Truyền thông và truyền thống

Đã đọc: 1268           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016, tại Thiền viện Quảng Đức - 294 Công Lý, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tập huấn lần thứ 2 của Ban Thông Tin Truyền Thông Phật giáo, do HT. Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT tổ chức.

TTTT là tổ chức rất mới đối với Giáo hội Phật giáo kể cả trước 1975. GHPGVN nhiệm  kỳ thứ 7 mới hình thành Ban Truyền thông khi mà nhiều website Phật giáo do nhiều cá nhân thành lập khá lâu.

Qua những buổi tập huấn do nhiều vị Tiến sĩ chuyên ngành dày dạn kinh nghiệm trình bày về chức năng, ý nghĩa, nhiệm vụ, khủng hoảng, xử lý...quanh vấn đề Thông tin truyền thông, không riêng trong phạm vi của tôn giáo mà ngay cả báo chí ngoài xã hội.

Truyền thông , theo một số quan niệm như:

"Truyền thông là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John Hober)

Truyền thông là quá trình qua đó, chúng ta hiều người khác và làm cho người khác hiểu chúng ta. (Martin P.Aldelsm)

Truyền thông là nhu cầu giảm độ không rõ ràng để có hành động hiệu quả, để bảo vệ hoặc tăng cường. (Dean Barnlund).

Thông tin là truyền tin cho nhau để biết. (từ điển tiếng Việt- Minh Tâm-Thanh Nghị-Xuân Lãm)  ".

Tùy mỗi góc độ mà ý nghĩa Thông tin Truyền thông được hiểu khác nhau, nhưng cái chung vẫn là đem lại sự hiểu biết cho nhau ở một vấn đề, một góc độ nào đó. Tuy TTTT của Phật giáo là ngành khá mới trong tổ chức, nhưng bản chất của Thông tin Truyền thông thì quá cũ trong việc hoằng truyền chánh pháp  tù thời Đức Phật khai đạo cho 5 anh em Kiều Trần Như, và tiếp theo đó, chư vị xuất sĩ  mang thông điệp của Phật để ban rải khắp xã hội Ấn Độ.

Ngày nay có khác hơn về phương tiện Truyền thông nhờ khoa học kỹ thuật thông qua báo đài, liên mạng toàn cầu, băng đĩa kinh sách...chính vì thế mà việc truyền bá Thông tin nhanh nhạy và hiệu quả.Tuy nhiên, cũng từ phương tiện nhạy bén đó mà  một số nội dung truyền tải thiếu chính xác, thiếu trong sáng đã đưa đến cho người tiếp nhận một hiểu biết sai lệch. Một vài trường hợp kẻ xấu lạm dụng trang mạng bôi bẩn, xuyên tạc nhau mà không cơ quan chức năng nào xử lý.

Riêng Phật giáo càng khó có thể giải quyết những khủng hoảng thông tin như thế. Gần một trăm báo giấy và trang mạng của Phật giáo truyền tải giáo lý của Phật giáo cũng góp phần đáng kể cho người tiếp nhận hiểu được phần nào giáo lý phổ thông . Tuy nhiên, vấn đề tự phát đó cũng khó tránh khỏi những thực trạng về việc hạn chế tiếp cận thông tin của một số cư dân chưa quen trang mạng hoặc tiếp cận báo giấy.

Trong TTTT của Phật giáo hiện nay có kênh truyền hình An Viên quảng bá hình ảnh Phật giáo qua kiến trúc, lịch sử, sinh hoạt, nhưng rất ít đi vào giáo lý phổ cập. Những khủng hoảng thông tin do một số trang mạng xã hội đưa tin, Ban TTTT cũng khó mà ngăn chận hay xử lý  vấn đề nội bộ. Ban Pháp chế và Tăng Sự cũng chưa có kế hoạch khả dĩ chế tài tu sĩ sai phạm. Hiện nay, văn phòng 2 cũng đã tiếp nhận rất hiều đơn thưa kiện của quần chúng về một vài tu sĩ sai phạm luật giới, thay vì lập ban kiểm Tăng gồm đại diện các ban ngành  trong Giáo hội, hồ sơ vẫn được phủ kín lớp bụi thời gian để chìm trong quên lãng.

Xử lý khủng hoảng thông tin là việc hầu như ngoài tầm tay hiện nay của Giáo hội nói chung và Ban TTTT nói riêng. Thông tin từ báo mạng, báo giấy đưa tin về nhân sự sai phạm trong Phật giáo, tiếp cận trang mạng xã hội để tìm hiểu thật hư của vấn đề cũng đã nhiêu khê, xử lý khủng hoảng thông tin đó càng khó gấp bội. Phật giáo không có quyền xâm phạm hay quyết định việc truyền tải thông tin đó, thì xử lý nội bộ những sai phạm được xã hội đưa tin cũng gặp không ít gian nan, bởi Phật giáo không có giáo quyền như tôn giáo bạn.

Song song giải quyết khủng hoảng thông tin, Ban Tăng sự cần thường xuyên mở khóa tập huấn luật nghi cho Tăng ni để củng cố thân giới và thân giáo. Đồng thời xác định những thành phần sai phạm mặc pháp phục tu sĩ  là giả danh để công bố cho quần chúng phân biệt. Nếu sự sai phạm thuộc về tu sĩ thì giáo hội công khai xác nhận và xin lỗi quần chúng về sự quản lý lỏng lẽo của Phật giáo và  việc vô ý thức của được sự, một trong những việc xử lý khủng hoảng như thế  có thể giải tỏa nhiều áp lực từ quần chúng.

Nhìn chung, những hiện tượng bất thường của những cá nhân bị trang mạng xã hội đưa tin là hạt cát so với cộng đồng tu sĩ hiện nay. Ngay từ thời Phật tại thế vẫn có những Tỳ kheo sai phạm thì sự sai phạm của tu sĩ  hiện nay cũng lả điều dễ hiểu, có điều thời đại @ thì sự sai phạm được khuyếch tán trên phương tiện truyền thông nhanh và rộng nên xôn xao dư luận là việc thường.

Hiện nay chúng ta không thể xử lý khủng hoảng thông  tin theo nguyên tắc của những nhà chuyên môn, thì hãy xoay lại củng cố nội bộ. Phải thành thật công nhận, nội tình tu sĩ  sau 1975 phần lớn thiếu kiểm soát và tự kiểm soát, do chúng ta chạy theo hình thức và số lượng nên bỏ quên chất lượng. Một số ít bậc chuyên tu và chân tu thì ẩn dật, vì vậy không đủ minh oan cho những phẩm chất tha hóa mà cộng đồng tu sĩ trẻ phần lớn phạm phải.

Phật giáo không thể là một Tôn giáo như những Tôn giáo khác. Mục đích  xuất hiện của đức Bổn sư Thích Ca không phải để thành lập tôn giáo mà là để chuyển hóa tâm thức (tâm linh), đánh thức Phật tính (giác ngộ) của chúng ta. Muốn đạt đúng mục tiêu của Phật thì Tôn giáo chỉ là phương tiện sơ khởi để làm bàn đạp tiến đến tâm linh giải thoát.

Chúng ta bỏ quên mục đích nên lấy phương tiện làm cứu cánh, lấy vật chất chùa chiền, nghi lễ làm mục tiêu nên phẩm chất nội hàm bị bỏ quên, chúng sanh tánh trổi dậy là chuyện đương nhiên, đó là khủng hoảng phẩm chất nội tình đưa đến khủng hoảng thông truyền thông trong xã hội. Giải quyết khủng hoảng thông tin xã hội chỉ là chắp vá tạm thời, độc tố trong nội thân không được hóa giải thì khủng hoảng thông tin luôn xuất hiện, giải quyết khủng hoảng nầy thì khủng hoảng khác phát sanh.

Nên chăng, song song với những lớp tập huấn TTTT thì  Ban TTTT nên liên kết với Ban Pháp chế và Ban Tăng sự tìm một hướng đi đúng nghĩa để củng cố thân giới cho tu sĩ, làm thân giáo cho quần chúng. Chữa tận gốc thì lo gì hiện tượng bất hảo phát sanh.

Không tôn giáo nào hoàn hảo, nhưng không có sự hoàn hảo nào mà không trải qua những giáo luật nghiêm túc được tôn giáo chế tài mỗi khi sai phạm. Đức Giáo Hoàng can đảm đứng ra xưng thú 7 núi tội của Giáo hội  đối với nhân loại thì cá nhân những tu sĩ  làm sao hoàn hảo thánh thiện?

Phật giáo không cần phải mặc cảm mỗi khi những trang mạng đưa tin về hình ảnh những người mặc đồ tu phạm giới, xử lý khủng hoảng thông tin đó bằng cách nhìn thẳng vào thực trạng nội tình và giải quyết chính nội tình bằng nội quy Tăng sự, bằng giáo luật nghiêm minh. Sự cả nể đưa đến ỷ lại và phớt lờ dư luận. Giáo hội nên chú trọng nhiều đến việc tu dưỡng, chuyển hóa. Người được chuyển hóa tâm thức thì những dục tánh sẽ được hóa giải, khủng hoảng nội lực sẽ không còn.

Đó là truyền thống cơ bản của Phật Giáo mà đức Phật đã truyền thông cho chúng ta gần 3000 năm qua vẫn có giá trị và luôn có hiệu quả. Truyền thông kết hợp với truyền thống sẽ chỉnh đốn nội tình mà không cần xử lý khủng hoảng thông tin như các doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng thông tin ngày nay.

_Minh Mẫn_

26/4/2016

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập