Bế mạc hội thảo quốc tế: Phật giáo vùng Mê-kông: Lịch sử và phát triển

Đã đọc: 1861           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng 14/11/2015 tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Học viện Phật giáo TP. Hồ Chí Minh đã tiếp tục diễn ra ngày thứ hai Hội thảo khoa học quốc tế: “ Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển. Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và trường Đại học KHXH&NV TP. HCM.

Ngày hội thảo thứ hai được diễn ra với bốn phiên: Phiên toàn thể, ba phiên thuyết trình và phiên bế mạc.

Phiên toàn thể:

Tại phiên toàn thể được diễn ra tại hội trường lầu 4 của Học viện do chủ tọa: Giáo sư, tiến sĩ S.R. Bhatt và TT.TS.Thích Nhật Từ điều hành.

TT.TS.Thích Nhật Từ đã đọc diễn văn chào mừng ngày hội thảo thứ 2. Tiếp theo là thuyết trình của GS.TS. Lê Mạnh Thát với chủ đề: “Châu thổ Mê-ng”  và các học giả quốc tế: GS. Lewis Lancaster với chủ đề: “Bản đồ Phật giáo hàng hải: Một vài báo cáo tạm thời, GS. Mahesh Man  Bajracharya, GS. Siddharth Singh: “Quan điểm đảng phái ở Ấn Độ với Phật giáo và trách nhiệm khôi phục Phật giáo ở Ấn Độ”, GS.Mahesh Man  Bajracharya - Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Lumbini, Nepal với chủ đề: “Phật giáo Nepal liên hệ với châu thổ Mê-kông, những điểm tương đồng và dị biệt”, GS. S.R.Bhatt nhận xét trong phiên toàn thể.

Ngoài phiên toàn thể, ngày hội thảo thứ hai với ba phiên gồm 5 diễn đàn bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Tại Diễn đàn  Giao lưu và hội nhập:  Các hình thức giao lưu và hội nhập giữa các nước tiểu vùng Mê Kong được khảo cứu bao gồm các trường phái Phật giáo, các dòng thiền Nguyên thủy và Đại Thừa, cơ cấu tổ chức của các cộng đồng và các hoạt động an sinh xã hội Phật giáo … Sự giữ gìn và phát huy truyền thống của Phật giáo trong vùng Mê Kong… được phân tích dưới góc độ hội nhập tôn giáo, theo đó, tự viện Phật giáo không chỉ là nơi truyền bá đạo đức tâm linh, còn là môi trường tốt cho các hoạt động văn hóa, xã hội cho nhiều cộng đồng trong khu vực.

Mối quan hệ giữa Phật giáo Nam Tông Khmer và Nam Tông Khmer Campuchia được khảo cứu dưới góc độ dân tộc học, với mục tiêu duy trì quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia. Các nghiên cứu về tiếp biến văn hóa trong cộng đồng người Khmer Nam bộ cho thấy tập tục, tín ngưỡng và tôn giáo giữa các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer có nhiều điểm tương đồng, trở thành động cơ phát triển sự hợp tác và hội nhập của các quốc gia vùng Mê Kong.

Tại diễn đàn Di sản và văn hóa: Cũng như sông Mê Kong chảy xuyên qua 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam, dòng chảy Phật giáo đã ảnh hưởng đến các thể chế văn hóa, cấu trúc xã hội và đạo đức của nhân sinh. Có tham luận trình bày về ảnh hưởng đạo đức Phật giáo và triết lý lục hòa trong bối cảnh đạo đức vì sự phát triển bền vững vùng Mê-Kong. Đặc biệt, có tham luận đã đưa ra một số giải pháp cấp thiết để bảo tồn, tôn tạo và nhiên cứu những di sản văn hóa Phật giáo vùng Mê-Kong.

Tại diễn đàn Khủng hoảng môi trường và những thách thức: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cần tiết giảm tình trạng khai thác lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, để một mặt đảm bảo tính bền vững môi trường, mặt khác đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai theo chủ trương của Liên Hiệp Quốc. Một số nhà nghiên cứu phân tích về hiện trạng môi trường ở Đông Nam Á, đồng thời đề xuất tăng cường trách nhiệm phổ quát về bảo vệ môi trường bằng ý thức về môi trường để hướng đến các mục đích lợi ích lâu dài của quốc gia, khu vực và toàn cầu.

 

Tại phiên bế mạc:

Tới tham dự phiên bế mạc với sự hiện diện của HT.TS. Thích Thiện Tâm- Phó chủ tịch HĐTS, GS.TS.Lê Mạnh Thát - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, GS.TS.Võ Văn Sen - Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM), HT. Lama Lobzang – Tổng thư ký Liên minh Phật giáo Toàn cầu, IBC, GS. TS. S.R. Bhatt - Chủ tịch, Ủy Ban nghiên cứu Triết học Ấn Độ, Bộ Phát triển tiềm năng con người, chính phủ Ấn Độ, ICPR, GS. Mahesh Man  Bajracharya - Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Lumbini, Nepal, Ông Trần Tấn Hùng - Phó trưởng Ban tôn giáo chính phủ và các học giả từ 12 quốc gia trên thế giới, các học giả Việt Nam cùng các chư Tôn đức Tăng Ni và các quí vị đại biểu và Phật tử.

 Mở đầu cho phiên bế mạc là lễ ký kết hợp tác giao lưu giữa hai trường đại học đó là: Học viện Phật Giáo Việt Nam TP.HCM và trường Đại học Lumbini, Nepal. Đại diện cho Đại học Vạn Hạnh có GS.TS. Lê Mạnh Thát và TT.TS. Thích Nhật Từ về phía Đại học Lâm-Tỳ-Ni có GS. TS.Mahesh Man Bajracharya - Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Lumbini, Nepal đã cùng đặt bút ký. Đây là thời khắc đáng ghi nhớ của hai trường Đại học và đó cũng là lợi ích chung của cả hai trường.

Phần tiếp theo của phiên bế mạc, GS.TS.Lê Mạnh Thát đã đọc diễn văn bế mạc. GS Lên Mạnh Thát đã thay mặt cho Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam  cám ơn chính phủ Việt Nam đã cho phép tổ chức Hội thảo này, cám ơn HT. TS. Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch HĐTS GHPGVN, HT.TS. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, cám ơn GS.TS.Võ Văn Sen Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV, cám ơn tất cả các học giả trong và ngoài nước và trường ĐH KHXH&NV…GS. Lê Mạnh Thát đã nhấn mạnh: “Hai ngày hội thảo đã chia sẻ các quan điểm về cộng đồng Á châu có dòng sông Mê-kông (có 6 nước mà trong hội thảo đã có 5 quốc gia tham dự) mà giáo hội xem việc này là rất quan trọng, chúng ta đã kết thúc hội thảo thành công”.

HT.TS. Thích Thiện Tâm - Phó chủ tịch HĐTS - Phó Viện trưởng Học viện PGVN đã bày tỏ vài suy nghĩ về Hội thảo quốc tế và GS.TS.Võ Văn Sen - Hiệu trưởng trường đã thay mặt cho trường ĐH KHXH&NV phát biểu trong phiên bế mạc. Ngoài ra còn có các phát biểu trong phiên bế mạc của HT. Lama Lobzang – Tổng thư ký Liên minh Phật giáo Toàn cầu, IBC, GS. TS. S.R. Bhatt - Chủ tịch, Ủy Ban nghiên cứu Triết học Ấn Độ, Bộ Phát triển tiềm năng con người, chính phủ Ấn Độ, ICPR, GS.Mahesh Man  Bajracharya - Hiệu trưởng Đại học Phật giáo Lumbini, Nepal.

 

PGS.TS. Nguyễn Công Lý đã đánh giá tổng kết Hội thảo: Hội thảo khoa học lần này đã đặt ra cho Giáo hội Phật giáo các nước vùng Mê-Kong và các nhà nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn tiếp tục suy nghĩ 5 vấn đề cốt lõi:

1-    Phật giáo các nước vùng Mê-Kong cần kêu gọi và giáo dục Tăng đoàn và Phật giáo đồ nên trở về với cội nguồn tư tưởng giáo lý của Phật giáo nguyên thủy. Cần vận dụng tư tưởng nhà Phật vào những vấn đề thiết thực của đời sống từng dân tộc.

2-    Trong thời đại toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhâp văn hóa sôi động như hiện nay …thi các nước Phật giáo vùng Mê- Kong cần giữ riêng bản sắc của dân tộc mình, bởi lẽ “Mỗi dân tộc đều có một Đức Phật của riêng mình”

3-    …Hãy sống và ứng xử với nhau theo phép lục hòa, nói lời ái ngữ, thực hành thập thiện, có như thế thì nhân loại mới an lạc, hạnh phúc và tất yếu là sẽ không xẩy ra các loại chiến tranh.

4-    Phật giáo các nước vùng Mê-Kong cần bảo tồn và tôn tạo những giá trị di sản văn hóa Phật giáo của đất nước mình, nhất là đối với di sản đã được Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới.

5-    …Phật giáo các nước cần đoàn kết và thống nhất lập trường kiên định, cùng có những hành động cụ thể trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của dòng sông Mê-Kong, nhất là thực hiện định hướng mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc đã đề ra.

Ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính Phủ đã thay mặt cho cơ quan quản lý nhà nước phát biểu trong phiên bế mạc: “Từ góc nhìn Phật giáo khoa học, các vị đã đánh giá những vấn đề có liên quan đến Phật giáo. Các vị học giả đã nêu các vấn đề mà xã hội đang quan tâm từ đạo đức, giáo dục con người, môi trường và toàn cầu hóa. Ý kiến của các học giả đó chính là những tầm nhìn giúp cho nhà nước có được các chính sách về tôn giáo…Một hội thảo khoa học nhưng lấy tựa đề tôn giáo và những người tôn giáo nói về khoa học, điều đó hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh quốc tế hiện nay”.

TT. TS. Thích Tâm Đức đã thay mặt Ban tổ chức đáp từ và cám ơn. Đó cũng là phần kết thúc hai ngày hội thảo được diễn ra trọng thể và thành công.

Hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển hy vọng đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng những người đã có mặt tham dự.

Phiên làm việc toàn thể của ngày thứ 2


TT.TS.Thích Nhật Từ đã đọc diễn văn chào mừng ngày hội thảo thứ 2



GS.TS. Lê Mạnh Thát với chủ đề: Châu thổ Mê-kông




















GS. Mahesh Man Bajracharya - hiệu trưởng trường đại học Lumbini, Nepal trình bày tham luận










GS. Siddharth Singh với đề tài Quan điểm đảng phái ở Ấn Độ với Phật giáo và trách nhiệm khôi phục Phật giáo ở Ấn Độ



















Diễn đàn tiếng Việt





Thính giả đặt câu hỏi thảo luận.




























Lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM và trường đại học Lumbini, Nepal.





GS. Lê Mạnh Thát phát biểu đúc kết





PGS. TS. Nguyễn Công Lý báo cáo tổng kết hội thảo.




HT. Thích Thiện Tâm phát biểu đúc kết


Lama Lobzang - Tổng thư ký liên minh Phật giáo Toàn cầu phát biểu.





GS.TS.Võ Văn Sen - Hiệu trưởng trường đã thay mặt cho trường ĐH KHXH&NV phát biểu


Ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính Phủ đã thay mặt cho cơ quan quản lý nhà nước phát biểu trong phiên bế mạc



TT. TS. Thích Tâm Đức đã thay mặt Ban tổ chức đáp từ và cám ơn. Đó cũng là phần kết thúc hai ngày hội thảo được diễn ra trọng thể và thành công.





Chụp hình lưu niệm.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập