Thái Nguyên: Lễ Công Bố Quyết Định Bổ Nhiệm Trụ Trì Chùa Hương Quang (Trinh Nữ)

Đã đọc: 2399           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 21/6/2014 ( Nhằm ngày 24 tháng 5 năm Giáp ngọ ) Chùa Hương Quang ( Trinh Nữ ) xã Tân Hương huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức lễ Công bố quyết định Bổ nhiệm Trụ trì của sư cô Thích Nữ Chơn Mẫn.

Về tham dự và chứng minh có TT Thích Thanh Hiện UV HĐTS TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên; Đ Đ Thích Nguyên Thành UV HĐTS TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên, Đ Đ Thích Đạo Quảng, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Đ Đ Thích Thanh Thắng phó BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; Sư cô Thích Đàm Tâm phó TT BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên cùng chư Tôn đức Tăng ni trong và ngoài tỉnh cùng về tham dự và chúc mừng.

Về phía chính quyền có ông: Lương Văn Thành, Trưởng phòng ANXH Công an tỉnh Thái Nguyên; ông Đặng Đình Sáng BT Đảng ủy, CT HĐND xã Tân Hương; ông Nguyễn Tiến Dân phó BT Đảng ủy CT UBND xã Tân Hương; ông Nguyễn Minh Tân UV Ban Thường vụ, phó CT UBND xã; ông Bùi Xuân Hưng phó CT HĐND xã; cùng các Ông bà đại diện các cấp Chính quyền Huyện Phổ Yên, xã Tân Hương, Thôn sở tại và đông đảo bà con Nhân dân Phật tử cũng về dự và chúc mừng.

Quê tôi có gió bốn mùa

Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm

Vâng quả đúng như vậy phật giáo được truyền vào dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ II đầu thế kỷ thứ III trải suốt hơn 2 nghìn năm lịch sử. Đạo phật đã tồn tại và phát triển trên khắp lãnh thổ việt nam có lúc đạo phật được coi là quốc đạo như thời Lý-Trần. Đạo phật đã gắn bó hoà hợp cùng dân tộc trên suốt chặng đường dài phát triển xây dựng và bảo vệ đất nước, phật giáo luôn song hành cùng bước tiến của xã hội từ khi  đạo phật có mặt trên đất nước Việt Nam thì chùa chiền cũng hiện diện khắp nơi đáp ứng nhu cầu truyền giáo, nhu cầu tín ngưỡng tinh thần của nhân dân. Từ đó chùa trở thành chỗ nương tựa tinh thần và biểu tượng đạo đức xã hội Việt Nam có những ngôi chùa có mặt một cách khiêm tốn hài hoà trong lòng thôn xóm, được sự chăm sóc và tôn trọng của dân làng và đã trở thành Chùa Làng, có những ngôi chùa  được xây dựng nguy nga đẹp đẽ kiến trúc độc đáo biểu tượng cho văn hoá nghệ thuật kiến trúc của dân  tộc.

Chùa chiền Việt Nam đã thực hiện xứ mạng của mình là giáo dục, đạo lý làm người, xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội, bảo tồn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

Dân gian ta thường có câu:

Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái, như chùa không sư

Chính vì những lẽ trên, nhân dân , Phật tử cùng hai giới các cụ  đã làm đơn xin phép Giáo hội cũng như các cấp chính quyền để xin sư cô Thích Nữ Chơn Mẫn về trụ trì. Thật là một duyên lành với địa phương, Sư cô đã nhận lời mời và thực hiện lời Phật dạy, : "Này các tỳ khiêu hãy ra đi thuyết giảng vì lợi ích cho chư thiên và loài người " hay "phục vụ chúng sinh tức là cùng dàng chư Phật ". Với bản nguyện của Sư cô:

Nguyện đen thân xác mọn này

Tô bồi đạo pháp, dựng xây đạo tràng

Cúng dàng tam bảo nghiêm trang

Cho đời, cho đạo ngày càng đẹp tươi

Người người no ấm thảnh thơi

Thế gian hạnh phúc nơi nơi thái bình

 

Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm, long trọng cộng với niềm vui vô tận của các Phật tử địa phương, Được sự cho phép của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên, cùng các cơ quan ban nghành đã đồng ý chấp và bổ nhiệm Sư cô Chơn Mẫn về Trụ trì chùa Hương Quang ( Trinh Nữ ) xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xin giới thiệu chùm ảnh được ghi nhận từ buổi lễ:


































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
Đặng Thành Long 26/01/2017 20:20:24
Tôi xin có ý kiến nhỏ với người viết bài này một chút: Từ thời xa xưa, hay nói đúng hơn là từ khi tôi lớn lên, chùa Trinh Nữ vẫn chỉ có tên gọi là chùa Trinh Nữ chứ chưa từng bao giờ có tên gọi là chùa Hương Quang, không biết người viết lấy tư liệu ở đâu ra ? Đã có lần nhà chùa làm biển tên chùa ở cổng ghi là Hương Quang Tự đã bị cán bộ và nhân dân sở tại kịch liệt phản đối và yêu cầu dỡ bỏ...vậy mong tác giả bài viết nghiên cứu kỹ lưỡng và có ý kiến phản hồi tới bạn đọc, bởi vì thay đổi tên của một địa danh lịch sử không đơn thuần chỉ một hội nghị hay một sự kiện nào đó mà có thể thay đổi được, càng không thể theo ý kiến của một cá nhân hoặc một tổ chức liên quan nào mà có thể thay đổi được.....rất mong sự lưu tâm của tác giả và tòa soạn !
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập