Nha Trang: Chùa Sắc Tứ Minh Thiện tổ chức khóa tu niệm Phật.

Đã đọc: 1445           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Với tinh thần ham tu ham học, sáng ngày 24-6-2015 (nhằm ngày 9-5 Ất Mùi), hàng trăm Phật tử các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Tp Nha Trang…và các xã phường lân cận đã tập trung về chùa Sắc Tứ Minh Thiện (Diên Lạc, Diên Khánh, Khánh Hòa) tham dự khóa tu niệm Phật lần thứ 63.

Sau khóa lễ kinh hành niệm Phật, quý Phật tử tập trung về giảng đường để lắng nghe thời pháp thoại do Đại đức Thích Trung Sang, UV BHPTƯ, giáo thọ sư Học viện Phật giáo Việt Nam chủ giảng. Với hơn một giờ đồng hồ, Đại đức đã chia sẻ cùng đại chúng thời pháp với chủ đề “Giàu và nghèo theo cái nhìn của Phật giáo”.

Giàu và nghèo là hai phàm trù đối đãi nhau, thông thường thì giàu được hiểu là người có sở hữu lớn về tài sản vật chất, tiền bạc, nhà cửa nói chung là động sản và bất động sản, còn nghèo là những người có sở hữu ít hoặc không có sở hữu về những tài sản vật chất đó. Chính vì thế, làm giàu là mục tiêu hướng đến của đại đa số con người chúng ta trong xã hội, bởi lẽ trong bất cứ một ai trong chúng ta, không ai không mong muốn có được đời sống sung túc, giàu sang. Nhưng việc làm giàu của mỗi cá nhân trong đời sống với rất nhiều con đường khác nhau, có người thành tựu được sự nghiệp giàu có bằng con đường lương thiện, chân chính, con đường này, được Thế Tôn và các bậc thánh, mọi người trong xã hội tán thán, khen ngợi. Đồng thời cũng có những người bất chấp thủ đoạn, tàn nhẫn, dẫm đạp lên luân thường đạo đức để đạt được mục tiêu đó, con đường này, được Đức Phật và các bậc hiền thánh cảnh báo đầy dẫy  hiểm nguy, khổ đau.

- Nghèo theo quan điểm Phật giáo: Theo Kinh Tăng Chi Bộ III: “Những ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có lòng hổ thẹn trong các thiện pháp, không có lòng sợ hãi trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp; người này, được gọi là người nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu…

- Giàu theo quan điểm Phật giáo: Theo Kinh Tăng Chi Bộ III, những người thật sự giàu có, sở hữu một gia tài đồ sộ, phong phú là người biết xây dựng và phát huy bảy thứ tài sản của tinh thần, đó là thứ tài sản thánh thiện được Đức Thế Tôn lược nói như sau: “Này các Tỳ Kheo, có bảy thứ tài sản này, thế nào là bảy?  Tín tài, giới tài, tàm tài, quí tài, văn tài, thí tài và tuệ tài”.

Tài sản thứ nhất : Tín, là lòng tin có Phật là bậc Thầy giác ngộ sáng suốt, của chúng ta. Pháp là con đường Chư Phật thuyết để dẫn dắt chúng ta làm theo, và dần sẽ đạt được kết quả tốt đẹp. Tăng là những vị nối dòng Phật Bảo, giữ gìn Pháp Bảo trường tồn. Tin tưởng bản thân mình tu hành đúng Pháp sẽ thành Phật. Tuy nhiên con đường tu tiến sẽ từ từ, và lâu lâu lại ngộ thêm những điều mới, gọi là tiệm tu, đốn ngộ. Biển pháp mênh mông. Song nếu chỉ được một ngụm cũng nên thưởng thức, Pháp hỷ chính là nước cam lồ vậy. Muốn xây dựng niềm tin vững chắc tự bản thân phải thực hành lời Phật dạy, và tự chiêm nghiệm thành quả.

Tài sản thứ 2 : Tấn, tấn là tích cực tu tập, không chán mỏi. các pháp thế gian muốn thành đạt cũng phải cố gắng nữa là thoát ly sanh tử. Tuy vậy tùy sức lực, không vội quá cũng không trễ nãi. Phải tự kiểm điểm từng ngày, rút kinh nghiệm, về sau tu không xen hở.

Tài sản thứ 3 : là Tàm, Khi ta làm sai điều gì, hoặc thân, hoặc miệng hoặc ý, hoặc ta không thực hiện được kế hoạch tu tập ta đều phải thẹn với mình, và hứa sửa chữa.

Tài sản thứ 4 : Quí- là thẹn với người, khi thấy mình chưa bằng chị bằng em cũng phải tự hổ thẹn, là chưa được tinh tấn. Phải học tập các gương tốt như, lòng kiên nhẫn, sức chịu đựng, lòng từ bi…

Tài sản thứ 5: là Đa văn, là học rộng biết nhiều, ở đây là nói về Phật Pháp, mỗi ngày có sự ngộ mới. Chúng ta nghĩ về những điều Phật dạy, đôi khi chỉ một câu, mà mỗi lúc lại có được sự biết mới. Ta tư duy theo hướng như sau: bài này Đức Bổn Sư dạy cho ai, mục tiêu của ngài là gì, sự khéo léo dạy dỗ của ngài, và lòng Từ Bi vô hạn của Ngài.

Tài sản thứ 6 : là bố thí, khi có điều kiện là thực hành bố thí, từ tài thí đến Pháp thí, vô úy thí, bố thí là tài sản của các vị Thánh.

Tài sản thứ 7: là xả. Tuy ta góp nhặt tài sản như vậy, biết rõ ta có tài sản lớn như vậy, nhưng không bao giờ được tự hào. Vì sao? Bởi vì ta biết rõ các tài sản đó nó sẽ trợ duyên cho ta trên con đường tiến tu giải thoát mà thôi, thực chất Tánh Giác, Tịnh, Minh, không một vật.

Đại đức giảng sư còn kể thêm câu chuyện về bốn bà vợ để minh họa, làm sáng tỏ thêm cho bài pháp thoại sáng nay và dành thời gian 30 phút để giải đáp các băn khoăn thắc mắc của các phật tử trong quá trình tu học.

Buổi chiều, đại chúng cùng bước vào thời khóa công phu niệm Phật như thường lệ.

BTC cũng đã gửi tặng quý phật tử về tham dự khóa tu 3 đĩa CD: Tu Phật, Bài pháp vô lượng nghĩa và Công ơn cha mẹ.

 





















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập