Phật không "dạy" cúng sao giải hạn

Đã đọc: 5068           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Với quan niệm “Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, vì vậy, người người, nhà nhà “đua nhau” đi cúng sao giải hạn sau những ngày nghỉ lễ Tết. Nhưng thực tế, nguồn gốc của tục lệ này cũng như việc cắt sao giải hạn có bỏ được vận đen hay không vẫn còn khá nhiều nghi ngờ.

Cúng sao hạn là tập tục đã tồn tại lâu đời trong dân gian, diễn ra trong các đạo quán của Lão giáo của Trung Quốc. Theo đó, sẽ có 9 ngôi sao chiếu mệnh vào con người. Trong đó có các sao xấu như: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Trong đó, các sao tốt như Thủy Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức, song cũng có những sao xấu, đặc biệt sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu” bởi “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Nếu người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm nay sẽ gặp hạn về sức khỏe, mất tiền của, không làm ăn được... Bên cạnh đó, trong dân gian có câu “nam La Hầu, nữ Kế Đô” nhằm ám chỉ về vận hạn của người bị các sao này chiếu mệnh. Trong đó, sao La Hầu mang vận hạn hay bị vu oan, thị phi, nói không thành có, sao Kế Đô mang vận hạn họa vô đơn chí, đau khổ buồn rầu, hao tài tốn của.

Mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Theo chu kỳ 9 năm, sẽ trở lại sao ban đầu. Người nào bị sao xấu chiếu mệnh sẽ gặp “vận hạn” trong cả năm đó. Muốn hết vận đen phải làm lễ cúng sao giải hạn. Quan niệm đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là trong Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn và cũng không có quan niệm sao chiếu mệnh nào tốt, sao nào xấu. Nhưng đại đa số người dân đều tới các chùa để cúng lễ cắt sao giải hạn. Tục lệ này ngày càng phổ biến, thậm chí tại nhiều ngôi chùa, người đến làm lễ ngồi chật kín từ trong chùa ra đến lòng đường, vỉa hè khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng. Rõ nhất là hình ảnh rừng người chen chân nhau dâng lễ tại chùa Phúc Khánh ở Hà Nội trong những ngày qua. Đông như vậy, nhiều thầy cúng cũng không thể nhớ hết ai tuổi gì, sao gì, mà một khi đã không biết, không hiểu thì cái lễ cúng đó là vô nghĩa.

Nhà tâm linh Phan Oanh cho rằng: “Đi lễ chỉ để xin là tâm chưa được giác ngộ. Ngã là thói hư tật xấu, là cái tham, sân, si chứa chất trong con người, chúng ta đang gánh đến chùa mà không biết. Khi chúng ta không đạt đến sự giác ngộ đạo thì cửa Phật có thanh cao bao nhiêu, năng lượng của các vị thần vị thánh, của các liệt tổ liệt tông có mạnh đến nhường nào thì cái lễ đó sẽ không diệu ứng, hoàn toàn vô nghĩa. Đi lễ mà không hiểu được đạo lý này thì người ta gọi là “mê”, có đức tin nhưng là mê tín”.

Hiện nay, những gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu để thuê thầy về cúng cho gia đình làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên, tình trạng đông nghẹt người sẽ rất dễ dẫn tới việc bị móc trộm đồ, cò mồi...Thậm chí, một số cơ quan, doanh nghiệp mời thầy cúng về “giải hạn” với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng, tác động tiêu cực tới tâm lý và công việc của nhân viên. Bởi vậy, hiểu được những lễ nghĩa, thủ tục truyền thống để thực hiện cho đúng đang là điều bị bỏ qua bởi vô số người Việt thời hiện đại. Còn cứ nhắm mắt nộp tiền theo phong trào dễ dẫn đến chuyện tiền mất, dâng sao giải hạn mà "tật vẫn mang".

Hương Nguyên (Nguồn: Sống mới)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập