Thanh Hóa: Tiến sĩ Vương Thư Ưu chia sẻ đề tài “Xây dựng tương lai cuộc sống cho tuổi trẻ”

Đã đọc: 1183           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 10/07/2016 tức ngày 07/06/Bính Thân, ngày tu tập cuối cùng, khóa tu Phật giáo với tuổi trẻ tỉnh Thanh Hóa rất diễm phúc được Tiến sĩ Cư sĩ Vương Thư Ưu ở Malaysia, tiếp tục đến giao lưu cùng các bạn khóa sinh với đề tài “Việc xây dựng tương lai cuộc sống cho tuổi trẻ”.

Mở đầu, Tiến sĩ hỏi thăm sức khỏe các khóa sinh. Được biết, sáng nay các bạn khóa sinh cùng với quý Thầy và các anh chị Thiện nguyện thức dậy thật sớm để thiền hành ra bãi biển Sầm Sơn và tọa thiền nơi đó. Chúc mừng các bạn có một thời tĩnh tâm thật là thú vị.

Kế đó, Tiến sĩ nói về đề tài “Việc xây dựng tương lai cuộc sống cho tuổi trẻ” nằm trong kinh Thiện Sinh. Đề tài này được giới trẻ hào hứng đón nhận bằng một tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt.

Chúng ta biết rằng, mọi sai lầm đều là tài sản, là lợi tức quý báu cho mỗi người. Cho nên, các bạn phải tự dặn mình, trước 20 tuổi, hãy học hành cho tốt! Muốn trở thành doanh nhân, cần học chút kinh nghiệm. Trước 30 tuổi, theo một ai đó vào công ty nhỏ mà làm. Thường thì công ty lớn là nơi rất tốt để học quy trình làm việc. Vì các bạn là một bộ phận trong cỗ máy lớn. Nhưng khi làm việc trong công ty nhỏ, ta học được cách đam mê, học cách khao khát, ta học cách làm nhiều việc cùng một lúc. Thế nên trước 30 tuổi, quan trọng không phải theo công ty nào, mà là theo người sếp nào đó. Nếu người Sếp giỏi thì chúng ta học rất nhiều điều…. Hãy cố gắng tập trung làm tất cả những gì mình giỏi nhất. Đừng đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta cứ nhảy từ lãnh vực này sang lãnh vực khác liên tục thì xác suất thành công rất nhỏ, còn tỉ lệ thất bại thì rất lớn.

Ở những tuổi này, khoảng 25 tuổi, các bạn đừng lo, cứ sai lầm đi, nếu ngã thì lại đứng dậy. Có khi sự vấp ngã lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai,về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. Càng vấp ngã sớm càng cho chúng ta cơ hội để sớm chín chắn, lần sau ít vấp ngã hơn và ít có trục trặc hơn.

Trong Kinh Thiện Sinh được mở đầu với câu chuyện: Một ngày nọ, đức Phật như thường lệ đắp y, mang bát vào thành đi khất thực. Trong thành La Vệ lúc này có con ông trưởng giả tên là Thiện Sinh. Sáng sớm, anh này đi ra khỏi thành, vào vườn dạo cảnh và hướng về các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên và dưới để lễ lạy. Thấy vậy, đức Phật bèn hỏi nguyên do lễ lạy các phương. Thiện Sinh trả lời rằng đây là việc làm theo lời cha mình căn dặn lúc lâm chung mà không hiểu rõ nguyên do, mục đích của sự lễ lạy. Tiếp đó, đức Phật đã chỉ rõ việc lễ lạy theo pháp Hiền Thánh, không phải lễ lạy theo sáu phương này mà có cung kính đâu…

Sáu phương mà Đức Phật Thích Ca chỉ rõ không gì khác là sáu mối quan hệ xã hội căn bản của con người. Do vậy, cần chăm lo vun vén, bồi dưỡng để những quan hệ ấy được phát triển và mang lại lợi ích cho cuộc sống. Hay nói cách khác, chính là con người phải biết bổn phận, ứng xử có trách nhiệm với từng mối quan hệ trên. Trong kinh Thiện Sinh, đức Phật nói rất rõ về sáu mối quan hệ này:

- Với quan hệ cha mẹ: Phàm làm con phải lấy năm điều để kính thuận với cha mẹ. Đó là: Cung phụng hiếu dưỡng cha mẹ không để thiếu thốn, phàm làm điều gì trước phải thưa cho cha mẹ biết, cha mẹ làm điều gì mình phải kính thuận không được chống báng, không trái với việc làm của cha mẹ, không ngăn cản việc lành của cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ cũng phải chăm sóc, quan tâm con cái với năm điều sau đây: Ngăn con không cho nghe, xem và làm điều ác, chỉ dạy cho con điều lành, thương yêu thắm thiết tận xương tủy, thường lấy tâm bình đẳng đối xử với các con, tùy thời mà phân chia tài sản, cung cấp cho con những điều cần dùng.

- Với quan hệ Sư trưởng: Đệ tử kính thuận sư trưởng lại có năm điều sau đây - chính là hầu hạ, cung cấp điều cần thiết, cung kính cúng dường, tôn trọng quí mến, thầy dạy bảo điều gì phải kính thuận không chống trái, theo thầy nghe pháp nhớ kĩ không quên. Tương tự, bậc sư trưởng lấy năm điều sau để săn sóc đệ tử: Dạy dỗ có phương pháp, dạy những điều chưa biết, giới thiệu bạn lành cho đệ tử, làm sáng tỏ những gì đệ tử chưa hiểu, đem hết sự hiểu biết của mình truyền dạy không tiếc.

- Với quan hệ vợ chồng: Chồng đối với vợ có năm điều căn bản, bao gồm: Lấy lễ đối đãi với nhau, oai nghiêm đỉnh đạc, ăn mặc tùy thời, trang sức hợp thời, giao phó việc nhà. Mặt khác, vợ cũng phải lấy năm điều sau đây để cung kính với chồng: Dậy trước, ngủ sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, sớm nhận lãnh ý chồng.

- Với quan hệ bà con họ hàng: Làm người phải lấy năm điều thân kính với bà con là giúp đỡ tiền bạc, nói lời điều hòa, làm việc lợi ích, chung làm chung hưởng, không hề khi dối. Trái lại, bà con cũng phải lấy năm điều sau để giúp đỡ: Hộ vệ khiến họ không phóng dật, hộ vệ về sự phóng dật để khỏi mất của, khuyên răn nhau ở chỗ không người, thường ngợi khen nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

- Với quan hệ chủ tớ: Chủ đối với tớ có năm điều dạy bảo là tùy khả năng mà sai khiến, tùy thời mà cho ăn uống, tùy thời mà thưởng công lao, khi bệnh thì lo thuốc thang điều trị, để tôi tớ có thì giờ nghỉ ngơi. Mặt khác, tôi tớ phải lấy năm điều sau để phụng sự chủ mình: Dậy sớm, làm việc cẩn thận, của không cho thì không lấy, làm việc có thứ tự, khen ngợi danh đức của chủ.

- Về quan hệ với những người đức hạnh (Sa môn, Bà la môn): Người tín đồ (đàn việt) phải thực hiện năm điều sau đây: Thân làm từ thiện, miệng nói từ thiện, ý nghĩ từ thiện, đúng thời cúng thí, không ngăn cản khi thấy người đến nhà thọ thí. Trái lại, các bậc Sa môn, Bà la môn phải lấy sáu điều sau để dạy bảo tín đồ: Phòng hộ không cho làm ác, chỉ dạy điều lành, dạy giữ tâm lành, làm cho họ nghe điều chưa nghe, điều đã nghe làm cho họ hiểu rõ, mở bày con đường sanh thiện. 

Giá trị lớn nhất của kinh Thiện Sinh là đạo đức xã hội rất cần thiết cho bất kì xã hội nào. Ở đây hướng đến con người phải có một lối sống đạo đức, nhân văn và biết tôn trọng lẫn nhau. Ở đâu có đạo đức thì ở ấy có hạnh phúc. Ở đâu có hạnh phúc thì ở đấy có đạo đức. Đạo đức và hạnh phúc hòa nhau như nước với sữa, không thể tách rời. Do vậy, kinh Thiện Sinh được các chùa Việt Nam giảng dạy phổ biến cho hàng đệ tử tại gia, cho tầng lớp thanh thiếu niên và áp dụng cho tổ chức Gia đình Phật tử. Gần đây, trong nghi lễ Hằng thuận cho đôi vợ chồng cưới, Tăng Ni thường hay đọc và giảng dạy kinh này cho hai người chuẩn bị bước vào đời sống gia đình, tạo lập sự nghiệp, nuôi dạy con cái để họ thấm nhuần lời dạy của Đức Phật về bổn phận và trách nhiệm của con người trong xã hội, để có một cuộc sống tốt đẹp, vững vàng, hạnh phúc. Ngoài ra, giá trị này còn là một giá trị xã hội mang tính phổ quát của nhân loại, đặc biệt là bối cảnh xã hội ngày hôm nay. Điều này góp phần lí giải vào việc Phật giáo ngày nay có một tầm ảnh hưởng lớn và có sức sống mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam."

Chúc các bạn vận dụng thật tốt sáu mối quan hệ căn bản của con người mà Đức Phật đã dạy trong Kinh Thiện Sinh, thì chắc chắn tương lai của các bạn sẽ tốt đẹp. Buổi giao lưu kết thúc trong niềm hoan hỷ của tất cả các khóa sinh.

Xin xia sẻ một số hình ảnh ghi nhận được:

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 1

Thầy trò thiền hành ra bãi biển Sầm Sơn

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 2

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 3

Đại chúng tĩnh tâm tại bãi biển Sầm Sơn

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 4

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 5Thin hnh  tnh tm ti bi bin 6

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 7

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 8

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 9

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 10

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 11

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 12

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 13

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 14

Các khóa sinh được sinh hoạt tại bãi biển

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 15

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 16Thin hnh  tnh tm ti bi bin 17

Nhặt rác! Giữ môi trường xanh sạch đẹp

Thin hnh  tnh tm ti bi bin 18

 

TS Vng Th u giao lu 1

Cung nghinh chư Tôn Đức quang lâm lễ đài

TS Vng Th u giao lu 2

TS Vng Th u giao lu 3

TS Vng Th u giao lu 4

TS Vng Th u giao lu 5

TS Vng Th u giao lu 6

TS Vng Th u giao lu 7

Tiến sĩ Cư sĩ Vương Thứ Ưu giao lưu với các bạnTS Vng Th u giao lu 8

TS Vng Th u giao lu 9

TS Vng Th u giao lu 10

TS Vng Th u giao lu 11

TS Vng Th u giao lu 12

TS Vng Th u giao lu 13

TS Vng Th u giao lu 14 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập