TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng tại nhà máy Nhiệt điện Dầu khí Vũng Áng

Đã đọc: 2426           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng 24 tháng 8 năm 2015. TT.TS.Thích Nhật Từ đã có buổi chia sẻ pháp thoại và giao lưu với cán bộ quản lý nhà máy Nhiệt điện Dầu khí Vũng Áng tại Hà Tĩnh. Đề bài pháp thoại với chủ đề" Giải phóng khổ đau".

Giải phóng là một động từ kép, về ngữ nghĩa Hán Việt, giải là cởi ra hay là mở trói. Phóng là buông bỏ xuống hoặc là vứt bỏ đi, động từ kép này được sử dụng trong Phật học nhằm để tống khứ mà đối tượng của nó là nỗi khổ niềm đau và những thứ mang lại trói buộc mà nó làm cho chúng ta không thể được hạnh phúc.

Khổ và đau là một danh từ kép tùy vào từng ngữ cảnh có khi nó là động từ kép. Đau liên hệ đến thân thể, nó thuộc về phản ứng thần kinh diễn ra trên cơ thể vật lý của con người chẳng hạn như chúng ta nói: đau đầu, đau răng, đau lưng, đau thận.v.v... Khổ thuộc về phương diện của tâm và chúng ta thường có thuật ngữ Phật học là khổ tâm. Khổ tâm thường có ba phương diện: khổ về cảm xúc, khổ về thái độ, khổ về nhận thức.

Cảm xúc là một trong những phương diện nhấn chìm con người trong khổ đau nhiều nhất vì cảm xúc vốn thường có khuynh hướng cường điệu hóa, bơm phồng nên và giữ dai dẳng với những khổ đau thậm chí là kết thúc từ vài chục năm trước... nhưng nó vẫn bị hâm nóng lại, làm cho chúng ta khổ đau thêm nhiều lần nữa.

Thái độ và nhận thức thuộc về quan điểm lập trường, khuynh hướng mà ở mức độ lớn nhất nó tạo ra ý thức hệ chính trị, ý thức hệ tôn giáo, kinh tế.v.v...Cho nên, khi giải phóng được các nhận thức sai mà vốn nó có thể dẫn đến con đường đau thì lúc đó toàn bộ khổ đau được xem là kết thúc.

Để thấy được quan điểm của đạo Phật về cách thức giải phóng khổ đau. Thượng tọa đã giới thiệu sơ bộ về con đường mà đức Phật Thích Ca, người sáng lập ra đạo Phật đã đi qua. Thượng tọa đã phân tích rất kỹ con đường Giải phóng khổ đau mà đức Phật đã chỉ ra: Thừa nhận khổ đau; Không phớt lờ khổ đau; Không cường điệu hóa khổ đau; Truy tìm nguyên nhân của khổ đau. Đặc biệt Thượng tọa đã phân tích rất kỹ tám phương pháp thực tập để dứt trừ khổ đau đếu bắt đầu bằng chữ " chánh".

Trong phần ứng dụng, Thượng tọa đã đi sâu phân tích những khổ đau mang đến cho con người nhiều nhất là: Khổ đau do tham ái, hận thù, cố chấp, sợ hãi... và đưa ra các ứng dụng thực tập nó bằng các cách: Giải phóng khổ đau khỏi mê tín dị đoan; Thực tập thiền để làm chủ thân và tâm; Giải phóng khổ đau dưới hình thức hận thù.

Phần giao lưu- vấn đáp:

Các câu hỏi được đưa ra phần lớn đều xoay quanh vấn đề giải phóng khổ đau khỏi nỗi sợ hãi do mê tín: Vì sao tháng bảy gọi là tháng cô hồn? Vì sao buôn bán, động thổ, ký kết hợp đồng, cưới hỏi đều kiêng cữ tháng bảy? Tại sao tháng bảy có nhiều người chết do có phải là thế mạng? Dâng hương và khấn Phật có hiệu quả gi? Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ và mong muốn được thành công như: được tăng lương, được thăng quan tiến chức, được thực hiện những gì mình thích, nhưng trên thực tế thì rất khó vì vậy có người thì suy nghĩ theo hướng tích cực, nhưng rất nhiều người lại rơi vào khuynh hướng chán đời, bế tắc, tuyệt vọng. Vậy làm cách nào để thoát khỏi bế tắc này?  Mỗi gia đình đều có bàn thờ Gia tiên, riêng gia đìnhPhật tử thì có thêm bàn thờ Phật. Vậy gộp hai bàn thờ có được không? GHPG Việt Nam cấp trung ương sẽ làm thế nào để Phật giáo Việt Nam thoát khỏi sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc?

Lần lượt các câu hỏi được TT.Thích Nhật Từ giải đáp, phân tích và đưa ra những ví dụ minh họa cho các câu hỏi rất hấp dẫn, dễ hiểu làm thỏa mãn những chủ nhân của câu hỏi và những người nghe, chỉ tiếc rằng còn quá nhiều điều muốn hỏi mà thời gian đã kéo dài hơn 3 tiếng và buổi giao lưu phải kết thúc vào gần 12h30'.

 Mời các bạn vào nghe đầy đủ trên chuagiacngo.com

Sau đây là một số hình ảnh trong buổi giao lưu:





















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập