TP. HCM: TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng về người phụ nữ thời @

Đã đọc: 3304           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 4 tháng 10 năm 2014. Thượng tọa Thích Nhật Từ đã có buổi nói chuyện và giao lưu với nhân viên một chi nhánh Ngân hàng tại TP HCM.

Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày 20 tháng 10 ngày tôn vinh Phụ nữ Việt Nam, để ghi nhận những đóng góp to lớn của chị em phụ nữ cho hạnh phúc của gia đình mình, cho cộng đồng, cho xã hội. Đề tài mà TT. Thích Nhật Từ gửi tới là " Những phẩm chất của người Phụ Nữ Việt Nam thời @".

"Thời @ là thời được đánh dấu bởi kỹ thuật số mà đỉnh cao nhất của nó không chỉ dừng lại ở phát triển khoa học, công nghệ mà nó còn là thời kỳ mà bao nhiêu thế kỷ qua dù có muốn cũng không có cơ hội, đó là thời kỳ giải phóng phụ nữ và khẳng định vai trò của phụ nữ trong mọi phương diện...

Học thuyết bình đẳng giới được đức Phật giới thiệu vào thời kỳ năm Ngài 41 tuổi, nơi mà đức Phật truyền bá bình đẳng giới thuộc về nước Tỳ-Sá- Ly, một tiểu quốc thuộc 16 nước liên bang của Ấn Độ thời bấy giờ..."

Thượng tọa đã tóm tắt sơ lược về thuyết bình đẳng giới của đức Phật và thân phận của phụ nữ Ấn thời bấy giờ. Sau đó Thượng tọa chia sẻ chủ đề "Phụ Nữ Việt Nam thời @" với ba phương diện:

"1 - Sự lựa chọn gia đình và sự nghiệp:...đề cập đến việc chọn lựa giữa gia đình và sự nghiệp thì chị em phụ nữ tiến bộ hoặc sống ở trong bối cảnh toàn cầu hóa mà sự tiến bộ đó được đề cao đang đặt ra cho mình một sự lựa chọn khắt khe. Nhiều chị em đã quyết định chọn con đường sự nghiệp và không phải vướng kẹt vào trách nhiệm gia đình. Trước đây, người ta thường quan niệm phụ nữ gắn kết với gia đình...việc gắn kết với vai trò chính trong gia đình đã làm cho nhiều chị em đánh mất cơ hội cống hiến chất xám và những năng lực từ tiềm năng cho đến hiện thực... Một bên là hạnh phúc gia đình, một bên là sự nghiệp mà  họ có năng lực để tự mình quyết định và thay đổi nó. Dĩ nhiên, khi đặt nên bàn cân thì đạt được phương diện này sẽ mất phương diện khác...đang khi thời kỹ thuật số thì chị em muốn chứng minh mình cũng có những tiềm năng và năng lực của mình không thua kém gì nam giới. Cho nên, rất nhiều chị em khi thành đạt trong sự nghiệp thì lại khó có thể hạnh phúc được trong hôn nhân như nam giới... Để chọn lựa gia đình và sự nghiệp thì nhiều chị em rất là trách nhiệm và họ đã chọn con đường lo cho chồng, chăm sóc con cái, đi chợ, nấu ăn, giặt dũ... đang khi họ cũng phải đi làm ở công sở như nam giới đã làm cho chị em phải làm thêm như ca hai..."

Để đảm bảo được cả hai phương diện gia đình và sự nghiệp, Thượng tọa đã đề cập đến Kinh Thiện Sinh( lối sống đẹp), đức Phật đã đề cập đến mối tương quan giữa vợ và chồng, mà mỗi một bên được đức Phật khích lệ là hãy giữ năm ứng sử đạo đức: chồng giành cho vợ và vợ giành cho chồng. Thượng tọa cũng khuyên và đưa ra các phương pháp hướng dẫn chị em phụ nữ hãy chấp sự tương đối mà đức Phật cũng đưa ra một học thuyết gọi là Trung đạo mà chị em phụ nữ cần quan tâm ( Trung đạo là một khái niệm Phật học) chỉ cho tính điều tiết cân bằng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, đừng rơi vào trạng thái tiêu cực. Cho nên, chị em phụ nữ  khi chấp nhận sự tương đối giữa gia đình và sự nghiệp thì hạnh phúc mới bền vững,

"2- Tránh xa nghiệp giết hại: có hai nghiệp sát hại mà chị em ít để ý đến đó là liên hệ đến mâm cơm và khẩu vị cho chồng con và người thân của mình.Đó là giết gia xúc và thủy hải sản tươi sống...Để không phải gieo nghiệp sát thì chị em nên mua những thực phẩm đã được chế biến sẵn, để lòng từ bi được tăng trưởng, mang hạnh đức từ bi đó xây dựng hạnh phúc của mình

Nghiệp sát thứ hai là phá thai: theo thống kê thì bình quân mỗi một chị em có ba lần phá thai( đương nhiên là có người không phá thai, có người phá thai tới cả chục lần)... với tình huống để bảo vệ tính mạnh của người mẹ thì phá thai với lý do như thế còn có thể tạm chấp nhận được, các tình huống còn lại không được khích lệ. Do đó, các chị  em cần nêu một ý thức, tự bảo vệ hạnh phúc của mình và cũng bảo vệ mầm sống là núm ruột của mình, để chúng ta không phải gieo một cái nghiệp bất đắc dĩ đối với đứa con ruột thịt của mình...

...Nếu chị em tránh được hai nghiệp sát trên thì chị em phụ nữ hãy chuyển nghiệp để gieo việc thiện trong kiếp sống này càng sớm càng tốt. Các hành động thiện  hoàn toàn đối lập với việc phá thai như nhận con nuôi, chăm sóc các trẻ em mồ côi... không bắt là phóng sanh tốt nhất...Vì vậy chị em hãy hạn chế việc sát để có được sức khỏe và tuổi thọ.

3- Giữ lửa hạnh phúc vợ chồng: Trong bối cảnh chọn lựa giữa gia đình và sự nghiệp. Dĩ nhiên, để xây dựng hạnh phúc gia đình có rất nhiều yếu tố cần được quan tâm mà dựa vào kinh Phật để áp dụng vào thực tiễn và xây dựng gia đình bền vững hơn. Có ba yếu tố quan trọng nhất đó là: Quan tâm tật tụy và hy sinh; Biết nhờ vả và biết cám ơn; hài hước và lãng mạn; chu cấp sở thích chung( cùng chí hướng-cùng tôn giáo-cùng nhân cách đạo đức sống chuẩn mực-cùng sự quan tâm bình đẳng cả bên vợ bên chồng, không thiên vị bên nào ) ..."

 Đó là ba phương diện mà Thượng tọa đã dựa vào tinh thần Phật dậy trong các kinh như là một yếu tố đề cao vai trò của phụ nữ, công việc và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Phần vấn đáp:

Với các câu hỏi ban đầu chưa đi theo hướng chủ đề, nhưng càng về sau thì càng nhiều các câu hỏi đúng với trọng tâm của chủ đề, đặc biệt là có rất nhiều câu hỏi Thầy bảo là " hay nhất trong ngày", có những câu hỏi Thầy lại bảo là "quá khó ". Nhưng dù khó hay dễ Thượng tọa cũng lấy lời Phật dậy trong kinh Thiện sinh, kinh di chúc để khéo léo đưa ra các cách áp dụng để sao cho người phụ nữ trong thời đại @ này làm tròn tránh nhiệm cả trong sự nghiệp và gia đình một cách bền vững...Chỉ tiếc rằng thời gian đã không còn để Thầy trả lời  hết được tất cả các câu hỏi. Sau đây là một số câu hỏi đã đặt ra:

 !/-  Theo thầy, về bình diện rộng thì phụ nữ có cần phấn đấu để thăng tiến, giữ các chức danh và thể hiện vai trò trong xã hội ?

2/- Trong kinh bảy cách dứt trừ đau khổ, Đức Phật dạy phải " Tác y như thật". Con chưa hiểu sâu sắc lắm, xin thầy giảng cho con .

3/- Tại sao đàn ông thích đi ăn phở bên ngoài ?

4/- Làm cách nào để hiểu hết phụ nữ ?

5/- Thưa thầy: quan niệm người vợ, người dâu VN không chỉ chăm lo cho chồng con mà còn phải chăm lo cho gia đình chồng, phải về nhà chồng ở. Quan niệm này đối với phụ nữ ngày nay còn phải vướng bận công việc thì liệu gia đình chồng có cảm thông không ?

6/- Theo Phật gốc không khuyến khích phóng sinh. Vậy hiện nay các nhà chùa vẫn còn hiện tượng phóng sinh.Theo thầy làm thế nào để giảm việc phóng sinh ?

7/- Kính thưa thầy: tại sao mỗi lần tụng kinh, hai bên vai nặng nề?.Khi hết tụng kinh thì không còn cảm giác đó nữa ?

8/- Kính bạch thầy: con thấy có nhiều gia đình phật tử cũng có học thức cao, kinh tế gia đình cũng khá giả, nhưng không hiểu vì sao gia đình của họ không hạnh phúc. Như vậy, Có phải do tuổi tác của họ không hợp? hay do duyên số, định nghiệp của họ mà họ phải chịu như vậy ? Kính xin thầy giải thích cho con rõ .

9/-  Sự phấn đấu của người phụ nữ luôn bị hạn chế bởi công việc gia đình. Trong khi đó người phụ nữ rất có năng lực để cống hiến cho sự nghiệp, cho xã hội, tuy nhiên. Người chồng của gia đình này cũng rất có năng lực, cũng người của xã hội

Xin hỏi thầy tư vấn cho người phụ nữ để cân đối giữa gia đình và sự nghiệp. Vì nếu ai cũng lo cho công việc, sự nghiệp riêng của mình thì gia đình sẽ không ổn .

10/- Thưa thầy: Việc thầy chuyên nên quan tâm đến hoạt động từ thiện để giúp những người hoàn cảnh khổ hơn là hoạt động phóng sanh- phóng sanh đúng nghĩa .Như vậy có ngược lại với quan điểm Phật dạy: phải có tâm bình đẳng trong bố thí- Đức Phật có lần giảng rằng: khi bố thí với tâm không phân biệt thì cho Như Lai ăn như cho vật khác ăn. { con diễn đạt chưa chính xác trường hợp nầy mong thầy xá lỗi } con cảm ơn thầy .

11/- Ngày nay, một số trường hợp. Người phụ nữ là trụ cột gia đình về kinh tế hơn hẳn chồng mình nhiều mặt, người chồng lại sĩ diện, có cần cù nhưng có lẽ số phận lận đận không gặp may mắn thì người phụ nữ phải làm gì để chồng không bị mặc cảm ?

12/- Tại sao mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không bao giờ được như mẹ ruột ( con gái). Nếu chồng quá chú trọng bên gia đình mình, luôn coi mẹ mình là số một, câu nói" mẹ là duy nhất, vợ có thể kiếm nhiều " thì người vợ buồn. Theo thầy nên giải quyết như thế nào ?

13/- Đàn ông ở bên nhà vợ, họ bị áp lực gì ? họ có muốn ở bên nhà vợ không ?

 

Một vị Giám đốc có tâm và có tầm

Chi nhánh Ngân hàng mà Thượng Tọa thuyết giảng có hơn 70% là Nữ. Chúng tôi hỏi Ông vì sao lại có buổi sinh hoạt thú vị này thì được ông cho biết là sở dĩ kỷ niệm ngày Phụ Nữ Việt Nam 20 tháng 10 Ngân hàng đã bố trí cho gia đình các nhân viên đi nghỉ mát. Vì vậy mà hôm nay thứ bảy là ngày nghỉ, nhưng Ngân hàng đã tổ chức ngày tôn vinh chị em trong ngần hàng sớm hơn. Sáng nay, thì Ngân hàng đã tổ chức buổi nói chuyện về công đoàn và có mời chuyên gia tâm lý về nói chuyện cho các chị em, buổi chiều thì mời Thượng tọa về giảng bài và giao lưu. Khi được hỏi vì sao ông lại mời Thầy, một vị tu sĩ Phật giáo mà không mời một vị nào khác. Ông vui vẻ chia sẻ " gia đình thường xuyên nghe bài Thầy giảng, nên thấy hay quá mới mời Thầy về giảng cho các nhân viên của mình nghe".

Chưa cần biết Ông kinh doanh ra sao, nhưng chỉ cần thấy một ngày thứ bảy là ngày nghỉ cuối tuần của mọi người mà đến gần 18 h tất cả ban lãnh đạo và các nhân viên cùng dành chọn cả ngày nghỉ này để mời các giảng viên tâm lý và Thầy về  tham gia sinh hoạt, giao lưu để cho mọi người, nhất là chị em tiếp thu thêm kiến thức, nhận thức về trách nhiệm, phẩm chất, vai trò người phụ nữ trước sự nghiệp và hạnh phúc gia đình trong thời đại @. Ông cho rằng: chị em được  hạnh phúc thì hiệu quả công việc và sự cống hiến của họ mới có kết quả cao và ông mong rằng: ngày nào cũng là ngày phụ nữ Việt Nam.

Chúng tôi ước gì tất cả các doanh nghiệp dù là sếp Nam hay sếp Nữ cũng có được tầm nhìn và cái tâm như thế thì chị em nữ nhân viên sẽ có thêm động lực để cống hiến tài năng và giữ được hạnh phúc gia đình, góp phần bình ổn xã hội. 


Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Agribank An Phú phát biểu


TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng

TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng


Lắng nghe thuyết pháp

Lắng nghe thuyết pháp





Toàn cảnh buổi giảng.

Toàn cảnh buổi giảng.









Chụp ảnh lưu niệm.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Từ An 07/10/2014 12:26:11
Chúng con vô cùng tự hào về Thầy Nhật Từ
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập