Trung Quốc: Thủ tướng Ấn Độ viếng thăm Đại Hưng Thiện Tự, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây

Đã đọc: 1705           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật giáo Thiểm Tây online đưa tin hôm thứ năm, ngày 14 tháng 05 năm 2015, Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng long trọng tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi quang lâm Tổ đình đình Mật tông Đại Hưng Thiện Tự, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nhân chuyến công du Trung Quốc.

Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự mời Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi vào phòng khách dùng tách Trà đạo thân mật tình hữu nghị giữa Phật giáo hai nước, sau đó cùng lên Đại Hùng Bửu Điện, Quan Âm điện, tại Đại Hùng Bửu Điện, Thủ tướng Ấn Độ dâng hương lễ Phật, lễ Bồ tát Quán Thế Âm. Phương trượng Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự trân trọng tặng Thủ tướng một bức ảnh Phật trong chiếc lá Bồ đề cao và một tượng Phật bằng gỗ  30cm.

Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Tổ đình Tây An Đại Hưng Thiện Tự giới thiệu lịch sử ngôi Tổ đình đến Thủ tướng Ấn Độ:

“Ngôi Già lam Tổ đình Mật tông Đại Hưng Thiện Tự, Phật giáo Trung Quốc, thành lập ở Sơn Tây, ban đầu hiệu Tuân Thiện Tự, đến thời Tùy Văn Đế Khai hoàng nhị niên (582 Tây lịch), đổi danh hiệu Đại Hưng Thiện Tự.

Năm 583, Văn Đế ra lệnh xây cất lại tất cả chùa tháp bị hủy hoại trong cuộc khủng bố. Hai năm sau đó, một chiếu chỉ được ban hành với nội dung tái thiết số Phật tượng bị đập phá và phục hồi lại những kinh sách bị hủy hoại.

Năm 585, nhà vua xúc tiến xây dựng 40 ngôi Quốc Tự trong các Huyện Tổng với danh hiệu là Đại Hưng Quốc Tự. Với sự khuyến vũ của Hoàng triều, kinh sách Phật giáo sớm phổ biến rộng rãi khiến giới sử gia Khổng giáo phàn nàn rằng kinh sách Phật giáo được lưu hành nhiều hơn sách vở của Khổng giáo cả hằng trăm lần. Vị Hoàng đế anh minh công khai phát nguyện trở thành một Phật tử tại gia cư sĩ của Phật giáo, do vậy đức Vua được ban tặng danh xưng “Con trai Bồ tát”. Tu sĩ có học thức và Tỷ kheo đức hạnh thường được mời vào hoàng cung thuyết giảng kinh điển cho Vua và giới phụ nữ Hoàng tộc. Hoàng hậu, Thái tử và nhiều Đại quan đương triều đều cải đạo theo Phật.

Vua thường triệu thỉnh chư vị Danh Tăng vào sống trong Hoàng cung để có nhiều cơ hội thảo luận Phật pháp. Vua phát biểu rằng: “Trẫm rất tiếc là đã chấp nhận đạo Phật quá trễ, vì thế không có nhiều thời gian để xiển dương Phật pháp vì lợi ích của nhân dân”.

Thời đại nhà Tùy, Đường Trường An Phật giáo thịnh hành, chư Tăng du học Phật quốc Ấn Độ, phiên dịch Tam tạng giáo điển từ Phạn sang Hán trong đó có bộ Mật Tông. Vì thế ngôi Tổ đình Mật tông Đại Hưng Thiện Tự là di tích lịch sử phiên dịch bộ Mật tông bí truyền của Phật giáo Trung Quốc, và là lịch sử giao lưu văn hóa Trung-Ấn một ấn tượng lịch sử khó phai mờ trong tâm trí của nhân dân hai nước Phật giáo.

Triều đại Đường Huyền Tông khai nguyên, Mật tông du nhập vào Trung Quốc thịnh hành với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (637-735), Kim Cương Trí (663-723) và Bất Không Kim Cương (705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà. Cả 3 ngài Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cương từng được Sư Long Trí (là đệ tử của Ngài Long Thọ) truyền pháp”.

 

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đến viếng thăm ngôi Già lam Đại Hưng Thiện Tự, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.


Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự nhiệt tình tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.



Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi Chiêm bái Xá Lợi Phật



Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự giao lưu cùng Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi.



Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi tặng bức ảnh Phật cho Pháp sư Khoan Húc, Phương trượng Đại Hưng Thiện Tự.



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập