Tọa đàm “Sinh hoạt Phật giáo trong đồng bào các Dân tộc Tây Nguyên”

Đã đọc: 1342           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng nay, ngày 19/ 07/ 2015 Buổi Tọa đàm mang chủ đề "Sinh hoạt Phật giáo trong cộng đồng các Dân tôc Tây Nguyên" được diễn ra tai hội trường khách sạn Đam San TP Buôn Ma Thuật tỉnh Đăk Lăk

Buổi tọa đàm dưới sự chứng minh và tham dự của HT Thích Thiện Nhơn CT HĐTS GHPGVN, Chứng minh Ban HP TƯ GHPGVN; HT Thích Thiện Pháp phó CT TT HĐTS GHPGVN, Trương Ban Tăng sự TƯ GHPGVN; HT Thích Bảo Nghiêm phó CT HĐTS kiêm Trưởng Ban HP TƯ GHPGVN; TT Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN; HT Thích Châu Quang UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đăk Lăk cung chư Tôn Thiền đức Tăng ni trong Ban TT Ban HP TƯ GHPGVN, UV Ban HP TƯ, chư Tôn đức Tăng ni 5 tỉnh Tây Nguyên tham dự.

Phía Chính quyền có: ông Bùi Hữu Dược Vụ trưởng Vụ Tôn giáo ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo; Đại diện Ban chỉ đạo Tôn giáo Dân tộc Tây Nguyên; cùng chư vị đại diện cho Ban Tôn giáo, MTTQ ,Lãnh đạo Chính quyền Tỉnh Dak Lak, TP Buôn Ma Thuật; chư vị học giả, các nhà nghiên cứu Tôn giáo đồng tham dự .

 

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm Trưởng Ban HP TƯ GHPGVN khai mạc buổi tọa đàm

Đạo Phật ra đời chính vì hạnh phúc an lạc của chúng sinh. Trải qua 45 năm sau khi Phật thành đạo, Đức Thế Tôn đi khắp đó đây để truyền dạy giáo pháp và Ngài cũng luôn khuyến tấn chư Tăng:

“Hãy đi! Hỡi các Tỳ kheo, vì lợi lạc của số đông, vì hạnh phúc của số đông, vì long lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của loài trời và loài người. Các người hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng. Hãy truyền bá đạo pháp, hỡi các Tỳ kheo, đạo pháp toàn thiện ở phần đầu , phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn, hãy tuyên bố về cuộc sống Thánh, toàn thiện và thanh tịnh…”.

Sau bài khai mạc của HT Trưởng Ban HP TƯ là bài Đề dẫn Hội thảo Hoằng pháp tại Tây Nguyên của TT Thích Huệ Thông, Chánh Thư ký Ban HP TƯ GHPGVN.

Trong bối cảnh xã hội thời đại, xu hướng toàn cầu hóa đã khiến ngày càng gia tăng các xung đột sắc tộc và Tôn giáo. Đặc biệt, tại nước ta trong thời gian qua xuất hiện nhiều đạo lạ xâm nhập vào đời sống xã hội hướng con người vào chỗ mê tín dị đoan…điều này đi ngược lại với nguyện vọng khao khát của bà con được học đạo giác ngộ giải thoát,đi ngược lại đời sống văn hóa đạo đức , ảnh hưởng cực đến lợi ích dân tộc.

Ở ngững nơi vùng sâu vùng xa, khi ánh sáng Phật pháp chưa truyền bá đến phần lớn bà con thiên về những tín ngưỡng dân gian, những tập tục hủ lậu vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành những thói quen trong sinh hoạt hang ngày của người dân nơi đây, dù là già hay trẻ đều tuân theo. Với bản chất thật thà và do ít tiếp xúc giao lưu với đời sống bên ngoài nên dễ bị những thành phàn bất hảo lợi dụng vào những mục đích không lành mạnh. Điều này đã dẫn đến sự bất ổn an ninh cho một số vùng miền, đặc bietj là các tỉnh Tây Nguyên.

Trên cơ sở này, Ban Hoằng pháp TƯ phối hợp với BTS GHPGVN tỉnh Đăk Lăk tổ chức Hội thảo Hoằng pháp tại các Tỉnh khu vực Tây Nguyên tập chung về các chủ đề như:

-        Triển khai chương trình hoằng pháp vùng sâu vùng xa.

-        Tổ chức các lớp đạo tràng tu học vùng sâu vùng xa.

-        Phương cách hoằng pháp hướng dẫn đồng bào dân tộc tu tập theo chính pháp.

-        Vai trò người Phật tử dân tộc làm gì cho công tác vùng sâu vùng xa.

-        Tổ chức các chương trình cầu an, càu siêu,  văn hóa văn nghệ, công tác từ thiện.

HT Thích Thiện Nhơn Chủ tịch HĐTS GHPGVN ban đạo từ : Sự quan hệ về Hoằng pháp

Bằng tinh thần trách nhiệm, sứ giả của Như Lai, là thành viên Trung kiên của giáo hội, mô phạm của Tăng ni, Phật tử, với ý nghĩa truyên thừa và phát huy giáo pháp Đức Phật trong thời đại phát triển của đất nước, xã hội và hội nhập thế giới. Ngày nay, Phật giáo Việt Nam không còn đóng khung trong Kinh Viện, hình thức có sẵn mà có sáng tạo và tùy nghi, uyển chuyển để thích ứng trào lưu phát triển và nhu cầu xã hội, trong đó có tín đồ Phật tử.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt vẫn là ở con người, cho nên chủ thể thuyết pháp phải luôn luôn tự thanh tịnh chính mình, tâm hồn an lạc giải thoát, vô trụ trong hoạt động bao dung, chính kiến trong ý nghĩ, tương ứng nội tâm, sống với chân lý và những lời mình giảng dạy. Như Đức Phật huấn thị: “Tự mình vui Chính pháp, suy tư về Chính pháp, làm lợi lạc chúng sinh, ấy là hạnh Sa môn”.

Nhiệm vụ Hoằng pháp đã được Đức Phật thực hiện thường xuyên, ngày nay nhiệm vụ này càng được các Tăn ni, Phật tử quan tâm phát triển rộng khắp để mang ánh sáng rộng khắp để mang ánh sáng đạo pháp, đạo hạnh của đức Thế Tôn đến với muôn nơi, muôn vạn vật trên thế gian.

Chính vì vậy, nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ là nhiệm vụ của các giảng sư của các cơ sở Phật giáo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể Phật tử. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ là nền tảng vững chắc để Phật giáo tiếp tục phát triển, mục tiêu của hoằng pháp là mang lại mọi điều tốt đẹp, an lạc, hạnh phúc đến với mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

“Ngàn năm giáo pháp mưa bay

Ngàn năm giáo pháp tuyên bày muôn phương

Ngàn năm như sóng trùng dương

Ngàn năm giáo pháp tỏa hương ngọt ngào”

 Xin chia sẻ một số hình ảnh của buổi tọa đàm:

 























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập