  Ngoài ra, Ông đã thành lập nhà sách Trí tuệ, vì theo ông đạo Phật là một đạo trí tuệ và một quỹ từ thiện Trí tuệ ở ngoài đời, chủ yếu là tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học và xây dựng Quỹ ấn tống Trí tuệ liên quan đến Phật giáo.

Sau phần thiền tọa đầu giờ chiều được hướng dẫn do ĐĐ.Thích Ngộ Phương và thực tập hát Phật ca do Ban Diệu âm hướng dẫn là chương trình ‘Phương trời thong dong’ kỳ 5 được bắt đầu:

Phước báu thay, may mắn thay khi các tu sinh chúng con được diện kiến và lắng nghe những vị tu sĩ chân chính, chia sẻ con đường tu học của mình. Hôm nay, hơn 650 tu sinh chúng con cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ có được duyên lành chào đón TT. Thích Tâm Đức, một vị đệ tử lớn của vị cao Tăng HT. Thích Minh Châu, một nhà giáo dục đầu tiên của Phật giáo, một nhà hoằng pháp, một nhà dịch thuật lớn của Việt Nam. Hiện TT. Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng HVPGVN TP. Hồ Chí Minh, kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, kiêm Trưởng khoa Anh văn Phật pháp, là Ủy viên Hội đồng Trị sự  GHPGVN. Môn giảng Thượng tọa đang dạy chính là Anh văn Phật pháp, Pali và tư tưởng Đại thừa.

Mở đầu chương trình bằng những lời nhắn nhủ của Thượng tọa được nhắc đi nhắc lại bằng hai từ may mắn đến với các tu sinh: "Chúng ta là những Phật tử rất là may mắn, thật may mắn là chúng ta được tiếp xúc với một tôn giáo rất là đặc biệt, vì đây là sự thật. Đó là tôn giáo chỉ cho chúng ta con đường tự mọi người thoát ra khỏi con đường khổ đau bằng chính nội lực của mỗi người. Là tôn giáo rất tin tưởng vào khả năng của con người mà khổ đau lại do chính chúng ta tạo ra và không ai khác chính chúng ta là người có khả năng chuyển hóa khổ đau để niềm an vui hạnh phúc có mặt ngay trong cuộc đời này.”

Qua MC. Lâm Ánh Ngọc, Thầy đã chia sẻ nhân duyên xuất gia năm 1981 cho đến nay. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 cử nhân Phật học tại HVPGVN  TPHCM, 3 năm cao học ngành sử học tại viện KHXH TPHCM, Tiến sĩ Phật học tại Ấn năm 1997, với luận văn “Thiền Phật giáo đời Trần”. Sau đó, Thầy đăng ký tiếp tục chương trình Tiến sĩ Triết học và tốt nghiệp năm 2003 với đề tài luận văn “Triết lý Kinh Pháp Hoa”.

Thượng tọa đã từng đi hoằng pháp không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài như Mỹ, Canada và tham dự các hội nghị tôn giáo thế giới như ở Ấn Độ, Thái lan, Taiwan, Phillippines, New Zealand, Úc… Đặc biệt, Thượng tọa đã đại diện GHPGVN phát biểu bài tham luận "Conflict and Illusions" (Xung đột và Ảo giác) tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa kỳ vào ngày 16/5/2011.

Ngoài những bài viết tham luận quốc tế, Thượng tọa cũng đã xuất bản và ấn tống quyển "Buddhist Solutions" (Những giải pháp Phật giáo) vào năm 2008. Và năm 2012, quyển "The Ekayana Philosophy of the Saddharmapundarika-sutra" (Triết lý Nhất thừa của Kinh Pháp Hoa) do chính Thượng tọa biên soạn đã được xuất bản tại Delhi, Ấn Độ. Đặc biệt, cuốn sách này lại được lưu trữ trong thư viện của quốc hội Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Thầy còn cảm ái người thân bằng tâm và đức với việc có 3 cô em gái và hai em trai cũng theo Thầy đi xuất gia, được biết gia đình Thầy có tới 3 em cũng là những Tiến sĩ, giảng viên.

Từ đầu chương trình Thượng tọa đã đề cập rất nhiều đến tác dụng của Thiền định và Thầy lấy dẫn chứng sống động ngày từ bản thân Thầy qua nỗ lực tu học thiền định sẽ chứng nghiệm được trạng thái an lạc tối hậu dẫn đến việc tu học rất dễ dàng, nhờ đó Thầy đã là một khoa bảng luôn đứng đầu trong các văn bằng học. Đặc biệt, luôn mang đến sức khỏe và thích nghi rất nhanh với môi trường sống, dù nơi đến có khắc nghiệt đến đâu thì cũng rất dễ dàng vượt qua so với người không thực tập Thiền định.

“Cuộc đời của chúng ta rất là ngắn, trong thời gian ngắn như vậy thì chúng ta nên lựa chọn con đường đi đúng, chúng ta phải luôn khôn ngoan lựa chọn. Tại sao mình không lựa chọn học kinh nghiệm và những lời dạy của chính đức Phật Thích Ca mà cứ chạy lăng xăng", "Thời gian là rất ngắn”.

Đó cũng là lời TT. Thích Tâm Đức nhắn nhủ không chỉ với những ai đang có mặt trong khóa tu mà là với tất cả những ai muốn có cuộc sống an lạc ngay trong kiếp sống hiện tại!

Vâng, đúng như lời TT. Thích Nhật Từ khi nói lời tổng kết chương trình này: “Thầy Tâm Đức là một nhân tài của Phật giáo Việt Nam”.

Kết thúc khóa tu là thời khóa tụng kinh ngắn Kinh Thực Tập Vô Ngã.

Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu Ngày An Lạc lần thứ 6, dành cho người lớn tuổi ngày 21-08-2016 (19-07 Bính Thân) và khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật lần thứ 2 vào ngày 31-07-2016 (28-06 Bính Thân).

Chuẩn bị quà tặng.


Tặng quà và hướng dẫn Phật tử vào lấy thẻ hành giả.




Lấy thẻ hành giả







Mượn áo tràng chùa Giác Ngộ, đồng phục của khóa tu.




Hành giả được hướng dẫn ngồi thiền trước khi vào chương trình chính.




Ban đạo ca hướng dẫn toàn thể Phật tử hát các bài thiền ca.






Ban cung nghinh chuẩn bị.








TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng.







Khách mời của hương trình Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật lần này là cư sĩ Lâm Hoàng Lộc.







Phật tử tham dự đặt câu hỏi.




TT. Thích Nhật Từ nhận xét





Chuẩn bị cho buổi ăn trưa.








Các phụng sự viên mang những khay cơm đến từng hành giả.





Chư Tăng chùa Giác Ngộ hướng dẫn hành giả cúng Quả đường.




Thiền tập vào đầu giờ chiều.





Giờ hát đạo ca



Cung thỉnh TT. Thích Tâm Đức quang lâm.




Chương trình Phương Trời Thong Dong 4 với khách mời là TT. Thích Tâm Đức















Tụng kinh cuối buổi chiều.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập