Lung linh ánh nến đêm lễ vía Phật Thành Đạo PL 2559 tại chùa Giác Ngộ

Đã đọc: 2145           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tối ngày 17/01/2016 (mùng 08/12/Ất Mùi), theo truyền thống Bắc truyền, chùa Giác Ngộ đã long trọng tổ chức buổi lễ Phật Thành Đạo PL 2559.

Trước khi đi vào buổi lễ chính thức, TT.Thích Đồng Trí, giảng viên học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM đã có buổi chia sẻ pháp thoạt với sơ lược những bài học rút ra cuộc đời Ngài thái tử Tất-Đạt-Đa trước khi sanh vào cõi Ta bà: Vào đời bằng nguyện lực độ sinh; Tự mình tìm cầu tu học; 32 tướng tốt với 80 vẻ đẹp;Trau dồi đức hạnh; Tìm hiểu sự thật về cuộc sống; Thiết tha tầm sư học đạo và ngàyNgài thành đạo.

TT. Thích Nhật Từ, sau hai ngày với những buổi giảng pháp liên tục tại Bắc bộ và nam Trung bộ cũng đã về kịp giờ khai mạc buổi lễ quan trọng này.

Trước khi lễ hoa đăng được bắt đầu, TT. Thích Nhật Từ đã nói về ý nghĩa của việc tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật Thành Đạo lần thứ 2604 của đức Phật, mồng 8 tháng12 âm lịch. Ngày trọng đại nhất của lịch sử tư tưởng nhân loại.

Theo Thượng tọa, nếu Lâm-Tỳ-Ni được xem là nơi tưới tẩm Bố tát giáng thế Thái tử Tất-Đạt-Đa cho cuộc đời, Bồ đề Đạo tràng là nơi đã tưới tẩm bậc tuệ giác của nhân loại và từ xuất phát đó đạo Phật đã có mặt... Theo Phật giáo Nguyên thủy dựa vào văn hệ Pali ngày rằm tháng tư được gọi là ngày Tam hợp, đánh dấu ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật, Ngày Đản sinh tại lâm-Tỳ-Ni; Ngày thành đạo tại Bồ đề thiêng; Ngày vẫy tay chào với cuộc đời tại Kusinara.

Theo thượng tọa có lẽ là ngày xưa do việc đi lại rất khó khăn, do vì tăng Đoàn phải đi bằng thiền hành giữa các thành phố lớn, các địa danh tại Ấn Độ quá xa xôi, gặp nhau một năm vài ba lần là rất khó thực hiện được một cách tập thể. Chính vì thế mà Giáo hội Phật giáo Ấn Độ lúc đó đã quyết định gộp ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật lại vào ngày rằm tháng tư. Ngày đản sinh của đức Phật là ngày rằng tháng tư, còn ngày thành đạo của đức Phật thì khó có thể trùng lặp như thế được, đó là lý do vì sao đạo Phật Đại thừa lấy ngày 8 tháng 12 âm lịch làm ngày thành Đạo của đức Phật. Đây là ngày rất quan trọng đối với cộng đồng Phật giáo thế giới. Rất tiếc là cộng đồng Phật giáo Đại thừa phần lớn là theo Tịnh độ tông lấy ngày 7 tháng 11 âm lịch theo lịch Trung Quốc và Việt Nam được xem là ngày rất nhiều cácTăng Ni và Phật tử làm lễ kỷ niệm Khánh đản của đức Phật A-Di-Đà vốn không phải là dức Phật lịch sử trên địa cầu chúng ta...Trên thực tế chúng ta không có các dữ liệu thật của đức Phật A-Di-Đà( ngày sinh thật của đức Phật A-Di-Đà ở Tây phương). Ngày đức Phật thành Đạo trở nên rất mờ nhạt trong 26 thế kỷ qua, đối với cộng đồng Phật giáo theo Đại thừa. Khoảng bốn thập niên trở lại đây, Thiền sư Thích Thanh Từ là người khởi xướng tổ chức kỷ niệm ngày Phật thành Đạo ngày 8/12 âm lịch...

Mặc dầu thế, số lượng Tăng Ni trở về để kỷ niệm ngày thành Đạo của đức Phật lịch sử vẫn quá ít so với ngày Vía đức Phật A-Di-Đà. Theo Thượng tọa, chúng ta phải khắc phục tình trạng này để hàng năm vào ngày thành Đạo của đức Phật mà theo đó đạo Phật mới có mặt. Theo đó cần phải tổ chức một cách rất trọng thể. Nếu nói theo ngôn ngữ gia đình, đức Phật Thích Ca là cha ruột của chúng ta, những người theo đường khai sáng chân lý của đức Phật, thực tập chân lý đức Phật, còn đức Phật A-Di-Đà chúng ta xem như là chú của chúng ta. Vì song song với đức Phật Thích Ca, chúng ta biết đến đức Phật A-Di-Đà ở Tây phương tịnh độ. Do đó là người con hiếu thảo phải tổ chức trọng thể ngày lễ kỷ niệm của cha ruột mình, còn ngày lễ của chú bác chỉ là thứ yếu, nhưng rất tiếc Tịnh độ tông phát triển quá mạnh, cho nên ngày lễ kỷ niệm Thành đạo của đức Phật không được tổ chức đúng với ý nghĩa to lớn về phương diện lịch sử, về phương diện triết học và tôn giáo...

Với phân tích giải thích về ngày thành đạo của đức Phật, Thượng tọa đã có ba ý kiến thêm về ý nghĩa ngày thành Đạo của đức Phật Thích Ca đó là: Sự thành Đạo của đức Phật Thích Ca; Sự giác ngộ của đức Phật; ý nghĩa của hoa sen tám cánh và ý nghĩa của thắp sáng ánh đèn hoa đăng.

Ngay sau đó là toàn thể đạo tràng cùng đọc tụng bài "Sám tụng Phật thành Đạo" trong Kinh Tiểu Sử Của Đức Phật và giây phút lễ thắm đèn hoa đăng được bắt đầu trong trang nghiêm và xúc động, trong giây phút ánh sáng được thắp lên và ánh sáng truyền ánh sáng, tâm truyền tâm ánh sáng được hiển bày.

 Trong phút giây trang nghiêm ấy khi tất cả các chư Tôn đức Tăng đi thắp truyền ánh sáng cho các Phật tử trong tiếng nhạc nhẹ và giọng đọc truyền cảm của Phật tử Diệu Thanh dâng lên đức Phật tất cả tấm lòng của những người con trong bài: "Chúng con nhớ ơn đức Phật" đã làm cho buổi lễ thắp đèn hoa đăng thêm thiêng liêng đầy xúc động.

Cũng nhân dịp này, lễ quy y Tam bảo cho các Phật tử mới cũng đã được diễn ra dưới ánh đèn hoa đăng và những lời phát nguyện trước Tam bảo giữ gìn 5 điều đạo đức của đức Phật dạy cho người Phật tử tại gia.

Chương trình buổi Lễ Phật Thành Đạo đã được kết thúc trong không khí trang nghiêm với phần niệm Bổn sư Thích Ca Mâu Ni theo nhạc điệu đã để lại trong lòng những người tham dự một dấu ấn khó quên.


Niêm hương bạch Phật


TT. Thích Nhật Từ khái quát về ý nghĩa lễ Phật Thành Đạo.



Đại chúng tụng bài sám Phật Thành Đạo.




Trao truyền ánh sáng của trí tuệ từ chư Tôn đức đến Phật tử.













Lung linh ngọn nến diệu huyền.































Lễ Quy Y Tam Bảo















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập