Một diện mạo mới của Học viện PGVN tại TP. HCM cơ sở Lê Minh Xuân sau hơn 2 năm thi công

Đã đọc: 2316           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo lịch, khóa tu Một Ngày An Lạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM cơ sở mới Lê Minh Xuân ngày 25/1/2015 do TT.Thích Nhật Từ hướng dẫn, Thượng tọa đã chia sẻ với các Phật tử chủ để "Nghiệp cộng đồng xấu và tốt".

Sáng nay 25/1/2015, vậy là 2 năm hai tháng 21 ngày, chúng tôi mới có dịp có mặt tại nơi đây sau buổi sáng 4/11/2012 đáng nhớ tại lễ đặt đá xây dựng Học viện Phật giáo Tp. HCM tại Lê Minh Xuân-Huyện Bình Chánh.

Tại cơ sở Học viện hiện nay

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM hiện tại đang ở địa chỉ 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận. Một Học viện hiện đang đào tạo 1117 Tăng Ni sinh hệ chính qui và 1286 Tăng Ni sinh hệ từ xa. Với hơn một ngàn tăng Ni sinh mà diện tích trường lớp ở đây thì quá trật hẹp chỉ vỏn vẹn gói gọn trong một tòa nhà 4 tầng lầu nhỏ và một tầng hầm với diện tích sử dụng rất khiêm tốn nằm trong khuôn viên của Thiền viện Vạn Hạnh. Đến nỗi tầng hầm để xe được chuyển đổi thành giảng đường lớn cho các lớp đại cương. Sách của thư viện đành phải để như là kho vì nó không thể được mang ra sắp xếp như một thư viện vì không còn chỗ nào để. Có lẽ, cũng không cần phải diễn tả nhiều về sự chật chội này mà chỉ cần đọc con số trên một ngàn sinh viên cộng với bộ phận quản lý hành chính mà chỉ có ngần ấy diện tích thì cũng biết rằng nó quá chật chội đến cỡ nào. Nó chật chội đến nỗi tạm ví von như một người khổng lồ phải mặc một chiếc áo dành cho người tí hon.

Nếu ai đã đến đây lần đầu tiên thì không thể cho nó là một Học viện đang đào tạo hàng ngàn Tăng Ni sinh như vậy. Nơi đây, cũng là Học viện đầu tiên trong 4 Học viện được đào tạo chương trình Thạc sĩ Phật học.

Tại cơ sở mới của Học viện

Một Học viện mới, một trường Đại học Phật giáo Việt Nam mà có lẽ không riêng gì tôi, hai năm trước, khi có mặt tại nơi đây, chúng tôi đã mơ đây sẽ là một trường Đại học Na-Lan- Đà ở Việt Nam.

Nếu nói về tiến độ xây dựng so với các hạng mục của tổng dự án thì không đáng kể gì nếu như Học việc có một lúc 2000 tỷ trong tay (dự toán ban đầu), nhưng chỉ với số tiền ban đầu có 83 tỷ đồng thu được từ đóng góp của các chùa, các mạnh thường quân, nhà tài trợ và cá nhân các Phật tử trong và ngoài nước thì với những gì đã làm được lại là điều rất đáng ghi nhận.

Với 5 hạng mục đang cùng lúc thi công là: Tòa nhà hành chính; Khu nhà Giảng đường; Khu ký túc xá Tăng; Khu Ký túc xá Ni. Hai khu ký túc xá này có sức chứa 500 Tăng sinh và 500 Ni sinh theo học. Theo kế hoạch đề ra, Học viện tại cơ sở mới này sẽ được khai giảng vào tháng 9 năm 2015. Nhưng theo chúng tôi thì chưa thấy khu nhà bếp, nhà ăn được xây dựng, hơn nữa công việc hoàn tất của cả 5 hạng mục trên cũng còn đang trong giai đoạn hoàn tất phần thô (riêng khu giảng đường và khu hành chính đang bắt đầu thi công phần nội thất, khu ký túc xá cả Tăng và Ni chưa xong phần thô thì việc khai giảng cho niên khóa 2015 chưa chắc được thực hiện như dự kiến. Thời gian thì còn tới 8 tháng, nếu có tiền thì ngần ấy công việc vẫn có thể thi công xong. Vì vậy, Học viện mới đang rất cần được các nhà tài trợ, các mạnh thường quân các Phật tử cùng chung tay đóng góp tịnh tài, tịnh vật để nơi đây các hạng mục quan trọng đầu tiên sớm được đưa vào sử dụng để phục vụ cho việc tu học.

Về các hoạt động khác: Tại đây, Hội đồng Điều hành Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM đã tổ chức khóa tu hàng tháng, cụ thể từ ngày 30/03/2014, khóa tu lần 1 tại cơ sở mới Lê Minh Xuân - Bình Chánh đã được diễn ra dưới sự chứng minh của Hòa thượng viện trưởng Thích Trí Quảng và từ đó đến nay. Các khóa tu một ngày an lạc này đã được diễn ra vào mỗi chủ nhật hàng tuần (có lịch đinh kèm bên dưới đến hết năm 2015), dưới sự hướng dẫn của chư tôn đức lãnh đạo HVPGVN tại TP.HCM. Với mục đích để cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho việc xây dựng sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất, đồng thời kêu gọi sự phát tâm cúng dường, đóng góp để gây quỹ xây dựng công trình Học viện.

Khóa tu Một Ngày An Lạc ngày 25/1

Theo lịch, khóa tu Một Ngày An Lạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM cơ sở mới Lê Minh Xuân ngày 25/1/2015 do TT.Thích Nhật Từ hướng dẫn, Thượng tọa đã chia sẻ với các Phật tử chủ để "Nghiệp cộng đồng xấu và tốt". Thượng tọa đã khái quát nghiệp cồng đồng và ba loại nghiệp cộng đồng tiêu biểu: Nghiệp cộng đồng do gắn liền với nghề bao gồm sự sống; Nghiệp cộng đồng gắn kết với môi trường sinh sống; Nghiệp cộng đồng gắn kết với thái độ sinh sống. Ngoài ra còn có rất loại nghiệp cộng đồng chi phối cuộc sống của một tập thể về các phương diện pháp lý, đạo đức, tôn giáo và dân sự khác nhau.

Sau phần thuyết giảng là phần trả lời vấn đáp các câu hỏi liên quan đến việc niệm Phật, thay vì niệm Phật thì ta hãy niệm mười danh hiệu của đức Phật. Thượng tọa giải thích nghĩa mười danh hiệu của đức Phật: "Nam mô Như Lai, Ứng cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn." Nhân đây, Thượng tọa cũng khuyên mọi người là Phật tử ngoài việc niệm Phật phải thâm nhập kinh tạng, tức là đọc nhiều kinh để hiểu được trí tuệ của đạo Phật, còn người không làm gì chỉ niệm Phật, lạy Phật không, trì chú không thì chỉ được phước tôn kính đức Phật chứ không có được: Căn lành lớn; Công đức lớn; Nhân duyên tốt lớn; Quán pháp âm lớn. Tóm lại, việc vãng sanh không phải do cầu nguyện, do hộ niệm mà do công đức của chúng ta, để được vãng sanh thì chúng ta phải nỗ lực suốt cả một kiếp người ...đó mới chính là Pháp môn Tịnh độ tông nguyên gốc... Thượng tọa cũng trả lời và giải thích câu hỏi mà nội dung là "Sở tri chướng" làm tổn hại đến bước đường tu học? "Đây là sự hiểu lầm suốt 20 thể kỷ qua, đó là một hiểu lầm tai hại đã làm cho đạo Phật bị mù chữ Phật pháp, Tăng Ni và Phật tử mù chữ Phật pháp..." riêng câu hỏi này Thượng tọa đã trả lời và giải thích rất cặn kẽ không riêng gì cho Phật tử mà chính các vị tu sĩ cũng cần phải hiểu đúng về "Sở tri chướng" để không trở thành người phá đạo Phật do không có trí tuệ. (mời các bạn nghe đầy đủ trên thư mục Pháp âm- Đạo Phật Ngày Nay hay chuagiacngo.com).

Tương lai và sự kỳ vọng vào học viện

Một Học viện tại cơ sở mới sẽ là một HVPGVN với một qui mô mang tầm vóc quốc tế “Công trình này sẽ trở thành trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam, là cơ sở giáo dục đào tạo và tu học nội trú, là môi trường ứng dụng, hành trì các pháp môn trong đạo Phật cho hàng Phật tử Việt Nam nói riêng và Quốc tế nói chung. Sự thành tựu của Phật sự này không những góp phần tạo dựng một quần thể kiến trúc Văn hóa giáo dục Phật giáo để lại cho con cháu đời sau, mà còn là nơi đào tạo ra những tu sĩ Việt Nam đầy đủ giới đức, tâm đức và tuệ đức để phục vụ cho đạo Pháp và dân tộc”.

 Đó là tâm huyết của vị Viện trưởng Học viện HT. Thích Trí Quảng và của Ban điều hành Học viện, với những hạng mục trong dự án sẽ được lần lượt xây dựng như: Hội trường Quốc tế- Khu hành chính- Chánh điện- Đại thư viện- Khu nhà khách quốc tế-Tăng xá và Ni xá. Được biết, nơi đây sau khi xây dựng xong tất cả các Tăng Ni sinh phải ở nội trú trong ký túc xá, không ai được ở ngoài, kể cả các Tăng Ni sinh có chùa ngay trong thành phố cũng phải ở tập trung để nơi đây giống như “Na-lan-đà vừa là một tu viện vừa là một cơ quan giáo dục và hoằng Pháp mang tính cách quốc tế. Chương trình giáo huấn siêu việt và lối sống kỷ luật và vô cùng tinh khiết của cả giáo đoàn cũng như những người tu học đã đưa thanh danh Na-lan-đà vang dội khắp Á Châu”.

Đó là điều mơ ước tâm huyết, khát khao suốt bao nhiêu năm qua không riêng gì của Học viện Phật giáo Việt Nam. Tp.HCM mà còn là mong muốn chung của Phật tử trong cả nước. Bởi vì, hơn ai hết người Viện trưởng HT. Thích Trí Quảng đã nói tại Hội thảo khoa học: 50 năm phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013) “… Có Chùa, có Tăng mà không học thì cũng bằng không thậm chí là phá đạo; Nếu Tăng Ni trong cả nước không chịu nghiên cứu để đạo Phật phục vụ được nhu cầu đòi hỏi của xã hôi thì nói đến tồn đã khó chứ đừng nói đến sự phát triển…”.

Vâng! Phật giáo Việt Nam suốt 20 thế kỷ qua chỉ vì câu “Sở tri chướng” hay “Tu mà học làm chi, học nhiều quá ra đời hết”. Do hiểu sai “Sở tri chướng” mà ngay cả các Tăng Ni rất nhiều người cũng không học Phật pháp, nói chi đến hàng Phật tử chúng con. Chính vì vậy mà đạo Phật tại Việt Nam trong suốt bao năm qua các Thầy đang truyền bá một đạo Phật toàn tín ngưỡng, nên hàng Phật tử chúng con mê muội, sợ hãi làm bất cứ việc gì cũng phải xem ngày giờ tốt xấu, đầu năm nhà nhà đi đội sớ xin giải hạn và chỉ khi có chuyện tang gia, bệnh tật, thất tình, làm ăn thất bát, thi cử hay mọi chuyện không như ý mới biết đến cửa chùa.

Những suy nghĩ là biết nhiều, học nhiều chỉ là chướng ngại cho việc tu hay học nhiều sẽ đi hoàn tục hết? làm cho đạo Phật bị lụi tàn, lớp trẻ thì chỉ đến chùa khi thất tình hay trầm cảm…, lớp trí thức thì thấy khó có thể chấp nhận vì họ chỉ thấy toàn mê tín mà rất hiếm có ai hướng dẫn họ đến một bản chất đạo Phật thực sự với trí tuệ siêu việt mà không có một tôn giáo nào sánh ví bằng. Hơn nữa, họ không phục các Thầy khi hiếm có các vị Thầy hơn họ một cái đầu về nghĩa bóng, nên họ không phục, từ đó đạo Phật chỉ toàn là người già và phụ nữ. Nhiều người lại lầm tưởng khi thấy số đông người đi chùa vào dịp đầu năm thì cứ ngỡ rằng đạo Phật đang phát triển thịnh vượng, nhưng thực chất trong hàng vạn người đi lễ hội ấy thì có tới trên 70-80% là đi cho vui, đi để trấn an, đi để mặc cả với đức Phật mà thôi, thậm chí đi để đến cổng chùa ăn nhậu.

Chúng con kỳ vọng rằng: với việc rèn trí, đức, tuệ thì thế hệ Tăng Ni trẻ hiện nay, trong một thế kỷ thịnh vượng về khoa học kỹ thuật tột đỉnh này đã có rất nhiều phước báu về cơ sở vật chất, về pháp lý, về phương tiện học hành, lại được Hòa thượng Viện trưởng và các chư Tôn đức trong ban điều hành có học hàm, học vị có tài, đức, tuệ giảng dạy, hướng dẫn học tập thì các Tăng Ni sinh các thế hệ tiếp theo sẽ hơn các chư Tôn đức của các thế hệ đi trước rất nhiều. Vì vậy, không còn con đường nào khác là phải học, có học mới hiểu hết được lời đức Phật dậy đúng và mang Phật pháp ứng dụng trong cuộc sống, mới làm Thầy được chúng sinh và có thế, chúng con mới không mù chữ Phật pháp, từ đó đạo Phật mới phát triển một cách bền vững.

Về phía Phật tử, cúng dường, xây Học viện, đào tạo Tăng Ni sinh, trao tặng học bổng cho Tăng Ni sinh là một việc làm cao quí hơn bất cứ việc làm lành nào khác. Bởi vì, một người Thầy tâm linh chân chính có tài, đức, tuệ sẽ độ được cho ngàn vạn người khác thoát khỏi mọi khổ đau, u mê tăm tối và nỗi sợ hãi. Nơi nào có ánh sáng Phật pháp, ai thực tập sống và làm việc theo Bát Chánh Đạo, người đó có hạnh phúc an vui ngay hiện tại, đó là những điều thiết thực nhất trong cuộc sống thường ngày mà ai cũng muốn hướng đến.

Chúng ta ai cũng mong muốn rằng: Một Học viện Phật giáo Việt Nam sớm đưa vào sử dụng như mong muốn, một trường Đại học Na-Lan-Đà Việt Nam sớm trở thành hiện thực. Nơi đây, sẽ không còn chỉ là 1117 Tăng Ni sinh hệ chính qui theo học mà con số này sẽ gấp rất nhiều lần như thế tại cơ sở mới: Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM cơ sở Lê Minh Xuân.


Thời kinh Chuyển Pháp Luân

Thời kinh Chuyển Pháp Luân












TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng.

TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng.







Phật tử tham gia đóng góp xây dựng Học viện.

Phật tử tham gia đóng góp xây dựng Học viện.



Các công trình đang gấp rút hoàn thành.

Các công trình đang gấp rút hoàn thành.





Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập