Chiêu sinh khoá Phạn ngữ sơ cấp trực tuyến tháng 10, 2022

Đã đọc: 696           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Deadline: 21.09.2022

Trách nhiệm tổ chức và hỗ trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, CHLB Đức.

Giáo thụ: Tiến sĩ Cổ Ấn-độ học Đỗ Quốc-Bảo, Đại học Heidelberg, viện Nam Á (và những trợ giảng).

Tài liệu học: Giáo Trình Phạn Văn của Thomas Lehmann và Đỗ Quốc-Bảo. Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt, nhưng vì đặc tính của Phạn ngữ, nhiều thuật ngữ tiếng Anh hoặc Hán cũng được dùng (xem thêm phần Điều kiện tham dự bên dưới). Sách hiện tại có thể được mua tại VN. Học viên hải ngoại có thể nhờ người thân đặt mua, hoặc tự in từ bản PDF được cung cấp sau.

Phương tiện: Học trực tuyến qua Zoom. Buổi giảng dạy sẽ được thu âm và học viên có thể hạ tải để nghe lại.

Thời gian học: Bắt đầu tháng 10 năm 2022 (ngày chính xác sẽ được công bố sau) đến tháng 9. 2023. Mỗi tuần một lần hai tiết 2 × 45 = 90min. Mỗi nhóm học sẽ không có trên 10 học viên. Nếu số học viên vượt quá số tối đa này thì sẽ được phân làm 2, hoặc 3 nhóm.

Tốc độ và trình độ dạy/học: Theo Đại học châu Âu, đặc biệt là CHLB Đức (Đại học Heidelberg). Giáo trình sơ cấp bao gồm hai học kì (thu/đông A và xuân/hạ B) và học viên chỉ được nhận chứng chỉ sau khi học cả hai phần A và B và thi tổng kết có kết quả tốt, đạt tiêu chuẩn, và chỉ được tham dự khoá B khi đã thi đậu kì thi sau khoá A.

Học phí: Chương trình dạy/học Phạn ngữ này được thực hiện dưới sự tán trợ của Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN qua chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc. Học phí là 2 × 500 = 1000 $, được đóng hai lần, lần thứ nhất sau 6–7 tuần học trắc nghiệm thuộc phần đầu và lần thứ hai sau khi thi giữa khoá, bắt đầu phần thứ hai của khoá học.

Chứng chỉ: Sau khi học và thi đỗ kì thi cuối khoá thì học viên sẽ nhận chứng chỉ đã học thành công khoá Phạn ngữ sơ cấp từ Ban Hoằng Pháp và Giáo thụ Đỗ Quốc-Bảo.

***

Theo kinh nghiệm thì giáo trình này rất khó cho đại đa số học viên Việt Nam vì những khái niệm ngôn ngữ Ấn-Âu cổ rất xa lạ. Tuy vậy, “rất khó” không đồng nghĩa với không thể học được, nhưng muốn học có kết quả tốt thì phải thật sự nỗ lực chuyên cần. Tuy chỉ lên lớp 90min mỗi tuần nhưng nếu làm hết những bài tập đi kèm và đọc/học những bài lí thuyết trước thật kĩ để hiểu đúng thì thời gian chuẩn bị cho 90min/tuần này có thể chiếm cả mấy ngày học trước đó.

Khung thời gian học dự định sẽ nằm giữa 16:00 và 21:00 giờ Việt Nam vào một (hoặc hai) ngày nhất định trong tuần cho mỗi nhóm học. Tuy nhiên, vì chưa rõ số người tham dự học cũng như tỉ lệ người học ở VN so với tỉ lệ người ở những nước khác nên khung thời gian này có thể được biến đổi.

Tóm tắt chương trình học.

Giáo trình này bao gồm 40 bài học với phần bài tập đi kèm có tiến độ tương đối đều đặn. Từ bài 1 đến bài 7 thì các câu văn tiếng Phạn còn được ghi dưới cả hai dạng, Devanāgarī và dạng phiên âm La-tinh. Kể từ bài 8 trở đi thì chỉ còn những câu văn chữ Devanāgarī cho nên sinh viên phải nhanh chóng làm quen với chữ viết này và các dạng liên tự để không bị sốc khi bước sang bài 8. Việc tối kị là không đọc thẳng chữ Devanāgarī mà lại kí âm La-tinh trước khi đọc dịch, vì việc này rất tốn thời gian và làm giảm tốc độ học và hiểu bài sau này. Sau một học kì thì có một bài kiểm và cuối khoá học sẽ có một kì thi kết thúc tổng quát.

Trong các Đại học châu Âu, khoá Phạn văn sơ cấp được dạy trong hai học kì, đông và hè, tổng cộng chỉ khoảng 9 tháng, trong khi khoá Phạn văn dạy bằng tiếng Việt này được dạy trong trọn một năm. 3 tháng thời gian có thêm này sẽ được dùng để làm hết tất cả những bài tập có trong giáo trình (sinh viên Đức chỉ làm khoảng 2/3 bài tập) và trau dồi thật kĩ ngữ pháp và cú pháp. Tất cả những bài tập đều phải được dịch qua và kiểm soát từng câu một. Mục lục của Giáo trình Phạn văn có thể được xem qua theo liên kết này:

https://www.facebook.com/baotichratnakarah/posts/167148162122468 hoặc có được qua điện thư (địa chỉ điện thư bên dưới) theo yêu cầu.

Điều kiện tham dự khoá học.

  1. Cử nhân hoặc đang trong chương trình cử nhân Đại học. Tuy nhiên, một giới hạn phải được nhắc ở đây là khoá Phạn văn sơ cấp này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian học. Việc học khoá sơ cấp này song song với khoá Phật học cao cấp hoặc một chương thạc sĩ hoặc tiến sĩ khác có lẽ không thành công.
  2. Nên nắm vững một trong ba sinh ngữ Anh, Pháp hoặc Đức, tối thiểu là có khả năng đọc trôi chảy những chuyên luận về Phạn ngữ và sử dụng những bộ từ điển Phạn-Anh, Phạn-Đức hoặc Phạn-Pháp. Nếu chưa nắm vững nhưng vẫn tha thiết tham dự thì song song với khoá học, học viên nên/phải trau dồi kiến thức của một trong ba ngôn ngữ được đề cập trên.
  3. Trình độ Việt ngữ: Biết chút ít Hán văn trong ý nghĩa hiểu rõ những từ xuất phát từ Hán ngữ và đã trở thành Hán-Việt là một điều thuận lợi vì cách dùng thuật ngữ ngôn ngữ học trong những tài liệu dạy đa phần y cứ vào thuật ngữ Hán-Việt. Nếu chưa có khả năng như vậy thì nên trau dồi thêm trong khi học khoá Phạn ngữ này.
  4. Vì bản chất phức tạp, khó và xa lạ của Phạn ngữ nên người học phải tập trung cao độ và siêng năng học tập. Nên tính với thời gian ít nhất là từ hai đến ba ngày ròng rã trong tuần để học Phạn văn mới có kết quả. Sau khoảng 10 (/40) bài học thì mới có thể có chút quen thuộc với ngôn ngữ này và cách học nó. Học viên nên đặc biệt lưu ý đến điều này trước khi ghi danh học.
  5. Sau khi ghi danh thì tất cả những học viên, tu sĩ cũng như cư sĩ, sẽ được tham dự khoá học trắc nghiệm trong 6–7 tuần đầu. Hai bài đầu nói về ngữ âm học và hệ thống động từ và danh từ tiếng Phạn sẽ được Dr. Đỗ Quốc-Bảo dạy, bài 3–6 sẽ được trợ giảng đảm nhận và các vị này sẽ trắc nghiệm học lực của các học viên. Sau thời gian trắc nghiệm, ban tổ chức sẽ chọn người học và thu học phí bán phần đầu. Như kinh nghiệm từ khoá học vừa qua cho thấy thì sau đúng khoảng thời gian nêu trên thì học viên cũng tự biết được là có khả năng theo đuổi sự nghiệp Phạn ngữ hay không. Kể từ bài 7 trở đi Dr. Đỗ Quốc-Bảo sẽ đảm nhận việc dạy cho đến cuối khoá sơ cấp.
  6. Tu sĩ có năng khiếu và khả năng học lâu dài để sau này góp phần vào công trình phiên dịch Đại tạng kinh Phạn-Việt có thể làm đơn xin hỗ trợ học phí (cách làm sẽ được thông báo sau thời gian trắc nghiệm). Cư sĩ nhìn chung không được hưởng chế độ này, nhưng những ai đặc biệt có tài năng và phát nguyện hỗ trợ công trình làm Phạn-Việt Đại Từ Điển và phiên dịch sau này thì sẽ được xem xét lại. Trong thời gian học thử nghiệm, tất cả học viên nên cho thấy năng khiếu và nhiệt tâm của mình để ban tổ chức dễ phán đoán.
  7. Số lượng người học thử nghiệm — sau khi thông qua những thủ tục duyệt hồ sơ thường lệ — không hạn chế, nhưng kể từ bài 7 trong khoá học này, ban tổ chức chỉ chọn 20 học viên được học chính thức trong hai lớp.
  8. Thời gian học chính xác sẽ tuỳ thuộc vào tỉ lệ học viên ở tại Việt Nam và hải ngoại, nhưng sẽ nằm trong một trong ba ngày từ thứ Hai đến thứ Tư mỗi tuần.
  9. Sau khi liên lạc ghi danh qua điện thư: ratnakuta@googlemail.com thì những thủ tục cần thiết tiếp theo sẽ được cho biết.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập