Gần 400 Tăng Ni sinh và ‘bài học’ Lịch sử Phật giáo Việt Nam

Đã đọc: 1857           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Tối ngày 12.7.2015 (ngày 27 tháng 5 năm Ất Mùi) Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội đã có thời pháp thoại với Tăng Ni sinh của Học viện, nhân dịp về tham dự Hội nghị giảng sư tại Học viện, chiều cùng ngày như đã đưa tin.

Tại Hội trường Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - Chùa Non. Theo chương trình của Hội nghị giảng sư vừa diễn ra vào buổi chiều, trong đó có chương trình Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm giao lưu ngoại khóa với Tăng Ni sinh Học viện.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao00.jpg

_nguoiphattu.com_lich su phat giao01.jpg

Trong  buổi giao lưu gặp gở này, Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Phó Viện trưởng thường trực Học viện đã thay mặt cho Hội đồng Học viện tác bạch mong muốn Hòa thượng chia sẻ về lịch sử và truyền thống của Phật giáo Việt Nam để cho Tăng Ni hiểu được cội nguồn của Phật giáo Việt Nam từ đó mà phát huy và kế thừa.

Tại đây, Hòa thượng đã tán thán tinh thần cầu học của chư vị Tăng ni sinh: Hôm nay là ngày chủ nhật, là ngày nghỉ của Tôn đức Học viện, của Tăng ni sinh, vì sự học hỏi, vì sự lắng nghe và mong muốn giao lưu cùng các giảng sư nên đã hy sinh quyền lợi ấy về đây đầy đủ, thật là quý hóa, thật là đáng khen.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao04.jpg

Hòa thượng cũng cho rằng, đây là niềm vinh dự cho người giảng sư, và gửi lời tri ân tất cả mọi người vì sự hiện diện này.

Mở đầu thời pháp Hòa thượng nhấn mạnh.

Giữ gìn nền nếp truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống đó là điều vô cùng quan trọng đối với dân tộc, với bất cứ đất nước nào trên thế giới. Tôn giáo nào cũng vậy, bởi vì không sợ mất gì bằng mất truyền thống, bản sắc.

Hòa thượng lấy ví dụ như cuộc Hội nghị giảng sư – Phương pháp đào tạo.. vừa diễn ra tại Học viện; điều đó là gì, là vì thế hệ Tăng Ni tương lai, mong muốn cho nền giáo dục Phật giáo phát triển, mong muốn chất lượng đào tạo Tăng ni ngày càng có kết quả cao. Và hôm nay các vị ngồi đây cũng là đáp lại sự trăn trở của Chư tôn đức. Cách đây khoảng 20 ngày GHPGVN cũng vừa có Hội nghị Tăng sự. Trăn trở về vấn đề Tăng ni trước sự phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, của Phật giáo VN. Tất cả vì tương lai của Phật giáo, và các vị đang là những người đang được thừa hưởng.

Những trang sử vàng của PGVN ngay trên mảnh đất thiêng liêng huyền thoại lịch sử tại chùa Non nơi đây.

Điển hình là Thiền sư Khuông Việt, một vị Quốc sư Tăng thống đầu tiên trong lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam. Chính vì lẽ đó nên chúng ta phải nhớ về cội gốc, về lịch sử. Nếu mà mất gốc là vong bản, vong bản là vô ơn...

Ngược dòng thời gian 2639 năm ngày Bồ tát Hộ Minh vì lòng thương tưởng chúng sinh trong cỏi Ta bà đau khổ mà quyết định giáng trần.

Từ cội nguồn đó Ngài đã để lại cho chúng ta một kho tàng Chính nhãn pháp tạng. Bao gồm Kinh tạng; Luật tạng; Luận tạng...

Từ khi Đức Phật nhập Niết bàn trải qua nhiều lần kết tập Kinh tạng. Từ đó Tổ, Tổ truyền trì Chính nhãn pháp tạng cho đến ngày hôm nay..

Với Việt Nam chúng ta Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ qua cửa ngõ giao thương từ những thương gia Ấn Ðộ vì đường đi quá xa và lênh đênh trên biển cả lâu ngày nên họ thường thờ và cầu nguyện Ðức Phật để che chở cho tai qua nạn khỏi trên biển cả....

Vì vậy các thương gia mời Tăng đi theo khi đến Giao Châu (tức Việt Nam) hồi đó. Người dân ngưỡng mộ xây chùa cho Tăng.., và đó là nền tảng của Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ Luy Lâu hay chùa Dâu tại Thuận Thành, Bắc Ninh.

Trong Đạo Phật có ba ngôi báu, đó là Phật, Pháp, Tăng khi còn tại thế Đức Phật luôn đề cao vai trò của Tăng.

Hòa thượng ví dụ: Trong những ngôi chùa nông thôn không có Tăng, chùa có, Phật có, Kinh sách có, nhưng không có Sư thì hư mất vãi.

Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái, như chùa không sư..

Pháp là mẹ của mười phương chư Phật, Tăng là người thừa hành Phật, nương vào giáo pháp, lấy giới luật làm đầu, nơi nào mà giới luật nghiêm minh nơi đó Phật pháp được xương long...

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao05.jpg

Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục cho thế hệ Tăng Ni sinh hôm nay là tương lai, là mạng mạch của Phật giáo Việt Nam mai sau – Hòa thượng nhấn mạnh.

Hòa thượng nhắc lại câu chuyện lịch sử của chùa Dâu nàng Man Nương và nhà sư Khâu–đà–la.

Câu chuyện nàng Man Nương được giải thích là sự mầu nhiệm của “nhân thiên hợp khí”. Thực chất đó là sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn và Phật giáo Việt, tiền thân của Tứ pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) thờ ở vùng Dâu, Luy Lâu rồi lan tỏa ra nhiều vùng khác. Ngày mồng 8 tháng 4 không chỉ là ngày sinh Phật Thích Ca (Ấn Độ) mà là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam).

Trong thời pháp Hòa thượng đã khái quát sơ bộ về lịch sử phát triển Trung tâm Luy Lâu nơi nguồn gốc của Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng cũng điểm lại lịch sử các dòng thiền du nhập và phát triển ở Việt Nam; dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, dòng thiền Vô Ngôn Thông, dòng thiền  Thảo Đường, và cuối cùng là dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao10.jpg

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao07.jpg

Tăng Ni sinh thế hệ tiếp nối truyền thừa mạng mạch Phật giáo Việt Nam.

Đặc biệt Hòa thượng giải thích sâu về Tổ Khương Tăng Hội vì thiền sư tu học tại Việt Nam rồi sang Trung Hoa truyền đạo, vì vậy Thiền sư là Tổ của Việt Nam và Trung Hoa.

Bên cạnh đó thời kỳ đầu của Phật giáo chúng ta đã có những vị danh Tăng như Ngài Khương Tăng Hội, Ngài Chi Cương Lương, Ngài Mâu Bác.. đặt nền móng xây nên trang sử vàng của PGVN.

Hòa thượng giảng giải về lịch sử, phân tích những giá trị, bản chất nhân văn của Phật giáo mang lại cho đất nước Việt Nam qua các thời kỳ Đinh, Lê, Lý, Trần, đó là những giai đoạn lịch sử cực kỳ hưng thịnh của Đạo Phật.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao11.jpg

Toàn cảnh thời pháp thoại tại Hội trường Bảo tàng PGVN.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao09.jpg

Đặc biệt, Hòa thượng nhấn mạnh về Đức Tăng thống Quốc sư Khuông Việt một vị thiền sư thời nhà Đinh đã có đóng góp không nhỏ cho công trình dựng nước và giữ nướcgóp phần xây dựng quốc gia xã tắc lúc bấy giờ.

Thời pháp thoại kéo dài 1h45p, một thời pháp quá sinh động, dễ hiểu, đưa ra ví dụ, phân tích cụ thể từng giai đoạn lịch sử, phác họa những câu chuyện có thật diễn ra trong cùng giai đoạn đó đã thu hút sự quan tâm chú ý của các Tăng ni sinh. Một “bài học lịch sử Phật giáo” được Hòa thượng thu gọn một cách dễ hiểu, dễ nhớ.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao08.jpg

 

Nhân đây, Hòa thượng cũng đề xuất Học viện nên có thời ngoại khóa về sử đi về Trung tâm Luy Lâu để tìm hiểu thêm về lịch sử của Phật giáo Việt Nam.

_nguoiphattu.com_lich su phat giao15.jpg

Thượng tọa Thích Thanh Quyết cảm niệm Hòa thượng giảng sư.

 

Kết thúc thời pháp, với những lời dung dị mộc mạc Thượng tọa Thích Thanh Quyết thay mặt cho Hội đồng Học viện và toàn thể Tăng Ni sinh bày tỏ lời cảm niệm tri ân sâu sắc với Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, vị giảng sư kinh nghiệm, người đứng đầu ngành Hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam.

Thượng tọa cũng mong muốn thời gian tới Hòa thượng sẽ tiếp tục dành thời gian thích hợp vào buổi tối, hay những ngày nghỉ để về đây thuyết giảng, bổ sung kiến thức thêm cho Tăng Ni sinh.

 

_nguoiphattu.com_lich su phat giao02.jpg

_nguoiphattu.com_lich su phat giao03.jpg

_nguoiphattu.com_lich su phat giao06.jpg

_nguoiphattu.com_lich su phat giao12.jpg

_nguoiphattu.com_lich su phat giao13.jpg

_nguoiphattu.com_lich su phat giao14.jpg

*Bài giảng đăng tải không được đầy đủ, do BBT chỉ sơ lược những ý chính.

Nguồn: nguoiphattu.com 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập